Nhóm năng lực dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 155 - 159)

4. Năng lực của ngƣời giáo viên dạy nghề

4.2. Nhóm năng lực dạy học

4.2.1. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình đó, chức năng của ngƣời giáo viên là tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh; chức năng của ngƣời học là chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội. Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá trình đó thực sự là quá trình điều khiển đƣợc. Kết quả của sự điều khiển phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu đối tƣợng ngƣời học. Vì vậy, năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục đƣợc xem là chỉ số cơ bản của năng lực sƣ phạm.

Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của ngƣời học, có thể hiểu biết tƣờng tận về nhân cách và biết quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của các em trong quá trình dạy học và giáo dục.

Năng lực hiểu học sinh đƣợc biểu hiện:

- Khi chế biến và trình bày tài liệu học tập, giáo viên biết đặt mình vào địa vị ngƣời học, xác định đƣợc khối lƣợng, nội dung bài học, mức độ khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh.

- Căn cứ vào một loạt dấu hiệu quan sát đƣợc trong giờ học, giáo viên có thể hiểu đƣợc những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn học sinh, dự đoán đƣợc mức độ hiểu bài và phát hiện đƣợc mức độ hiểu sai lệch của ngƣời học.

- Giáo viên có thể dự đoán đƣợc những thuận lợi và khó khăn khi ngƣời học thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.

Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thƣơng yêu và đi sâu tìm hiểu học sinh, nắm vững môn học mình dạy, am hiểu tâm lí học sinh, tâm lí học sƣ phạm, có các phẩm chất tâm lí cần thiết nhƣ sự tinh ý sƣ phạm (quan sát), óc tƣởng tƣợng, khả năng phân tích - tổng hợp …

4.2.2. Năng lực chế biến tài liệu học tập

Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sƣ phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ kinh nghiệm của các em và đảm bảo lôgic sƣ phạm.

Năng lực chế biến tài liệu học tập đƣợc thể hiện:

- Giáo viên biết đánh giá đúng tài liệu học tập. Việc đánh giá đúng này sẽ giúp giáo viên xác lập đƣợc mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chƣơng trình với trình độ nhận thức của học sinh để vừa đảm bảo yêu cầu chung về kiến thức của chƣơng trình, vừa làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức với khả năng tiếp thu của ngƣời học.

- Giáo viên biết chế biến tài liệu học tập nhằm làm cho nó vừa đảm bảo lôgic của sự phát triển khoa học, vừa phù hợp với lôgic sƣ phạm và thích hợp với trình độ nhận thức của ngƣời học.

Để hình thành năng lực này, giáo viên phải có tri thức và tầm hiểu biết tốt, có khả năng phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức, có óc sáng tạo. Sự sáng tạo trong chế biến tài liệu đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

- Giáo viên biết trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh những kiến thức cô đọng, chính xác, liên hệ đƣợc nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, biết liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Tìm ra những phƣơng pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng có sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực.

- Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy năng lực chế biến tài liệu học tập.

4.2.3. Nắm vững kĩ thuật dạy học

Kết quả của sự lĩnh hội tri thức và chiếm lĩnh đối tƣợng học tập phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ trình độ nhận thức của học sinh, nội dung bài giảng, phƣơng pháp và cách thức tổ chức hoạt động dạy học. Điều này cho thấy, ngƣời giáo viên khi tiến hành hoạt động dạy học phải biết cách dạy và nâng dần trình độ giảng dạy lên mức năng lực. Albert Einstein đã viết: “Tôi không bao giờ dạy cho học trò. Tôi chỉ cố gắng để

cung cấp những điều kiện mà trong đó họ có thể học”.

Nắm vững kĩ thuật dạy học là nắm vững cách tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của ngƣời học qua bài giảng. Điều này đƣợc thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Nắm vững kĩ thuật dạy học mới, tạo cho ngƣời học có vị trí là ngƣời phát minh trong quá trình dạy học.

- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu, làm cho nó trở nên vừa sức đối với ngƣời học.

