4 Từ năm 1890, nhà tâm lý học Williams James gọi là trí nhớ căn bản (Primary
5.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của ocn ngƣời, trong đó có hoạt động nhận thức.
5.4.1. Đối với quá trình cảm giác
Bằng tác động của ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác trực tiếp.
Ngôn ngữ có thể làm thay đổi ngƣỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác (nhất là tác động của ngôn ngữ thầm).
5.4.2. Đối với quá trình tri giác
Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn và làm cho những cái tri giác đƣợc trở thành khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn.
Ví dụ: Việc tách đối tƣợng ra khỏi bối cảnh, việc xây dựng một
hình ảnh trọn vẹn về đối tƣợng tuỳ theo nhiệm vụ tri giác nếu đƣợc kèm theo bằng lời nói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn.
Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan sát là tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích. Tính có ý thức, có mục đích, có chủ định đƣợc biểu đạt, điều khiển và điều chỉnh bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ, tri giác của con ngƣời vẫn là tri giác của con vật. Tính có ý nghĩa trong tri giác của con ngƣời là một chất lƣợng mới làm cho tri giác ngƣời khác xa tri giác của con vật. Chất lƣợng mới này chỉ đƣợc hình thành và biểu đạt thông qua ngôn ngữ.
5.4.3. Đối với quá trình tư duy
Ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tƣ duy của con ngƣời. Nhờ có sự tham gia của ngôn ngữ mà chủ thể tƣ duy nhận thức đƣợc hoàn cảnh có vấn đề. Việc tiến hành các thao tác tƣ duy diễn ra trong đầu óc con ngƣời với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai. Kết quả của quá trình tƣ duy (khái niệm, phán đoán, suy lí) đƣợc biểu đạt thành từ ngữ, thành câu.
Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện tƣ duy để giải quyết vấn đề mà còn là công cụ quan trọng để con ngƣời lĩnh hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội, hình thành nhân cách con ngƣời.
5.4.4. Đối với quá trình tưởng tượng
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới của tƣởng tƣợng.
Ngôn ngữ giúp ta chính xác hoá các hình ảnh của tƣởng tƣợng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lƣu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tƣởng tƣợng trở thành một quá trình ý thức, đƣợc điều khiển tích cực, có kết quả và chất lƣợng cao.
5.4.5. Đối với quá trình trí nhớ
Ngôn ngữ có ảnh hƣởng quan trọng đối với trí nhớ của con ngƣời. Nó tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ và gắn chặt với các quá trình đó. Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một phƣơng tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lƣu giữ những kết quả cần nhớ.
Nhờ ngôn ngữ, con ngƣời có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con ngƣời. Chính bằng cách này con ngƣời lƣu giữ và truyền đạt đƣợc kinh nghiệm của loài cho thế hệ sau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các đặc điểm của hoạt động nhận thức. Cho ví dụ minh hoạ. 2. Phân tích các quy luật cơ bản của cảm giác và rút ra các kết luật
sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
3. Phân tích các quy luật cơ bản của tri giác và rút ra các kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
4. Phân tích các đặc điểm của tƣ duy. Hãy rút ra các kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
5. Phân tích bản chất và vai trò của tƣởng tƣợng trong đời sống và trong hoạt động dạy học và giáo dục.
6. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa tƣ duy và tƣởng tƣợng. 7. Phân tích quan điểm sau: “Tƣởng tƣởng là quá trình tƣ duy bằng
hình ảnh”.
8. Nêu các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tƣởng tƣợng và hƣớng ứng dụng các cách sáng tạo này trong hoạt động dạy học.
9. Phân tích vai trò của trí nhớ đối với cuộc sống và hoạt động của con ngƣời.
10.Làm thế nào để có trí nhớ tốt? Hãy nêu cách chống quên. 11. Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức. 12. Tình huống nào dƣới đây thể hiện nội dung quy luật thích ứng
của cảm giác:
a. Nhiều ngƣời khi ăn củ sắn (củ đậu) thƣờng thích chấm với muối.
b. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
c. Vào mùa đông, ta thƣờng cảm thấy lạnh lúc mới tắm, dần dần quen đi ta không thấy lạnh nữa.
d. Vào ban đêm, ta thƣờng nhìn thấy các vì sao sáng nhất. Rất nhiều vì sao khác ta không nhìn thấy vì ánh sáng của những vì sao này quá yếu để ta có thể nhận biết về nó.
