3. Các yếu tố tác động tới lao động nghề nghiệp
3.3. Màu sắc trong lao động
Trong việc tổ chức quá trình lao động một cách hợp lí, việc hợp lí hoá chế độ lao động và nghỉ ngơi giữ vai trò rất quan trọng, nhƣng hoàn toàn không phải là biện pháp duy nhất. Việc đƣa yếu tố màu sắc vào sản xuất cũng là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động.
Các công trình nghiên cứu sinh lí học và tâm lí học hiện đại cho thấy, con ngƣời thu nhận một khối lƣợng các ấn tƣợng nhiều nhất qua cơ quan thị giác. Vì vậy, thẩm mỹ hoá môi trƣờng xung quanh cần đƣợc thực hiện làm sao để có thể tác động trƣớc hết tới tâm lí con ngƣời qua sự tri giác.
3.3.1. Ảnh hưởng của màu sắc tới cơ thể con người
Màu sắc là một trong những phƣơng tiện gây tác động xúc cảm đến con ngƣời mạnh nhất. Từ lâu, ngƣời ta đã thấy đƣợc sự tác động của màu sắc đến sinh lí và tâm lí con ngƣời. Từ năm 1910, A.Stein đã chú ý ảnh hƣởng gây trƣơng lực chung của một số màu sắc (đỏ, da cam …) tới cơ thể con ngƣời. Sau này, ngƣời ta nhận thấy, sản lƣợng làm ra dƣới sự chiếu sáng của màu xanh lá cây lớn hơn so với chiếu sáng bằng màu đỏ. Màu sắc có ảnh hƣởng tới các chức năng sinh lí và tâm lí của con ngƣời.
Ánh sáng có màu ảnh hƣởng nhất định tới tốc độ của các phản ứng cảm giác vận động của con ngƣời: Màu đỏ làm tăng các phản ứng đơn giản lên 1,4% và các phản ứng phức tạp lên 5-6%, màu xanh lá cây làm giảm nhẹ; màu tím làm giảm rõ rệt tốc độ của các phản ứng.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy, độ lớn, thể tích, trọng lƣợng của đồ vật đƣợc xác định dƣới ánh sáng màu đỏ sẽ kém chính xác hơn dƣới ánh sáng màu lục lam. Tƣơng tự, nếu môi trƣờng màu lục lam làm tăng độ chính xác của việc thực hiện công việc thì màu đỏ lại tác động nhƣ là một vật kích thích làm tăng sự căng thẳng của bắp thịt.
Ngƣời ta thƣờng nói đến những màu lùi xa, lại gần. Ví dụ: màu
lam tạo cảm giác không gian đƣợc tăng rộng, nó tựa nhƣ lùi về phía sau; ngƣợc lại, màu nâu tạo cảm giác tựa nhƣ nhô ra phía trước.
Thứ 2: Màu sắc ảnh hƣởng tới tâm lí của con ngƣời
Về tác động tâm lí, màu sắc cũng có những màu nặng và màu nhẹ: những màu tối, sẫm thƣờng tạo cảm giác nặng hơn so với các gam màu sáng.
Màu sắc có ảnh hƣởng tới sự tri giác độ nóng và lạnh. Ngƣời ta phân biệt các màu nóng (đỏ, da cam, vàng …) gây nên ấn tƣợng về sự nóng và các màu lạnh (lam, chàm …) gây ấn tƣợng lạnh. Bằng những màu tƣơng ứng, có thể làm thay đổi nhiệt độ trong phòng một phần nào, hơn nữa những thay đổi đó có thể là khá cơ bản đối với ngƣời lao động.
Màu sắc ảnh hƣởng tới trạng thái tâm lí và tâm trạng của con ngƣời. Nhìn chung, con ngƣời thƣờng có tâm trạng tƣơng ứng với các màu sắc nhƣ vui, buồn, hoan hỉ, rầu rĩ.
Màu sắc cũng có tác động chung tới hoạt động của con ngƣời. Màu đỏ, vàng, cam kích thích, nâng cao hoạt tính của con ngƣời. Các màu tím, lam làm cho con ngƣời trở nên trầm tĩnh, dẫn đến tính thụ động. Do đó, ngƣời ta thƣờng nói đến những màu tích cực và màu tiêu cực. Một số màu không có thuộc tính ấy đƣợc xếp vào loại màu trung tính. Mức độ tác động kích thích của màu sắc tƣơng ứng với thứ tự của 7 màu quang phổ mặt trời (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).
Các tác động tâm lí trên đây của màu sắc đƣợc giải thích bằng đặc trƣng của sự tác động đến con ngƣời của các sự vật, hiện tƣợng quen thuộc của hiện thực khách quan cùng với những màu sắc đƣợc đặc trƣng cho chúng (màu đỏ đƣợc liên tƣởng với màu của lửa và máu, màu da cam và vàng đƣợc liên tƣởng với màu của mặt trời, màu lam - màu của bầu trời, màu lục - màu của cây cỏ …).
