Điều kiện chiếu sáng

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 181 - 183)

3. Các yếu tố tác động tới lao động nghề nghiệp

3.5. Điều kiện chiếu sáng

Yếu tố quan trọng đối với lao động là thị lực và thời gian. Ngƣời thị lực bình thƣờng có khả năng phân biệt vật nhỏ khi có độ chiếu sáng là

50 - 70lux, khả năng phân biệt cực đại khi có độ chiếu sáng là 600 - 1000lux. Khi lao động trí óc thì độ chiếu sáng từ 75- 100lux (ứng với bóng đèn 40w đến 60w). Thời gian nhìn rõ khi lao động sau 3 giờ giảm đi 72% giá trị lúc đầu nếu độ chiếu sáng là 50lux, giảm 55% nếu độ chiếu sáng là 75lux, giảm 26% nếu độ chiếu sáng là 100lux, giảm 15% nếu độ chiếu sáng là 200lux.

Trong lao động sản xuất, có ba hệ thống chiếu sáng:

- Chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng trực tiếp vào chỗ làm việc, - Chiếu sáng chung để chiếu sáng toàn bộ địa điểm lao động sản xuất. - Chiếu sáng hỗn hợp là kết hợp chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ.

Chiếu sáng trong lao động sản xuất có thể là chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo. Chiếu sáng tự nhiên có lợi hơn đối với con ngƣời và tạo ra năng suất lao động cao hơn 10% so với khi chiếu sáng nhân tạo. Tuy nhiên, chiếu sáng tự nhiên không phải bao giờ cũng đảm bảo độ chiếu sáng đầy đủ để làm việc thuận lợi (mùa đông, ban đêm, mù trời). Vì thế, cần bổ sung thêm bằng hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

Tính chất công việc Chiếu sáng tại chỗ Chiếu sáng chung Chỉ có chiếu sáng chung

Rất chính xác 1000 -1500lux 50 - 100lux 150 - 300lux Tối đa 500 lux Chính xác 300 - 1000lux 40 - 80lux 70 - 130lux

Tối đa 300lux Vừa 100 - 300lux 30 - 80lux 40 - 80lux Thô 30 - 100lux 20 - 80lux 20 - 40lux Tối đa 60lux

Bảng 8: Bảng quy định tiêu chuẩn chiếu sáng trong công nghiệp 3.6. Tác động của nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp đối với ngƣời lao động khi làm việc là từ 22 - 25 độ C. Nhiệt độ nóng và độ ẩm quá cao sẽ làm trở ngại sự thoát mồ hôi, hiện tƣợng thải nhiệt giảm, kết quả là con ngƣời cảm thấy uể oải, năng suất lao động giảm rõ rệt. Nhiệt độ thấp làm cho mạch máu bên ngoài co lại, lỗ chân lông cũng co lại, cơ thể phải đối phó với hiện tƣợng tỏa nhiệt ra ngoài, và làm giảm sự chú ý của con ngƣời khi làm việc, khả năng xảy ra tai nạn khi làm việc tăng lên. Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động dƣới tác động của nhiệt độ cao và thấp gồm:

1. Nơi làm việc cần che chắn, có hệ thống quạt gió, có hệ thống khí cho mùa hè, có hệ thống sƣởi ấm cho mùa đông, có hệ thống bảo vệ và tránh các nguồn phát sáng.

2. Nếu làm việc ở ngoài trời, phải che chắn để tránh ánh nắng, tránh gió lạnh. Mặc quần áo bảo hộ thích hợp với thời tiết.

3. Đối với thiếu niên, không nên bố trí làm việc ngoài trời khi nhiệt độ thấp dƣới 10 độ C.

4. Mùa hè phải tổ chức uống nƣớc hợp lí để giữ cân đối lƣợng nƣớc và muối trong cơ thể, bù đắp lại sự mất nƣớc do mồ hôi thoát ra. 5. Trong điều kiện áp suất khí quyển cao, không nên để thiếu niên

làm việc dƣới nƣớc hay lặn.

Trong quá trình lao động, cơ thể con ngƣời cũng dần làm quen với môi trƣờng. Với thiếu niên, nếu làm việc ở nhiệt độ trong khoảng từ 24 - 28 độ C, quá trình thích ứng khoảng 1 năm, ở nhiệt độ cao 30 độ C, quá trình thích ứng là 2 năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 181 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)