2.1. Khái niệm đào tạo nghề
Ngoài ra, đào tạo nghề còn đƣợc hiểu là toàn bộ các hoạt động đƣợc triển khai theo cá nhân hay tập thể một cách ngẫu nhiên hay có tổ chức.
Rõ ràng, khái niệm đào tạo nghề đã xuất hiện trên cơ sở tồn tại sự phân công xã hội của lao động. Nghề nghiệp là một loại lao động nhất định, lúc đầu chỉ là một loại hình lao động đơn giản, sau đó do sự phát triển công cụ lao động và xuất hiện việc phân công lao động xã hội nên các nghề (với tƣ cách là lao động đƣợc chuyên môn hoá) đã đƣợc tách ra.
Đào tạo nghề có các hình thức cơ bản sau: - Dạy nghề
- Hoàn thiện nghề nghiệp - Chuyên môn hoá nghề nghiệp
- Đào tạo bằng kinh nghiệm (trực tiếp trong sản xuất) - Thông tin nghề nghiệp
Ba hình thức đầu có thể đƣợc xem là các giai đoạn của việc đào tạo nghề chính quy. Hai hình thức sau có thể gặp cả trong việc đào tạo nghề chính quy lẫn phi chính quy. Trong các hình thức này, quan trọng nhất là hình thức dạy nghề. Thông qua hoạt động dạy nghề, ngƣời lao động đƣợc trang bị những kiến thức, kĩ xảo nghề nghiệp và những đặc điểm nhân cách để thực hiện tốt một nghề nghiệp nhất định.
Hoàn thiện nghề nghiệp là giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo
nghề chính quy, thực chất là việc nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Giai đoạn này nhằm trang bị một cách thƣờng xuyên những kiến thức nghề nghiệp, dạy cho ngƣời lao động các phƣơng pháp và biện pháp hiện đại để điều khiển và tổ chức một cách khoa học quá trình sản xuất. Nhƣng việc hoàn thiện nghề nghiệp đƣợc thực hiện không chỉ bằng các hình thức đào tạo chính quy mà còn bằng kinh nghiệm, tức là bằng chính việc tiến hành một số hoạt động lao động. Đối với việc hoàn thiện kĩ thuật nghề nghiệp, có rất nhiều hình thức khác nhau thƣờng đƣợc sử dụng: các chƣơng trình hoàn thiện đƣợc phân chia theo các chuyên môn khác nhau và đƣợc tổ chức ở mức độ xí nghiệp, phân xƣởng hay tổ sản xuất; các chƣơng trình tự hoàn thiện cho cá nhân với việc kiểm tra các kiến thức một cách định kì; thực tập ở các xí nghiệp hay ở nƣớc ngoài; các chƣơng trình sau đại học … Hoàn thiện nghề đƣợc tổ chức cả trong việc đào tạo lẫn trong việc tuyên truyền kĩ thuật. Trong phạm vi đào tạo hoàn thiện nghề nghiệp, ngƣời lao động đƣợc trang bị các kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo của riêng từng nghề hay từng chuyên môn. Trong phạm vi tuyên truyền kĩ thuật, ngƣời ta sẽ thông tin về các kiến thức khoa
học và kĩ thuật rộng hơn thông qua các hình thức: hội nghị, các bài giảng, các chuyên đề, hội thảo, thông báo khoa học, tƣ vấn kĩ thuật …
Giai đoạn cuối cùng của việc đào tạo nghề chính quy là chuyên môn hoá nghề nghiệp. Thực chất đó là sự đào sâu tay nghề cho ngƣời lao
động vào một phạm vi hoạt động rất hẹp so với những gì họ đã có trong giai đoạn đào tạo cơ bản. Sự chuyên môn hoá nghề nghiệp có cả trong phạm vi đào tạo tay nghề lẫn trong phạm vi hoàn thiện nghề nghiệp. Các chƣơng trình chuyên môn hoá nghề nghiệp nhằm mục đích phát triển kiến thức, kĩ nang, kĩ xảo nghề nghiệp của ngƣời lao động ở mức độ cao và phức tạp hơn. Khác với công nhân kĩ thuật, các kĩ sƣ có thể chuyên môn hoá qua hình thức đào tạo sau đại học.
Đào tạo nghề nghiệp trong sản xuất (bằng kinh nghiệm) là việc
hình thành các kiến thức, kĩ xảo và các đặc điểm nhân cách cho ngƣời lao động bằng chính việc tiến hành một nghề nghiệp. Với tƣ cách là một hình thức đào tạo nghề phi chính quy, kinh nghiệm nghề nghiệp góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của ngƣời lao động. Dƣới góc độ này, kinh nghiệm nghề nghiệp góp phần bổ sung cho hình thức đào tạo nghề có tổ chức.
Thông tin nghề nghiệp là một hình thức đào tạo nghề phi chính quy. Những thông tin nghề nghiệp đƣợc cá nhân tiếp nhận từ bên ngoài chƣơng trình học, đôi khi từ những kênh khác nhau. Những thông tin này có thể gắn với nghề mà cá nhân đó đƣợc đào tạo hay đang thực hiện, hoặc có thể gắn với bất cứ một nghề nào khác.
