Nhóm năng lực giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 159 - 163)

4. Năng lực của ngƣời giáo viên dạy nghề

4.3. Nhóm năng lực giáo dục

4.3.1. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

Mục đích chủ yếu của hoạt động giáo dục là hình thành nhân cách cho học sinh học. Vì vậy, các hoạt động sƣ phạm đƣợc tiến hành trong hệ thống các trƣờng nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) phải nhằm hình thành nên các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tƣơng ứng cho ngƣời học nghề.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục và yêu cầu đào tạo để hình dung trƣớc cần phải giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách gì và hƣớng hoạt động của mình tới đâu để đạt đƣợc hình mẫu trọn vẹn của con ngƣời mới.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

- Giáo viên vừa có có kĩ năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay thuộc tính khác ở từng học sinh, vừa phải xác định đƣợc nguyên nhân gây ra và mức độ phát triển của từng thuộc tính đó.

- Có hình mẫu rõ ràng về biểu tƣợng nhân cách của những học sinh khác nhau sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai dƣới ảnh hƣởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng.

- Hình dung đƣợc hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố tâm lí nhƣ óc tƣởng tƣợng sƣ phạm, tính lạc quan sƣ phạm, óc quan sát sƣ phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục và niềm tin vào con ngƣời. Nhờ có năng lực này mà công việc của ngƣời giáo viên trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.

4.3.2. Năng lực giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là thành phần cơ bản của hoạt động sƣ phạm. Những hình thức chủ yếu của công tác giáo dục và học tập đều diễn ra trong những điều kiện của giao tiếp. Không có giao tiếp, hoạt động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra. Vì vậy, để tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, ngƣời giáo viên cần có năng lực giao tiếp sƣ phạm.

Năng lực giao tiếp sƣ phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của học sinh và bản thân, biết sử dụng hợp lí các phƣơng tiện ngôn ngữ và phi

ngôn ngữ, đồng thời biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Năng lực giao tiếp sƣ phạm đƣợc biểu hiện ở các kĩ năng sau: - Kĩ năng định hướng giao tiếp: là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên

ngoài nào đó nhƣ sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời gian và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng nhƣ mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp và đối tƣợng giao tiếp.

- Kĩ năng định vị: là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp,

biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tƣợng để tạo ra điều kiện cho đối tƣợng chủ động, thoải mái giao tiếp với mình.

- Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp: là khả năng biết thu hút

đối tƣợng, tìm ra đề tài giao tiếp phù hợp duy trì nó và xác định đƣợc hứng thú, nguyện vọng của đối tƣợng. Kĩ năng này thể hiện ở khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và sử dụng toàn bộ các phƣơng tiện giao tiếp. Cụ thể:

o Kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân: là khả năng kiềm chế trạng thái cảm xúc mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại, khi cần thiết chỉ bộc lộ những tình cảm có lợi cho việc giáo dục học sinh. Nói cách khác, kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân là khả năng điều khiển và điều chỉnh các diễn biến tâm lí của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. A.X.Macarencô đã nhận xét: “Một số bậc

cha mẹ và nhà giáo thường không biết kiềm chế, họ để cho giọng nói của họ phản ánh tâm trạng của bản thân. Điều đó hoàn toàn không được phép… Mỗi nhà giáo dục trước khi nói chuyện với trẻ cần phải uốn lưỡi vài lần để cho mọi tâm trạng của mình lắng xuống”.

o Kĩ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp, con ngƣời thƣờng sử dụng hai loại phƣơng tiện giao tiếp đặc trƣng là ngôn ngữ (lời nói và chữ viết) và phi ngôn ngữ (hành vie, cử chỉ, điệu bộ…). Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì điệu bộ, cử chỉ, ngữ điệu … đi kèm với lời nói tác động mạnh mẽ tới tình cảm của con ngƣời. Vì vậy, việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hoá, có giáo dục hết sức quan trọng trong giao tiếp. Mặt khác, do ngữ điệu biểu đạt đi kèm với nội dung lời nói có thể làm tăng hay giảm tính sâu

thể nói với giọng nói dịu dàng hay nghiêm khắc, ra lệnh hay biểu lộ sự phẫn nộ … nhƣng phải phù hợp với những tình huống giao tiếp.

Ngoài ngôn ngữ diễn đạt, các phƣơng tiện phi ngôn ngữ nhƣ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cƣời, ánh mắt … có thể bổ sung, hỗ trợ cho thái độ của ngƣời giáo viên trong quan hệ tiếp xúc với học sinh.