12. Tình huống nào dƣới đây thể hiện nội dung quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác:
a. Một em bé đang chạy vấp vào vật cản và bị ngã nhẹ, không đau lắm. Nhƣng khi nghe mẹ nói: “Khổ thân con trai mẹ ngã đau quá”, em bé sẽ có cảm giác đau hơn.
b. Khi giảng bài, giáo viên thƣờng xuyên nói nhỏ và đều đều dễ làm cho ngƣời học buồn ngủ.
c. Đang ở chỗ tối bƣớc vào chỗ sáng, lúc đầu bị loá mắt nhƣng chỉ sau vài giây độ nhạy cảm giảm xuống, thị giác thích ứng và ta nhìn thấy rõ.
d. Khi giáo viên sử dụng màu sắc đồ dùng dạy học hợp lí, học sinh dễ dàng phân biệt nội dung cần chú ý của bài học.
13. Tình huống nào dƣới đây là tƣơng phản nối tiếp?
a. Khi hai thanh nứa cọ xát vào nhau ta sẽ cảm thấy “ghê ngƣời”.
b. Mặc dù phải đeo kính suốt ngày nhƣng An không có cảm giác là mình đang đeo kính.
c. Khi dấp nƣớc lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt tăng lên.
d. Nhúng bàn tay phải vào một chậu nƣớc lạnh và nhúng bàn tay trái vào chậu nƣớc nóng. Sau đó, nhúng cả hai bàn tay cùng vào một chậu nƣớc hơi âm ấm, bàn tay phải thấy nóng hẳn lên còn bàn tay trái thấy mát dịu đi.
14. Tình huống nào dƣới đây là tƣơng phản đồng thời ?
a. Sau khi đã đứng trên xe khách một lúc, cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi, còn ngƣời vừa mới lên xe lại cảm thấy rất khó chịu về mùi đó.
b. Dƣới ảnh hƣởng của một số mùi, ngƣời ta thấy độ nhạy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt.
c. Đặt hai tờ giấy màu xám nhƣ nhau lên một cái nền trắng và một cái nền đen, ta có cảm giác tờ giấy màu xám đặt trên nền trắng có màu sẫm hơn tờ giấy màu xám đặt trên nền đen. d. Con ngƣời có cảm nhận về nhiệt độ của căn phòng đƣợc quét
vôi tƣờng màu lạnh (màu xanh lục, màu xám) thấp hơn từ 3-5 độ so với nhiệt độ thực tế.
15. Tình huống nào dƣới đây thể hiện khả năng thích ứng của cảm giác?
a. Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một thiết bị điện tử có tên gọi BrainPort giúp ngƣời mù nhận biết đƣợc môi trƣờng xung quanh bằng cách sử dụng cảm giác lƣỡi. b. Những nhà thám hiểm chịu đựng đƣợc sự thay đổi nhiệt độ rất
lớn (ban ngày 40-50 độ C, ban đêm nhiệt độ hạ xuống âm 20- 30 độ C).
c. Dƣới ảnh hƣởng của sự kích thích mắt bằng ánh sáng màu đỏ trƣớc đó thì độ nhạy cảm của mắt trong bóng tối tăng lên. d. Ngƣời mù định hƣớng không gian chủ yếu dựa vào các cảm
giác đụng chạm, sờ mó, khứu giác, vận động giác và cảm giác rung.
16. Trong những tình huống sau đây, tình huống nào chứng tỏ tƣ duy xuất hiện ?
a. Mai rất thích nghe nhạc không lời vào mỗi buổi tối trƣớc khi đi ngủ.
b. Đang đi, Mai thoáng thấy có ai đó rất quen vừa đi ngang qua. c. Khi nhìn thấy Hùng, Hiền lại nhớ đến những kỷ niệm đẹp về
thời sinh viên.
d. Cuộc họp đã diễn ra hơn 15 phút mà Hạnh vẫn chƣa tới, Giang nghĩ chắc hôm nay Hạnh bị tắc đƣờng.
