Chí và hành động ý chí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 96 - 100)

3. Các phẩm chất của nhân cách

3.2. chí và hành động ý chí

3.2.1. Ý chí

3.2.1.1. Khái niệm ý chí

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên trong và bên ngoài.

Ý chí đƣợc coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, ở đó con ngƣời tự giác đƣợc mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn đƣợc các biện pháp vƣợt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra. Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con ngƣời. Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cƣờng độ ý chí mạnh hay yếu mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa của mục đích mà ý chí nỗ lực vƣơn tới.

3.2.2.2. Các phẩm chất cơ bản của ý chí - Tính mục đích:

Là kĩ năng biết đặt ra những mục đích gần hoặc xa, cụ thể hay toàn bộ cho hoạt động và đời sống của con ngƣời, biết làm cho hành vi của mình phục tùng các mục đích đó.

Tính mục đích của ý chí là phẩm chất đặc biệt quan trọng của ý chí, nó cho phép con ngƣời điều chỉnh hành vi hƣớng vào mục đích tự giác.

Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, vào nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.

- Tính độc lập:

Là năng lực quyết định và thực hiện những hành động đã dự định của con ngƣời.

Ngƣời có tính độc lập không phải là ngƣời bảo thủ, độc đoán. Họ là những ngƣời có quan điểm, chính kiến rõ ràng đối với những suy nghĩ và hành động của mình dựa vào vốn tri thức, kinh nghiệm đã đƣợc tích lũy.

- Tính bền bỉ:

Là phẩm chất cần thiết cho mọi hoạt động thể hiện ở kĩ năng đạt mục đích đề ra cho dù con đƣờng đi tới kết quả có lâu dài, gian khổ.

Tính bền bỉ khác tính lì lợm, ƣơng ngạnh: Đó là những ngƣời không có khả năng từ bỏ các quyết định sai lầm của mình.

- Tính tự chủ:

Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì đƣợc sự kiểm soát các hành vi và làm chủ đƣợc những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi ngƣời.

Tính tự chủ giúp con ngƣời khắc phục đƣợc tính cục cằn và các trạng thái tâm lí khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài nghi …).

3.2.2. Hành động ý chí

3.2.2.1. Khái niệm hành động ý chí

Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

3.2.3.2. Đặc điểm hành động ý chí

Nguồn gốc kích thích hành động ý chí không trực tiếp quyết định hành động bằng cƣờng độ vật lí mà thông qua cơ chế động cơ hoá hành động trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không.

Hành động ý chí có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức. Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phƣơng tiện và biện pháp tiến hành. Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

3.2.3.3. Cấu trúc của hành động ý chí

Một hành động ý chí thƣờng gồm có ba giai đoạn cơ bản sau:

Giai đoạn chuẩn bị:

Giai đoạn này gồm các khâu:

- Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động.

- Lập kế hoạch, lựa chọn phƣơng tiện và phƣơng pháp hành động. - Quyết định hành động.

Giai đoạn thực hiện:

Sự thực hiện hành động diễn ra theo hai hình thức: - Thực hiện hành động bên ngoài.

- Hành động ý chí bên trong.

Khi mục đích đã đạt đƣợc, những khó khăn đã đƣợc khắc phục, con ngƣời cảm thấy đƣợc thoả mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến hành những hoạt động mới, những thành công mới.

Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động:

Sau khi hành động ý chí đã đƣợc thực hiện, con ngƣời bao giờ cũng đánh giá kết quả của hành động đã đạt đƣợc. Việc đánh giá này là cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này đƣợc biểu hiện trong những phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ hoặc lên án những quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thƣờng xảy ra cùng với những rung cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, hối hận. Sự đánh giá tốt thƣờng xảy ra cùng với những rung cảm thoả mãn, hài lòng, vui sƣớng.

Sự đánh giá kết quả hành động có một ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con ngƣời: nó trở thành động cơ kích thích đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thƣờng là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cƣờng và cải tiến hành động đang thực hiện.

3.2.3. Hành động tự động hóa

3.2.3.1. Khái niệm hành động tự động hóa

Hành động tự động hóa là một hành động có ý thức, có ý chí nhƣng do lặp đi, lặp lại nhiều lần hay do luyện tập mà về sau trở thành những hành động tự động (không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn đƣợc thực hiện có kết quả).

Ví dụ: Ban đầu mới tập học gõ bàn phím máy tính, hành động gõ bàn phím máy tính là hành động có ý thức, nhƣng khi đã thành thạo, hành động này trở thành hành động tự động hóa. Lúc bấy giờ, ta có thể vừa gõ bàn phím chính xác, vừa suy nghĩ hay nói chuyện.

Hành động tự động hóa gồm có kĩ xảo và thói quen. Kĩ xảo là loại hành động tự động hóa một cách có ý thức, nghĩa là đƣợc tự động hóa nhờ luyện tập. Thói quen là loại hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con ngƣời.

Kĩ xảo và thói quen giống nhau ở chỗ chúng đều là hành động tự động hóa, đều có cơ sở sinh lí thần kinh là các động hình. Tuy vậy, kĩ xảo và thói quen cũng có những điểm khác biệt rất rõ rệt.

Kĩ xảo Thói quen

Mang tính chất kĩ thuật Mang tính chất nhu cầu, nếp sống Đƣợc đánh giá về mặt thao tác Đƣợc đánh giá về mặt đạo đức Ít gắn với tình huống Luôn gắn với tình huống cụ thể Có thể ít bền vững nếu không

thƣờng xuyên luyện tập

Bền vững, ăn sâu vào nếp sống Con đƣờng hình thành chủ yếu của

kĩ xảo là luyện tập có mục đích và có hệ thống

Hình thành bằng nhiều con đƣờng nhƣ rèn luyện, bắt chƣớc

Bảng 4: Bảng so sánh kĩ xảo và thói quen

Việc hình thành kĩ xảo đƣợc diễn ra theo các quy luật nhƣ quy luật về sự tiến bộ không đồng đều, quy luật đỉnh, quy luật tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới và quy luật dập tắt kĩ xảo.

Thói quen đƣợc hình thành bằng nhiều cách khác nhau. Thói quen có thể đƣợc hình thành do sự lặp đi lặp lại một cách đơn giản các cử động và hành động không chủ động đƣợc nảy sinh trong các trạng thái tâm lí nhất định của con ngƣời. Ví dụ: Học sinh THPT hay sinh viên thƣờng có thói quen vừa nghe giảng, vừa xoay bút trên tay.

Bắt chƣớc các hành vi của ngƣời khác trong cuộc sống cũng tạo nên thói quen (tích cực hay tiêu cực) của con ngƣời. Ví dụ: Trẻ em bắt chƣớc ngƣời lớn hút thuốc và dần dần trở thành thói quen có hại cho các em.

Thói quen đƣợc hình thành do sự giáo dục và tự giáo dục. Ví dụ: tự rèn luyện, tự luyện tập để có các thói quen tốt cho hoạt động học tập (kiên trì, sáng tạo, tự lập ...).

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)