TỔ CHỨC LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 166 - 168)

NGHỀ NGHIỆP KHOA HỌC 1. Chọn nghề và công tác hƣớng nghiệp

Chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với cả xã hội. Chọn nghề không chỉ là chọn một công việc làm cụ thể nào đó mà nó còn là việc chọn một cách sống trong tƣơng lai, chọn một con đƣờng sống mai sau. K.Mark lúc 17 tuổi đã viết trong bài luận Những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề nhƣ sau: “Cân nhắc cẩn thận vấn đề này, đó là trách nhiệm đầu tiên của một thanh niên bước vào đời mà không muốn coi những việc quan trọng nhất của mình là ngẫu nhiên”.

Trong thực tế, không phải bao giờ thanh niên cũng có thể giải quyết một cách chính xác vấn đề chọn nghề của mình. Theo giáo sƣ, tiến sỹ tâm lí học E.A.Climôp, có hai loại nguyên nhân dẫn đến sự chọn nghề không chính xác:

1. Thái độ không đúng với các tình huống khác nhau của việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động, đối với những lời khuyên hay hành vi của những ngƣời xung quanh …).

Nhóm này có các nguyên nhân cụ thể sau:

- Thái độ đối với việc chọn nghề nhƣ là đối với việc chọn một nơi cƣ trú suốt đời (học sinh hƣớng vào một nghề có chuyên môn cao nhất mà quên rằng muốn đi tới đó phải qua nhiều bậc thang và phải bƣớc từ những bậc thấp nhất).

- Di chuyển thái độ đối với ngƣời đại diện cho một nghề sang chính bản thân nghề đó.

- Chọn nghề do ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp của bạn bè. - Sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngoài hay một mặt cục bộ của

nghề.

2. Thiếu tri thức, kinh nghiệm và thông tin về nghề. Các nguyên nhân cụ thể:

- Những biểu tƣợng lỗi thời về tính chất lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất.

- Hiểu biết chƣa đầy đủ về những năng lực và động cơ của mình. - Chƣa biết cách đánh giá đầy đủ về những đặc điểm thể chất,

những thiếu sót mình đang có khi chọn nghề.

- Không biết những hành động, thao tác và trình độ nghề khi giải quyết vấn đề chọn nghề.

Chon nghề là quan trọng, khó khăn và phức tạp với thanh niên. Ngƣời chọn nghề cần lựa chọn một cách tự giác và suy nghĩ chín chắn. Về phía xã hội, cần có sự hƣớng dẫn, định hƣớng nghề nghiệp (hƣớng nghiệp) cho thanh niên. Công tác hƣớng nghiệp cần kết hợp đƣợc ba yếu tố là nguyện vọng, năng lực cá nhân, đòi hỏi của nghề và yêu cầu của xã hội.

Khi phân tích nhiệm vụ, nội dung và các hình thức của công tác hƣớng nghiệp, K.K.Platônôp đã nêu ra tam giác hướng nghiệp. Theo

K.K.Platônôp, công tác hƣớng nghiệp phải nhằm làm cho học sinh thấy rõ ba mặt sau:

- Những yêu cầu, đặc điểm của các nghề.

- Những nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề (thị trƣờng lao động).

- Những đặc điểm về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân học sinh.

Hình 14: Sơ đồ tam giác hƣớng nghiệp và các hình thức hƣớng

Ba mặt nêu trên cũng chính là nội dung của công tác hƣớng nghiệp. Để thực hiện đƣợc các nội dung nêu trên, công tác hƣớng nghiệp có các hình thức nhƣ giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp, tƣ vấn và tuyển chọn nghề nghiệp.

Công tác giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả công tác tuyên truyền

nghề nghiệp, lôi cuốn sự chú ý của thanh niên đến nghề mà xã hội và nhà nƣớc đang cần đến, trong đó có đề cập đến sự thiếu hụt cán bộ. Giáo dục hƣớng nghiệp bao gồm cả sự hình thành hứng thú và khuynh hƣớng nghề nghiệp của thanh niên.

Tư vấn nghề nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lí - giáo

dục để phát hiện và đánh giá những năng lực về nhiều mặt của thanh thiếu niên nhằm giúp các em chọn nghề có cơ sở vững chắc. Mục đích của tƣ vấn nghề nghiệp sẽ đạt đƣợc bằng cách nghiên cứu những năng lực của một cá nhân cụ thể.

Tuyển chọn nghề nghiệp có mục đích xác định sự phù hợp nghề

nghiệp của ngƣời dự tuyển. Ở đây, sự phù hợp nghề nghiệp đƣợc hiểu cả theo nghĩa những yêu cầu của thị trƣờng lao động.

Nhƣ vậy, hƣớng nghiệp có hai nhiệm vụ cơ bản là tìm một nghề phù hợp nhất với những khả năng của các cá nhân và thoả mãn nhu cầu nhân sự cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia. Cá nhân cần phải đƣợc thông tin đầy đủ về những yêu cầu, những sự thoả mãn, những khó khăn của mỗi nghề mà họ đang quan tâm bằng nhiều cách khác nhau nhƣ tham quan các nhà máy, nghiên cứu tài liệu liên quan tới nghề, tham dự các cuộc hội thảo, các cuộc họp của nhà máy…

Ba mặt trong nội dung công tác hƣớng nghiệp nêu trên cho thấy, giữa việc hƣớng nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp không có ranh giới rõ rệt, đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu các khả năng của cá nhân, hai quá trình này sử dụng cùng một hệ thống phƣơng pháp. Ngoài ra, một loạt điều kiện gắn liền với sự phát triển của các xí nghiệp làm cho các vị trí lao động ngày càng đƣợc mở rộng, phong phú hơn và điều này khiến cho việc tuyển chọn nghề nghiệp ngày càng xích lại với việc hƣớng nghiệp. Trong khi tuyển chọn, nhìn chung ngƣời ta không đặt vấn đề chấp nhận một số thí sinh và loại bỏ một số khác, mà đặt vấn đề phân bố các thí sinh này cho phù hợp với các vị trí lao động tƣơng ứng căn cứ vào các năng lực vốn có của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 166 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)