17. Đặc điểm nào của tƣ duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau : “Một giáo viên có năng lực hiểu học sinh chỉ qua câu hỏi mà học sinh đặt ra là có thể biết đƣợc mức độ hiểu bài của họ”.
a. Tính có vấn đề của tƣ duy.
b. Tƣ duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
c. Tƣ duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. d. Tính gián tiếp và tính khái quát của tƣ duy.
18. Đặc điểm nào của tƣ duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau : “Căn cứ vào những dấu vết để lại tại hiện trƣờng, ngƣời chiến sỹ công an tìm đƣợc thủ phạm của vụ án”.
a. Tính có vấn đề của tƣ duy.
b. Tƣ duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
d. Tính gián tiếp và tính khái quát của tƣ duy.
19. Đặc điểm nào của tƣ duy thể hiện rõ nhất trong câu nói của I.P.Páplốp: “Dù cánh chim có hoàn thiện đến đâu, nó cũng không thể đƣa con chim lên cao nếu không dựa vào không khí. Các sự kiện là không khí của các nhà khoa học. Không có sự kiện chúng ta không bao giờ có thể bay bổng đƣợc, không có sự kiện những lí thuyết của chúng ta chỉ là những cố gắng trống rỗng”.
a. Tính có vấn đề của tƣ duy.
b. Tƣ duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
c. Tƣ duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. d. Tính gián tiếp và tính khái quát của tƣ duy.
20. Tình huống nào dƣới đây là kết quả của tƣởng tƣợng sáng tạo? a. Học sinh tƣởng tƣợng ra chiến thắng Điện Biên Phủ dựa trên
sự mô tả của giáo viên.
b. Đang dạo chơi, bỗng nhiên ta ngƣớc mắt nhìn các đám mây, đôi khi ta tƣởng tƣợng thấy hình mặt ngƣời hay hình con thú. c. Thiết bị BrainPort giúp ngƣời mù nhìn thấy cuộc sống xung
quanh qua cảm nhận bằng đầu lƣỡi của các nhà khoa học Mỹ. d. Nam đã vẽ đƣợc con mèo sau khi nghe giáo viên hƣớng dẫn. 21. Tình huống nào dƣới đây là quá trình nhận lại:
a. Cầm quyển truyện “Trên sa mạc và trong rừng thẳm”, Linh lại nhớ mình đã đọc tác phẩm này không biết bao nhiêu lần. b. Nghĩ mãi nhƣng Nam vẫn không nhớ nổi là mình còn định
làm một việc gì đó trong sáng nay.
c. Để ghi nhớ từ mới, Tuấn thƣờng ghi các từ này vào một cuốn sổ nhỏ.
d. Hồng nhớ là khi còn nhỏ mình rất thích học Toán. 22. Tình huống nào dƣới đây là quá trình nhớ lại:
a. An phải mất rất nhiều thời gian để tra từ điển khi làm bài tập giáo viên giao.
b. Khi giảng bài, nhiều giáo viên không cần nhìn vào giáo án nhƣng vẫn truyền đạt đầy đủ và lôgic nội dung của bài học.
c. Nam không nhớ là mình đã đánh rơi chìa khoá xe máy ở chỗ nào.
d. Hồng thƣờng làm đề cƣơng ôn tập cho các môn học khi kì thi tới.
23. “Khi dịch tài liệu, Lan thấy từ improve rất quen nhƣng không nhớ nổi nghĩa của nó là gì. Khi tra lại từ điển, Lan mới nhớ ra là từ này mình đã học đi học lại rất nhiều lần”. Sự kiện xảy ra trong tình huống trên thuộc mức độ quên nào?
a. Quên hoàn toàn. b. Quên tạm thời. c. Quên cục bộ.
d. Không có sự quên xảy ra.
24. Hãy ghép các quá trình nhận thức (cột I) với các tình huống tƣơng ứng (cột II)
Cột I Cột II
1. Cảm giác a. Học sinh đang chăm chú làm bài kiểm tra. Bỗng ở ngoài cửa sổ có tiếng còi ô tô vang lên. Nhiều học sinh đã dừng bút lại và nhìn ra ngoài cửa sổ.
