3. Các yếu tố tác động tới lao động nghề nghiệp
3.1. Sức làm việc
Sức làm việc là khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sức làm việc:
- Nhân tố bên ngoài:
o Đặc điểm của nghề nghiệp (tầm quan trọng và mức độ trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ, tính chất của công việc)
o Điều kiện môi trƣờng vật lí và xã hội nơi làm việc - Nhân tố bên trong:
o Trạng thái sức khỏe, thần kinh và tâm lí
o Trạng thái mệt mỏi
và giai đoạn sức làm việc giảm sút. Ta có thể minh họa chu kì sức làm việc qua biểu đồ sau:
Hình 15: Biểu đồ về sự biến đổi sức làm việc trong một ngày lao động
Ghi chú:
a: Giai đoạn khởi động (đi vào công việc)
b: Giai đoạn sức làm việc tối đa (sức làm việc ổn định) c: Giai đoạn sức làm việc giảm sút (sự mệt mỏi phát triển) d: Giai đoạn bùng phát cuối ngày.
Giai đoạn khởi động (đi vào công việc):
Đây là giai đoạn sức làm việc đƣợc tăng dần lên và cuối cùng đạt đƣợc mức độ tối đa. Khi mới bắt đầu làm việc, các chỉ số kinh tế - kĩ thuật đều ở mức độ tƣơng đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng tâm lí:
- Khi bắt đầu tiến hành công việc, trên vỏ não của ngƣời lao động có những điểm hƣng phấn liên quan tới các công việc hay các mối quan hệ xảy ra trƣớc đó.
- Các điểm hƣng phấn này không nhƣờng chỗ ngay tức khắc cho các điểm hƣng phấn có liên quan đến hoạt động lao động và điều này tạo nên xung đột về sinh lí thần kinh.
- Trong thời gian xảy ra xung đột sinh lí thần kinh, các kĩ xảo lao động không vững chắc, đồng thời hay có động tác thừa.
Khi những điểm hƣng phấn liên quan tới công việc chiếm ƣu thế, lấn át những điểm hƣng phấn có trƣớc khi bắt đầu công việc thì sức làm việc đạt mức tối đa. Thời gian dao động của giai đoạn này từ vài phút tới 1,5 - 2 giờ.
Đây là giai đoạn sức làm việc tối đa và ổn định trong thời gian dài. Dấu hiệu đặc trƣng của giai đoạn này là các chỉ số kinh tế và kĩ thuật cao đồng thời diễn ra sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lí do sự xung đột sinh lí trƣớc đó gây nên.
Giai đoạn này thể hiện trạng thái bình thƣờng của cơ thể ngƣời lao động. Thời gian giai đoạn này dao động từ vài phút tới vài giờ.
Giai đoạn sức làm việc giảm sút:
Đây là giai đoạn mà các chỉ số kinh tế - kĩ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lƣợng sản phẩm kém đi, sự căng thẳng của các chức năng sinh lí tăng lên. Bản chất của giai đoạn này là sự xung đột sinh lí thần kinh căng thẳng giữa hệ thống chức năng cơ sở và hệ thống chức năng phục hồi. Giai đoạn này có thời gian dao động từ vài phút đến vài giờ.
Ba giai đoạn (a, b, c) lặp lại kế tiếp nhau với cƣờng độ và thời gian thấp hơn so với ba giai đoạn của nửa đầu ngày lao động:
- Giai đoạn a ngắn hơn so với nửa ngày đầu (kéo dài 10 - 30 phút). - Giai đoạn b ngắn hơn, sức làm việc tối đa cũng thấp hơn.
- Giai đoạn c sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn.
Trong một số trƣờng hợp, ở cuối ngày lao động lại không xảy ra sự hạ thấp sức làm việc mà là nâng cao sức làm việc - tác động của cảm xúc khi nhìn thấy trƣớc đƣợc sự kết thúc công việc. Nhìn chung, sức làm việc của nửa ngày đầu cao hơn nửa ngày sau từ 30% - 40%.
Sức làm việc của con ngƣời cũng không ổn định trong suốt cả một tuần làm việc. Sự biến đổi của sức làm việc trong một tuần mang tính quy luật nhƣ những sự biến đổi trong một ngày làm việc (có cả 03 giai đoạn). Sức làm việc tối đa thƣờng xảy ra vào giữa tuần (thứ 4). Sức học tập tối đa của học sinh cũng vào giữa tuần.
Sức làm việc của con ngƣời cũng biến đổi theo năm. Sức làm việc tối đa thƣờng diễn ra vào những ngày tháng mùa đông. Sức làm việc thấp nhất vào những tháng hè trong năm.
Nghiên cứu đƣờng cong sức làm việc là căn cứ để phân bổ thời khóa biểu trong một ngày, trong một tuần, trong một năm học và có cơ sở khoa học để tổ chức các giờ giải lao hợp lí.