- Gây hứng thú, kích thích ngƣời học tự tìm tòi, suy nghĩ một cách tích cực và độc lập.

- Tạo ra tâm thế có lợi cho việc học tập lĩnh hội kiến thức.

Trong quá trình dạy học, việc hình thành năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học không dễ dàng. Để nắm vững kĩ thuật dạy học, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có quá trình học tập nghiêm túc (cả lí luận cơ bản và lí luận nghiệp vụ sƣ phạm) và rèn luyện tay nghề công phu, nghiêm túc. Đồng thời, ngƣời giáo viên phải thƣờng xuyên học hỏi thêm các phƣơng pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học một cách hiệu quả.

4.2.4. Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ là một biểu hiện đặc trƣng của nhóm năng lực dạy học. Giáo viên không thể hoặc khó hình thành đƣợc năng lực dạy học nếu không có năng lực ngôn ngữ.

Trong dạy học và giáo dục, ngôn ngữ của giáo viên thƣờng hƣớng vào việc giải quyết một nhiệm vụ nhất định nhƣ truyền đạt kiến thức mới, kiểm tra kiến thức cũ, biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình, kích thích tính tích cực học tập của ngƣời học …

Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của cá nhân bằng phƣơng tiện ngôn ngữ (lời nói và chữ viết) và phi ngôn ngữ (hành vi cử chỉ, nét mặt và điệu bộ, động tác ...).

Năng lực ngôn ngữ của ngƣời giáo viên đƣợc biểu hiện ở cả nội dung và hình thức, do đó ngôn ngữ của giáo viên phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.

- Về nội dung:

o Từ mỗi đơn vị biểu đạt đến toàn bài giảng, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn.

o Lời nói phản ánh đƣợc tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin đƣợc liên tục, lôgic.

o Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau.

o Nhân cách của ngƣời giáo viên là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của mình.

- Về hình thức:

Ngôn ngữ của ngƣời giáo viên có năng lực thƣờng giản dị, sinh động, giầu hình ảnh, có ngữ điệu, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc, trong đó không có những sai phạm về mặt tu từ học, về ngữ pháp, về ngữ âm. Ngƣời giáo viên có năng lực ngôn ngữ thƣờng trình bày dễ hiểu, có chiều sâu về tƣ tƣởng, có sức lay động tâm hồn ngƣời học. Những lời nói cầu kì thƣờng không gây đƣợc ấn tƣợng tốt với ngƣời học. M.I.Calinin đã viết: “Cái tâm trạng bên trong của con người bạn, bạn hãy cố gắng

dùng lời lẽ thông thường để diễn tả. Bằng lời lẽ giản dị, không dùng công thức có sẵn thì lời nói của bạn sẽ đi thẳng vào tâm hồn trẻ em ”.

Năng lực ngôn ngữ của ngƣời giáo viên còn thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy một cách tối đa sự suy nghĩ và hƣớng sự chú ý của ngƣời học vào bài giảng. Vì thế, giáo viên nên tránh những câu dài, có cấu trúc phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Ngƣợc lại, giáo viên không nên sử dụng những câu quá ngắn, quá vắn tắt làm cho học sinh khó hiểu. Ngoài ra, sự khôi hài đúng chỗ, pha trò nhẹ nhàng, châm biếm dí dỏm, có thiện ý sẽ có tác dụng giúp học sinh tích cực suy nghĩ, học tập sôi nổi và tiếp thu tốt.

Nhịp độ ngôn ngữ của giáo viên cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu ngôn ngữ của giáo viên đều đều, đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng, làm cho học sinh chán chƣờng, uể oải, thờ ơ. Nhịp độ quá gấp khiến học sinh gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, gây căng thẳng thần kinh; nhịp độ quá chậm cũng gây ra nhàm chán, tẻ nhạt. Ngoài ra, nếu giáo viên nói quá to, quá mạnh, hoặc, quá yếu cũng gây ảnh hƣởng không tốt tới khả năng lĩnh hội của học sinh. Nhịp độ tối ƣu

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 155 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)