2. Tri giác b. Một bác sỹ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết đƣợc họ bị bệnh gì.
3. Tƣ duy c. Ngƣời mù định hƣớng trong không gian chủ yếu là dựa vào cảm giác đụng chạm, sờ mó, khứu giác, vận động giác và cảm giác rung. 4. Tƣởng tƣợng d. Nhà văn Junes Verne (1828-1905) đã tiên
đoán trƣớc 25 năm sự ra đời của chiếc tàu ngầm chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới (1886) qua hình ảnh chiếc tàu ngầm Nautilus trong tác phầm “Hai vạn dặm dƣới biển”. Năm 1955, chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới ra đời cũng mang tên Nautilus.
5. Trí nhớ e. Nam đã sử dụng công thức tính diện tích hình tam giác khi làm bài toán cô giáo giao về nhà.
f. Ngƣời ta đã kể về Galilê rằng, có một lần lúc còn thanh niên, trong lúc làm lễ ông đã nhìn
lên chiếc đèn chùm bằng đồng của cha cả B.Chenlin. Gió thổi qua cửa sổ làm cho chiếc đèn khẽ đung đƣa. Galilê bắt đầu đo thời gian dao động của cái đèn theo nhịp tim của mình. Chàng thanh niên bất chợt phát hiện ra rằng, thời gian dao động của chiếc đèn luôn luôn xác định. Định luật dao động của con lắc đƣợc tìm ra nhƣ vậy đó.
25. Hãy ghép các quy luật của cảm giác (cột I) với các tình huống tƣơng ứng (cột II). Cột I Cột II 1. Quy luật ngƣỡng cảm giác a. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. 2. Quy luật thích ứng
b. Khi kho cá, Nhung thích cho thêm một thìa cà phê đƣờng.
3. Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác
c. Hà thƣờng có cảm giác uể oải, mệt mỏi khi cô giáo giảng bài nhỏ và đều đều.
d. Những nhà thám hiểm chịu đựng đƣợc sự thay đổi nhiệt độ rất lớn (ban ngày 40-50 độ C, ban đêm nhiệt độ hạ xuống âm 20-30 độ C).
26. Hãy ghép các quá trình nhận thức (cột I) tƣơng ứng với các tình huống cụ thể (cột II).
Cột I Cột II
1. Tƣ duy a. Sau nhiều năm không gặp lại nhƣng chỉ cần nghe thấy tiếng nói, Lan đã nhận ra ngay đó là Sơn - cậu bạn học giỏi nổi tiếng thời đại học.
2. Tƣởng tƣợng b. Cuối cùng, Hồng quyết định chọn mua một bó hoa thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20 - 11.
3. Trí nhớ c. Ông cha ta ngày đã sáng tạo ra truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh để giải thích cho hiện tƣợng lũ lụt.
d. Sinh viên giải một đề toán khó.
27. Hãy ghép các đặc điểm của tƣ duy (cột I) với các tình huống tƣơng ứng (cột II).
Cột I Cột II
1. Tính gián tiếp a. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mô tả một đàn kiến khênh một con giun đất bằng bài thơ “Đám ma bác giun”.
2. Tƣ duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
b. Sau buổi đi thăm quan Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam, cô giáo yêu cầu cả lớp viết một bài thu hoạch về buổi thăm quan đó. 3. Tƣ duy có quan
hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
c. Chỉ với bảy quân gỗ nhỏ có hình dạng, kích thƣớc đƣợc tính toán một cách khoa học, trò chơi TRÍ UẨN có thể chắp ra hàng nghìn hình ảnh sinh động có ý nghĩa về toán học và mỹ thuật.
d. Hình ảnh những cành cây còn cả lá trôi trên mặt sông nhanh hơn những con thuyền độc mộc của ngƣời nguyên thuỷ đã đƣa ngƣời ta đến ý nghĩ chế tạo thuyền buồm.
28. Hãy ghép các loại ghi nhớ (cột I) với các biểu hiện tƣơng ứng (cột II).
Cột I Cột II
1. Ghi nhớ không chủ định.
a. Để nhớ từ mới, Lan thƣờng đặt câu với từ đó trong những ngữ cảnh khác nhau.
2. Ghi nhớ máy móc.
b. Sau giờ học trên lớp, Dung thƣờng đọc lại vở ghi và ghi lại những kiến thức trọng tâm của bài học. Nhờ đó, Dung hiểu sâu và nhớ kiến thức rất lâu.
3. Ghi nhớ ý nghĩa. c. Sau khi đọc báo hay xem chƣơng trình thể