Nhƣ vậy, màu sắc không chỉ ảnh hƣởng đến tình trạng sức khoẻ và sự cân bằng tâm sinh lí của con ngƣời mà còn ảnh hƣởng tới những thành tích lao động cả về mặt số lƣợng lẫn mặt chất lƣợng.
3.3.2. Chức năng của màu sắc
Màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Màu sắc tạo ra những điều kiện tối ƣu cho tri giác nhìn và cho hoạt động lao động. Màu sắc làm sạch sẽ phòng làm việc. Màu sắc góp phần nâng cao an toàn lao động. Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc là một trong những phƣơng tiện của kĩ thuật an toàn lao động. Màu sắc làm giảm sự tác động không có lợi của các nhân tố thuộc môi trƣờng vật lí nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí …. Màu sắc hạ thấp phần nào tác động không thuận lợi của tiếng ồn và có ảnh hƣởng tích cực tới tâm trạng của công nhân.
3.3.3. Để tạo ra một môi trường màu sắc tối ưu cho chỗ làm việc, cần lưu ý đến một số yêu cầu sau:
- Các màu sắc có sự khác nhau rất lớn về hệ số phản chiếu. Để có đƣợc ánh sáng đồng đều, hệ số chiếu sáng nên là:
o Trần nhà: 70% - 80%
o Tƣờng xung quanh: 50% - 60%
o Đồ gỗ và máy móc: 50% - 60%
o Tấm lát sàn: 30% - 50%
- Đối với những bức tƣờng phía trong của phòng làm việc nên sử dụng những màu không làm phân tán sự chú ý (màu ghi, màu ve xanh).
- Nên sử dụng những gam màu nóng (màu kem, màu hồng) cho những phòng lạnh và gam màu lạnh (xanh) cho những phòng bị làm nóng.
- Các màu của tƣờng phòng làm việc và màu của máy nên tƣơng phản nhau. Ví dụ: Nếu tƣờng của phòng làm việc là màu vàng nhạt, máy nên là lục nhạt; Tƣờng của phòng làm việc có màu kem, màu be, máy nên có màu lam nhạt.
- Máy móc phải đƣợc chiếu sáng nhƣ thế nào đó để những bộ phận quan trọng phải đƣợc nhìn thấy rõ nhất.
- Máy phải đƣợc sơn những màu khác nhau: Bộ phận động cơ, sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu đỏ, vàng, da cam còn thân máy sơn
- Các bộ phận điều khiển phải đƣợc mã hoá bằng màu sắc để dễ phân biệt và dễ đồng nhất.
- Trong những phân xƣởng tự động hoá, nên sử dụng màu nóng để giữ mức độ cảnh giác, đối với tƣờng và nền nhà nên sơn màu vàng nhạt ở các gam màu khác nhau kết hợp với các yếu tố trang trí màu da cam. Máy và các bảng điều khiển sơn màu lục vì đây là màu bão hoà có hệ số phản chiếu từ 50-60%, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân biệt. Ở bảng điều khiển, màu sắc truyền thông tin bằng các bóng đèn hiệu, ngƣời ta đặt ra một số yêu cầu sau:
o Đối với những thao tác yêu cầu tốc độ tri giác lớn sẽ sử dụng các tín hiệu màu đỏ, vàng, da cam.
o Đối với những thao tác yêu cầu một giai đoạn tiềm tàng lớn hơn sẽ sử dụng các tín hiệu màu lục, lam.
o Phân nhóm theo từng khu vực cho các tín hiệu bằng ánh sáng ở khoảng cách phù hợp để tránh sự chống chéo của các vùng nhầm lẫn màu sắc.
o Thời gian xuất hiện của các tín hiệu màu tuỳ thuộc vào chỉ số tính dễ nhìn thấy của màu. Chẳng hạn, một tín hiệu có ánh sáng màu vàng sẽ có thời gian xuất hiện ngắn hơn, còn tín hiệu màu lam hay màu đỏ sẽ có thời gian xuất hiện dài hơn.
o Nhằm làm tăng trí nhớ và sự chú ý qua đó góp phần ngăn ngừa các tai nạn lao động đối với các ống dẫn, ngƣời ta sử dụng một mã màu sắc: ống dẫn nƣớc có màu ghi hoặc màu đen, ống dẫn các dung dịch hoá chất độc hại sơn màu vàng, ống dẫn ga và chất nổ sơn màu đỏ, ống dẫn nhiên liệu lỏng sơn màu lam.
Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu chức năng tại nơi làm việc sẽ tạo ra một trạng thái thuận tiện về mặt tri giác và tâm lí. Điều đó sẽ góp phần làm giảm hiện tƣợng mệt mỏi sớm và tăng năng suất lao động. Màu Hiệu ứng sinh lí Hiệu ứng tâm lí Hệ số phản chiếu của ánh sáng Ý nghĩa trong công việc
Đỏ Tăng huyết áp, tăng trƣơng lực cơ, tăng hô hấp. Màu nóng, kích thích, cảm giác gần, hông yên tĩnh. 13% Nguy hiểm bức xạ: năng lƣợng nguyên tử, cháy, dừng lại.
Da cam Tăng nhịp tim, giữ huyết áp, tạo điều kiện thuận lợi tiết dịch dạ dày. Màu rất nóng, cảm giác rất gần, kích thích, hoạt hoá. 25% Nguy hiểm gắn với nhiệt độ cao: thông báo chú ý - nguy hiểm. Vàng Ảnh hƣởng đến chức năng bình thƣờng của hệ thống tim mạch, thần kinh mắt và thần kinh. Màu rất nóng, vui, năng động, cảm giác gần.
75% Nguy hiểm cơ học, sơn những vật sắc nhọn, sơn động cơ máy, sơn các điểm nguy hiểm, thông báo chú ý, Lục Giảm huyết áp, buồn ngủ. Màu rất lạnh, rất trầm, cảm giác xa. 52% Màu an toàn, thông báo an toàn.
Lam Giảm huyết áp, giảm trƣơng lực cơ, giảm hô hấp và nhịp tim. Màu lạnh, nghỉ ngơi, trầm, cảm giác xa nếu quá sẽ dẫn đến trầm uất. 35% Tạm thời không nguy hiểm, thông báo cho phép cầm nhƣng cần chú ý. Tím Tăng độ chịu đựng về tim mạch, tăng độ chịu đựng của phổi. Màu lạnh, kích thích, không yên tĩnh, cảm giác gần rất mạnh. -
Bảng 7: Bảng các hiệu ứng, tương quan phản chiếu và ý nghĩa của các màu
Khi sử dụng màu sắc trong trƣờng học cần lƣu ý: Học sinh tiểu học ƣa thích nhất các màu sáng chói và nguyên chất; ở các giai đoạn lứa tuổi sau, học sinh thích màu có sắc điệu lạnh và phức tạp. Đây là cơ sở khoa học dùng để sơn các công cụ trong xƣởng, trƣờng, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang trí lớp học. Trồng cây xanh làm cho quang cảnh trƣờng học đƣợc tƣơi mát, cung cấp bóng mát và không khí trong lành.
3.4. Tiếng ồn
- Mức độ tiếng ồn tăng 5db: Năng suất lao động giảm 5%.
- Làm việc ở nơi thƣờng xuyên có tiếng ồn dễ mắc bệnh viêm tai, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh, loét dạ dày.
Mức độ cho phép của tiếng ồn trong lao động sản xuất đƣợc quy định nhƣ sau:
- Tiếng ồn tần số thấp tới 90db. - Tiếng ồn tần số trung bình tới 75db. - Tiếng ồn tần số cao tới 65db.
Mức độ tiếng ồn không cho phép trong lao động sản xuất: - Tiếng ồn tần số thấp trên 115db.
- Tiếng ồn tần số trung bình trên 100db. - Tiếng ồn tần số cao trên 90db.
Để chống tiếng ồn, trong lao động sản xuất ngƣời ta sử dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng vật liệu hấp thụ âm trong kiến trúc, các thiết bị, trong quá trình kĩ thuật.
- Thay đổi công nghệ sản xuất.
- Bố trí các thiết bị ồn nhất trong khu vực riêng, đặt hệ thống điều khiển và quan sát trong các địa điểm cách xa.
- Trang bị bảo hộ cho những ngƣời làm việc ở nơi có tiếng ồn: Loại bao tai chống tiếng ồn làm bằng su nhẹ, chất dẻo, thủy tinh sợi, nhựa ebonit.
- Hạn chế sự lan truyền tiếng ồn trong phạm vi chỗ làm việc bằng các vật liệu cách âm. Cụ thể:
o Tấm gỗ dày làm giảm cƣờng độ tiếng ồn 17db.
o Đá lát dày 6mm làm giảm cƣờng độ tiếng ồn 20db.
o Thủy tinh dày 4mm làm giảm cƣờng độ tiếng ồn 28db.
o Vách nứa dày 60mm làm giảm cƣờng độ tiếng ồn 48db.
o Vách nứa dày 110mm làm giảm cƣờng độ tiếng ồn 51db.
o Trồng cây xung quanh nhà.