Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 68 - 70)

3. Nhận thức lí tính

4.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

4.3.1. Quá trình ghi nhớ

Ghi nhớ là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có, cũng nhƣ mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau.

Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ, có thể chia ghi nhớ thành ba loại:

- Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ không có mục đích, kế hoạch, biện pháp đặt ra từ trƣớc, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí mà vẫn ghi nhớ đƣợc tài liệu.

Ghi nhớ không chủ định có ý nghĩa to lớn trong đời sống, nó mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm sống của con ngƣời mà không đòi hỏi một sự nỗ lực đặc biệt nào.

- Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ có mục đích, kế hoạch, biện pháp đặt ra từ trƣớc, đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.

3

Tháng 11-1906, bác sĩ Alois Alzheimer lần đầu tiên mô tả trƣờng hợp bệnh nhân Auguste bị mất trí nhớ ở tuổi 50 và chết không lâu sau đó. Ông ghi trong hồ sơ bệnh án: “Auguste D luôn bị mất ngủ và nhầm lẫn”. Cách điều trị bao gồm thụt rửa ruột vào giờ

Ghi nhớ có chủ định đƣợc thực hiện bằng 2 phƣơng pháp:

o Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi, lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn. Học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này. Nhìn chung, học sinh ghi nhớ máy móc trong các trƣờng hợp: không thể hiểu hoặc không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu, các phần của tài liệu rời rạc không có quan hệ lôgic với nhau, giáo viên thƣờng xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong sách giáo khoa. Ghi nhớ máy móc thƣờng dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên phƣơng pháp ghi nhớ này sẽ trở nên hữu ích trong trƣờng hợp ta phải ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát nhƣ số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, ngày tháng năm sinh…

o Ghi nhớ có ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu và sự nhận thức đƣợc những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó.

Đây là phƣơng pháp ghi nhớ chủ yếu trong học tập của học sinh, đảm bảo sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững, nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn. Ghi nhớ có ý nghĩa tốn ít thời gian hơn so với ghi nhớ máy móc song lại tiêu hao năng lƣợng thần kinh nhiều hơn.

- Học thuộc lòng và thuật nhớ: Trong quá trình học tập, có rất nhiều trƣờng hợp học sinh phải học thuộc lòng một tài liệu nào đó nhƣ các định nghĩa, các định luật, các từ mới …

o Học thuộc là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc. Nói cách khác, học thuộc lòng là ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu ghi nhớ. Học thuộc lòng hoàn toàn khác với học vẹt.

o Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo mối liên hệ bề ngoài để dễ nhớ.

Ví dụ: Để tính diện tích hình thang, ta đặt các từ cần nhớ thành một câu có vần điệu để dễ nhớ:

“Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào Rồi đem nhân với đƣờng cao Chia đôi kết quả thế nào cũng ra”.

4.3.2. Quá trình gìn giữ

Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã đƣợc hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Quá trình gìn giữ có hai loại:

- Gìn giữ tiêu cực: là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn.

- Gìn giữ tích cực: là sự gìn giữ đƣợc thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong óc những tài liệu đã ghi nhớ, mà không phải tri giác lại tài liệu đó.

Trong hoạt động học tập của học sinh, quá trình gìn giữ đƣợc gọi là ôn tập. Để gìn giữ (ôn tập) tốt nên ôn tập một cách tích cực; ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi nhớ tài liệu; ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục tài liệu; ôn rải rác, không nên ôn tập trung liên tục trong một thời gian dài; ôn tập phải có nghỉ ngơi và cần thay đổi các hình thức và phƣơng pháp ôn tập.

4.3.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại

Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ đƣợc thực hiện trong quá trình nhận lại và nhớ lại.

Nhận lại là quá trình nhớ lại một đối tƣợng trong điều kiện tri giác lại đối tƣợng đó. Nhận lại diễn ra là do hình ảnh đƣợc tri giác lúc này giống với hình ảnh đã tri giác trƣớc đây. Khi tri giác lại hình ảnh đã tri giác trƣớc đây, con ngƣời sẽ xuất hiện cảm giác “quen thuộc” đặc biệt. Cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại.

Nhớ lại là khả năng làm sống lại những hình ảnh về sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc ghi nhớ trƣớc đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại đối tƣợng đã gây nên hình ảnh đó. Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt.

Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hoặc có chủ định. Khi sự nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn nhất định, phải có sự nỗ lực của ý chí thì gọi là sự hồi tƣởng.

Khi sự nhớ lại các hình ảnh cũ đƣợc khu trú trong không gian và thời gian thì gọi là hồi ức. Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tƣợng đã qua mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)