Khái niệm cấp bậc công nhân

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 30 - 32)

Cấp bậc công nhân là trình độ lành nghề của công nhân theo từng bậc (từ bậc thấp đến bậc cao). Cấp bậc công nhân được đưa vào nội dung tiêu biểu cấp bậc kỹ thuật để xác định trình độ lành nghề của công nhân mà thực chất là xác định khả năng lao động của công nhân để bố trí, sử dụng hợp lý theo yêu cầu của công việc.

5.1.2. Phân loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

Có 2 loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất được xây dựng chung cho các nghề trong toàn quốc như: Nghề tiện, phay, bào, khoan..

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành được xây dựng cho từng ngành may, da giày, lâm nghiệp..

31

- Các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành phản ánh tính đặc thù của ngành và không áp dụng được cho ngành khác.

Ví dụ: Công nhân bảo dưỡng lắp ráp máy bay

- Các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho nghề công việc chưa có trong danh mục nghề công việc được Nhà nước hoặc ngành quy định tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, công việc này do doanh nghiệp ban hành và chỉ có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp.

5.1.3. Ý nghĩa tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là một yếu tố quan trọng của chế độ tiền lương cấp bậc với ý nghĩa sau:

- Thước đo đánh giá trình độ lành nghề của công nhân;

- Cơ sở để xác định khung bậc lương của từng nghề và xây dựng thang lương, bảng lương cho công nhân các ngành, nghề hoặc công việc khác nhau. Thang lương, bảng lương nhiều hay ít bậc phải xuất phát từ mức độ phức tạp về kỹ thuật sản xuất, tính chất lao động của nghề.

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ xác định trả lương theo công việc;

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật dùng để tính đơn giá tiền lương theo sản phẩm, là một trong những biện pháp để kế hoạch hóa quỹ tiền lương và quản lý quỹ tiền lương.

- Là cơ sở để kiểm tra trình độ lành nghề và xếp bậc lương công nhân, nâng bậc lương cho công nhân.

- Làm cơ sở để phân công, bố trí sử dụng công nhân hợp lý. Thông qua tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đánh giá được mức độ phức tạp công việc và xác định cấp bậc công việc theo yêu cầu làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bố trí lao động hợp lý, vì một trong những yêu cầu của tổ chức lao động là cấp bậc công nhân phải phù hợp với cấp bậc công việc.

32

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ để định mức lao động đúng đắn, chính xác; xác định đối tượng xây dựng các mức lao động (mức sản lượng, mức thời gian, mức phục vụ..);

- Cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ chính để xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, đào tạo lại nghề công nhân cho xã hội, cũng như đối với từng doanh nghiệp theo các nhu cầu khác nhau và là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, bổ túc nâng cao tay nghề cho công nhân như: xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, bài giảng..;

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo trình độ lành nghề của công nhân, do vậy đây chính là mục tiêu để công nhân cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và tay nghề.

5.1.4. Nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật gồm hai phần chính: Phần quy định chung và phần quy định cụ thể (Phần quy định trình độ công nhân ở mỗi bậc).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TẬP BÀI GIẢNG TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)