Năng lực giao tiếp sƣ phạm còn đƣợc thể hiện trong giao tiếp với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với các tổ chức xã hội. Thông qua sự giao tiếp này, giáo viên đóng góp công sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo dục xã hội tiến triển cùng chiều với giáo dục nhà trƣờng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.

4.3.3. Năng lực cảm hoá học sinh

Muốn hiểu đƣợc đối tƣợng giáo dục và làm cho hoạt động sƣ phạm có ý nghĩa đối với sự hình thành nhân cách ngƣời học, giáo viên cần có năng lực cảm hoá học sinh.

Năng lực cảm hoá học sinh là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin. Ngƣời giáo viên có năng lực cảm hóa học sinh có thể gây đƣợc ảnh hƣởng trực tiếp đối ngƣời học về mặt tình cảm và ý chí.

Năng lực cảm hoá học sinh phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách của ngƣời giáo viên nhƣ tinh thần trách nhiệm đối với công việc, niềm tin vào sự chính nghĩa, khả năng truyền đạt niềm tin, sự tôn trọng học sinh, sự chu đáo và đối xử khéo léo sƣ phạm, lòng vị tha và các phẩm chất của ý chí.

Để có năng lực này, ngƣời giáo viên phải phấn đấu và tu dƣỡng để có vốn văn hóa chung cao, một phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính. Ngoài ra, ngƣời giáo viên cần xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp, vừa nghiêm túc, vừa thân mật, có thái độ yêu thƣơng và tin tƣởng vào ngƣời học, biết đối xử dân chủ và công bằng, chân thành và giản dị, biết phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời học. Giáo viên phải có tƣ thế, tác phong gƣơng mẫu, ăn nói lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng mọi ngƣời, luôn có cử chỉ đẹp, phong thái đàng hoàng.

Tóm lại, sức hút của sự cảm hoá hoàn toàn bắt nguồn và hiện thân từ chính phẩm chất chính trị đạo đức và nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời giáo viên.

4.3.4. Năng lực khéo léo đối xử sư phạm

Trong quá trình giáo dục, giáo viên thƣờng gặp nhiều tình huống sƣ phạm khác nhau. Điều đó, một mặt, đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết tâm lí ngƣời học, mặt khác, phải biết giải quyết linh hoạt và sáng tạo các tình huống sƣ phạm. Vì vậy, muốn ứng xử sƣ phạm tốt, ngƣời giáo viên cần năng lực khéo léo đối xử sƣ phạm.

I.V.Xtrakhôp cho rằng: “Cái chủ yếu trong sự khéo léo đối xử sư

phạm là kĩ năng tìm ra phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể”. Nói cách khác, sự khéo léo

đối xử sƣ phạm là kĩ năng trong bất kì trƣờng hợp nào cũng tìm ra đƣợc những tác động sƣ phạm đúng đắn nhất.

Theo I.V.Xtrakhôp, các yếu tố tâm lí của năng lực khéo léo đối xử sƣ phạm gồm:

- Sự thống nhất giữa tình yêu thƣơng hợp lẽ của giáo viên đối với học sinh và những hình thức đối xử hoàn thiện về mặt sƣ phạm. - Sự thống nhất giữa tôn trọng nhân cách học sinh và tính yêu cầu

cao (trên cơ sở xác đáng) về mặt sƣ phạm.

- Sự thống nhất giữa niềm tin và việc kiểm tra sƣ phạm.

- Sự cân bằng giữa ý chí khi giao tiếp với tính giản dị, tự nhiên, chân thật và có thiện ý của những hình thức đối xử.

Trong thực tiễn hoạt động sƣ phạm, năng lực khéo léo đối xử sƣ phạm đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

- Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất cứ một tác động sƣ phạm nhƣ khuyến khích, trách phạt hay ra lệnh … Những tác động này nếu quá mức đều có thể dẫn đến tác động phản sƣ phạm.

- Nhanh chóng xác định đƣợc vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.

- Phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo.

- Biến tình huống bị động thành tình huống chủ động, giải quyết một cách mau lẹ những vấn đề phức tạp trong công tác dạy học và giáo dục.

Tóm lại, năng lực khéo léo đối xử sƣ phạm là một thành phần của nghệ thuật sƣ phạm. Để hình thành năng lực này, cần có lƣơng tâm nghề nghiệp, niềm tin yêu và sự tôn trọng nhân cách ngƣời học.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 159 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)