Đặc điểm lao động sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 148 - 151)

Nhà giáo dục K.D. Usinxki nói: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa

vào nhân cách người giáo dục”. Điều này nói lên đặc điểm lao động sƣ

phạm của ngƣời giáo viên nói chung và ngƣời giáo viên dạy nghề nói riêng.

2.1. Đối tượng lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề là con người người

Nghề nào cũng có đối tƣợng quan hệ trực tiếp riêng của mình. Căn cứ vào tiêu chí đối tƣợng quan hệ trực tiếp, ngƣời ta chia thành các nghề cụ thể. Ví dụ: Đối tƣợng quan hệ là kĩ thuật, có các nghề: thợ tiện, thợ nguội, lắp ráp, máy truyền và máy tính, thợ sửa chữa công cụ …; Đối tƣợng quan hệ với động vật và thiên nhiên, các các nghề: nghề chăn nuôi, thú ý…; Đối tƣợng quan hệ là con ngƣời, có các nghề: giáo viên, bác sĩ, luật sƣ …; Đối tƣợng quan hệ là dấu hiệu, có cá nghề: chế bản vi tính, ghi tốc ký, lập trình máy tính … Trong số các nghề đã nêu ở trên, những nghề có đối tƣợng quan hệ trực tiếp là con ngƣời đều đòi hỏi ngƣời hoạt động trong nghề đó phải có những phẩm chất nhất định khi thực hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời nhƣ sự tôn trọng và lòng tin ở con ngƣời, tình thƣơng, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị...

không hoàn toàn giống con ngƣời trong quan hệ với nghề y hay nghề kinh doanh. Đó là những con ngƣời đang trong thời kì chuẩn bị để trở thành những công dân tƣơng lai có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Để tạo ra những công dân tƣơng lai có phẩm chất và năng lực phù hợp với sự phát triển của xã hội, giáo viên dạy nghề phải là ngƣời tổ chức và điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng ở ngƣời học. Qua đó, ngƣời học dần biến kinh nghiệm của loài ngƣời thành kinh nghiệm của cá nhân và nhân cách dần đƣợc phát triển.

Đặc điểm lao động sƣ phạm này đƣợc thể hiện rõ trong quá trình hành nghề của mỗi giáo viên và đƣợc Nhà nƣớc quy định thành nhiệm vụ của nhà giáo. Điều 72, Luật Giáo dục năm 2009 đã quy định, giáo viên có các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng.

2. Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trƣờng.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng với ngƣời học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nêu gƣơng tốt cho ngƣời học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Từ năm nhiệm vụ trên của ngƣời giáo viên đòi hỏi ngƣời giáo viên dạy nghề có các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tƣơng ứng.

2.2. Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của chính người giáo viên dạy nghề người giáo viên dạy nghề

Trong dạy học và giáo dục, ngƣời giáo viên dạy nghề phải dùng nhân cách của mình để tác động tới học sinh, sinh viên học nghề. Đó là phẩm chất chính trị, đạo đức - lối sống, trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, kĩ năng giao tiếp ...

Hơn nữa, dạy học là nghề lao động nghiêm túc, không đƣợc phép tạo ra thứ phẩm chứ chƣa nói tới phế phẩm nhƣ một số nghề khác.

Nhà giáo tác động đến ngƣời học bằng nhân cách của mình nên nhà giáo cần sống mô phạm. Nhƣng nhà giáo cũng là con ngƣời bình thƣờng nên họ cũng cần có cuộc sống bình thƣờng. Thực tế đó đòi hỏi ngƣời làm

nghề dạy học phải công phu rèn luyện mới có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

2.3. Lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề là đào tạo nguồn nhân lực(nói cách khác là nghề tái sản xuất, mở rộng sức lao động xã hội) nhân lực(nói cách khác là nghề tái sản xuất, mở rộng sức lao động xã hội)

Giáo dục có chức năng tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nguồn nhân lực đó chính là toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần ở trong cá nhân mỗi học sinh, trong thế hệ trẻ của chúng ta ngày hôm nay.

Trong thiên niên kỷ trƣớc, nguồn nhân lực nông nghiệp đƣợc đào tạo đơn giản bằng con đƣờng truyền khẩu (truyền kinh nghiệm qua ngôn ngữ nói) và truyền tay nghề. Hiện nay, đất nƣớc ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực cần đƣợc đào tạo để đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kì mới. Nguồn nhân lực này vừa có trình độ chuyên môn, vừa có những phẩm chất của ngƣời lao động thời kì mới nhƣ có tổ chức, có kỷ luật, tính sáng tạo cao trong công việc …

Giáo viên dạy nghề là ngƣời tham gia trực tiếp và quyết định chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tƣơng lai. Vì vậy, hơn ai hết, chính ngƣời giáo viên dạy nghề phải là nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chuẩn để có thể thực hiện tốt vai trò tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho xã hội.

2.4. Lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao

Joanna Disterwey (1783-1789) - nhà sƣ phạm học ngƣời Đức đã viết: “Ngƣời thầy giáo tồi là ngƣời mang chân lí đến sẵn, còn ngƣời thầy giáo giỏi là ngƣời biết dạy học sinh đi tìm chân lí”. Để thực hiện công việc dạy học theo tinh thần đó, ngƣời giáo viên dạy nghề phải dựa trên những nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng nhƣ khoa học giáo dục, có kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sƣ phạm cụ thể, sinh động, thích ứng với từng cá nhân. Không chỉ dựa trên nền tảng khoa học, nghề dạy học còn đòi hỏi tính sáng tạo cao. Để thực hiện đƣợc chức năng của mình theo yêu cầu của xã hội, lao động sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy nghề còn phải có tính khoa học và tính sáng tạo cao tới mức nhƣ là một ngƣời thợ cả lành nghề, một nghệ sỹ của quá trình sƣ phạm.

2.5. Lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề là lao động trí óc chuyên nghiệp chuyên nghiệp

Lao động sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy nghề là loại lao động trí óc chuyên nghiệp. Loại lao động này có hai đặc điểm nổi bật sau:

khi phải giải quyết những tình huống sƣ phạm phức tạp và có tính chất quyết định.

- Có quán tính trí tuệ. Những diễn biến trong giờ học, những vấn đề học tập chƣa đƣợc giải quyết đều không mất đi khi giờ học kết thúc. Hai đặc điểm trên đã cho thấy, nghề dạy học không đóng khung trong không gian lớp học hay xƣởng thực hành và với thời gian xác định mà thể hiện ở khối lƣợng, chất lƣợng và tính sáng tạo trong công việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)