SINH VIÊN HỌC NGHỀ
1. Các điều kiện ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề sinh viên học nghề
1.1. Điều kiện thể chất của sự phát triển
Học sinh, sinh viên học nghề có độ tuổi từ 16 - 20. Đây là độ tuổi ở thời kì thanh niên mới lớn (còn đƣợc gọi là tuổi thanh xuân) và đặc biệt ở đầu thời kì thanh niên trƣởng thành. Phần lớn các em đã tốt nghiệp trung học phổ thông, một số ít sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có tham gia lao động ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hoặc vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự để vào học ở các trƣờng nghề (trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề).
Ở lứa tuổi này, nam nữ thanh niên không có sự khác biệt quá nhiều về cơ thể so với ngƣời lớn đã trƣởng thành. Sự phát triển của bộ xƣơng đã đƣợc hoàn thiện. Các bắp cơ phát triển và có sự thay đổi khá nhanh ở thời kì đầu lứa tuổi thanh niên và chậm lại về sau. Trọng lƣợng của cơ thể tăng nhanh, đặc biệt ở các nam thanh niên. Cuối thời kì này, sự tăng lên về lƣợng của các mô và các cơ quan hầu nhƣ kết thúc.
Hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thƣờng. Sự không cân đối giữa trạng thái của các mạch máu với hoạt động của tim cũng mất dần. Ở tuổi này, thanh niên học nghề vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự thể hiện của nó nói chung giống nhƣ ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lí mà còn do cách sống của các em nhƣ không giữ điều độ trong học tập, vui chơi, sử dụng các chất kích thích …
Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm nhƣ trong cấu trúc tế bào não của ngƣời lớn. Số lƣợng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên. Điều này tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp … của vỏ bán cầu đại não trong quá trình lao động và học tập. Do đó, thanh niên dễ dàng tiếp thu kiến thức và hình thành các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cần thiết.
Đây là thời kì trƣởng thành về mặt giới tính. Đa số các em đã qua thời kì phát dục và chấm dứt sự khủng hoảng của thời kì phát dục để chuyển sang thời kì ổn định hơn.
Vào cuối thời kì trƣởng thành, thanh niên có độ nhạy cảm cao nhất về nghe, nhìn, có sự phối hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động của cơ thể.
Nhìn chung, học sinh, sinh viên học nghề là những ngƣời ở độ tuổi sung sức, có thể chất phát triển nhất trong cuộc đời. Các điều kiện về thể chất trên tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên học nghề tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
1.2. Điều kiện xã hội của sự phát triển
Trong gia đình, vị trí của thành niên học nghề hoàn toàn khác trƣớc. Các em không chỉ tham gia bàn bạc với cha mẹ và anh chị em về một số công việc chủ yếu của gia đình mà còn có thể trực tiếp giải quyết các công việc, nhất là những công việc đòi hỏi sức lực lớn. Do đƣợc ngƣời lớn tôn trọng và tin tƣởng hơn vào khả năng của lứa tuổi này, nên các nhiệm vụ gia đình trao cho thanh niên mang tính chất gợi ý để các em chủ động, tự lập thực hiện. Vì vậy, quan hệ của ngƣời lớn với thanh niên trong gia đình không phải là quan hệ áp đặt từ trên xuống.
Thanh niên đã xác định đƣợc vị trí của bản thân cũng nhƣ mối quan hệ giữa mình với mọi ngƣời và có ý thức thực hiện theo các yêu cầu của mối quan hệ đó. Thanh niên đã có khả năng nhận xét tinh tƣờng về các hành vi của ngƣời lớn trong gia đình và biểu hiện thái độ của bản thân qua các ý kiến và nhận xét riêng.
Thanh niên học nghề thƣờng sống xa gia đình và phải tự lập nhiều. Tuy vậy, thanh niên học nghề vẫn còn phụ thuộc vào gia đình, nhất là về mặt kinh tế.
Ở ngoài xã hội, thanh niên học nghề là công dân thực thụ của một đất nƣớc với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trƣớc pháp luật. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trƣớc Bộ luật hình sự, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật hôn nhân gia đình … Với ý nghĩa trên thì xã hội coi thanh niên học nghề là một thành viên chính thức, một ngƣời trƣởng thành. Do vậy, yêu cầu đặt ra với thanh niên học nghề cũng cao hơn và phong phú hơn trƣớc đây.
Quá trình học tập ở các trƣờng dạy nghề đòi hỏi thanh niên học nghề phải tách khỏi gia đình và gắn liền với tập thể trong mọi hoạt động. Vì vậy, thanh niên học nghề phải điều chỉnh các hành vi, cử chỉ của mình cho thích hợp với cuộc sống tập thể. Đây là thời kì chuẩn bị để học sinh, sinh viên chuyển hóa từ ngƣời học nghề trở thành ngƣời lao động thuộc các lĩnh vực ngành nghề trong tƣơng lai.