Nhƣ vậy, khái niệm đào tạo nghề không đồng nghĩa với khái niệm dạy nghề vì nó bao hàm phạm vi rộng hơn nhiều so với khái niệm dạy nghề.
2.2. Dạy nghề
Dạy nghề có hai nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trang bị cho ngƣời lao động tƣơng lai tri thức và kĩ xảo phù hợp với những yêu cầu của tiến bộ kĩ thuật.
- Hình thành ở ngƣời lao động tƣơng lai những phẩm chất tâm lí - đạo đức cần thiết nhƣ lòng yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, óc sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm …
Dạy nghề có các hình thức cơ bản sau:
- Dạy kĩ thuật tổng hợp cho học sinh các trƣờng phổ thông.
- Đào tạo công nhân chuyên môn hoá trong hệ thống giảng dạy chuyên nghiệp kĩ thuật.
- Đào tạo công nhân trực tiếp trong sản xuất qua các hình thức nhƣ dạy cá nhân, dạy theo đội, dạy theo từng học phần trong một thời gian theo kiểu tập trung.
Trong quá trình dạy nghề, cần tính tới hai nhân tố cơ bản: hình thành ở ngƣời học nghề hứng thú và tình yêu đối với nghề nghiệp đã chọn; phát triển nhận thức về lợi ích xã hội của lao động và phát triển thái độ sáng tạo đối với lao động. Muốn hình thành thái độ sáng tạo đối với công việc, cần có những điều kiện sau:
- Tạo cho học sinh tính độc lập tối đa khi thực hiện công việc đƣợc giao, khi lập kế hoạch làm việc, khi xác định những vật liệu và công cụ cần thiết.
- Tạo cho học sinh khả năng tổ chức nơi làm việc của mình dựa trên những thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến.
- Cần giải thích cho học sinh rõ nguyên nhân gây ra các sự cố, hỏng hóc.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và đánh giá quá trình sản xuất, đối chiếu công việc của mình với những mẫu mực tốt nhất, khả năng đánh giá chất lƣợng công việc của bản thân.
- Giáo dục cho học sinh năng lực tổ chức, kĩ năng chỉ đạo công việc. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lao
động.
- Hình thành thái độ không khoan nhƣợng đối với thái độ lao động lƣời biếng, thụ động, đồng thời giáo dục tình cảm sâu sắc đối với cái mới, giáo dục lòng ham hiểu biết, nguyện vọng muốn đƣợc vận dụng các kinh nghiệm tiên tiến vào công việc của mình. Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học lao động, có các phương pháp dạy nghề sau:
Tự học: là phƣơng pháp trong đó việc nắm lấy tay nghề đƣợc thực
hiện bằng sự bắt chƣớc. Phƣơng pháp này ít kinh tế (vì phải mất nhiều thời gian) nhƣng lại thúc đẩy học sinh tự tìm tòi sáng tạo. Không nên coi phƣơng pháp này nhƣ là một phƣơng pháp độc lập mà chỉ nên coi nó nhƣ là một giai đoạn của quá trình nắm vững tay nghề.
Phương pháp có đối tượng: là phƣơng pháp đƣợc phổ biến khá
rộng rãi. Hoạt động dạy nghề đƣợc tiến hành bằng cách đặt ra cho học sinh nhiệm vụ phải chế tạo một sản phẩm nào đó. Lúc đầu là những sản phẩm đơn giản, sau đó càng ngày càng phức tạp hơn.
Phương pháp dạy theo các thao tác: Bản chất của phƣơng pháp này
là ở chỗ học sinh lĩnh hội không phải các thao tác hay hành động theo quan niện thông thƣờng của từ này mà là các động tác riêng lẻ, tách rời nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi ngƣời học phải thuộc những động tác nào đó mà không có sự liên hệ nào với việc đạt tới một kết quả hữu ích.
Phương pháp tổ hợp: là phƣơng pháp sử dụng tất cả các mặt tốt của
những phƣơng pháp nêu trên. Hiện nay, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để dạy nghề. Theo phƣơng pháp này, quá trình dạy nghề có thể chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học sinh phải lĩnh hội các kĩ xảo cần thiết đối với nghề phải học. Học sinh phải thực hiện công việc để làm sao nắm đƣợc các thủ thuật và thao tác.
- Giai đoạn 2: Học sinh phải nắm vững dần dần các công việc tổ hợp ở mức độ phức tạp hơn, thể hiện qua các chỉ số về chất lƣợng và số lƣợng.
Hiện nay, trong dạy nghề ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp dạy học chương trình hoá. Đây là phƣơng pháp dạy học đƣợc điều khiển, trong
đó học sinh phải lĩnh hội đƣợc từng bƣớc quá trình dạy học, phải qua bƣớc đầu mới tiến tới bƣớc tiếp theo. Phƣơng pháp này rút ngắn đƣợc thời gian nắm vững tài liệu so với những phƣơng pháp dạy nghề thông thƣờng.