Chức năng của giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 35 - 37)

2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí

2.2. Chức năng của giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp giữa con ngƣời và con ngƣời, giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau, ở đây xin đề cập tới bốn loại chức năng sau:

2.2.1. Chức năng thông tin liên lạc

Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Với tƣ cách là một quá trình truyền tín hiệu, chức năng này có cả ở

ngƣời và động vật. Tuy nhiên, con ngƣời khác con vật ở chỗ có hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin đƣợc phát huy tối đa tác dụng của nó và kết quả là con ngƣời có khả năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Chức năng này thể hiện ở cả chủ thể giao tiếp và đối tƣợng giao tiếp, nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó nhƣ nhu cầu truyền tin, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tiếp xúc, giải trí… Nhƣng cũng chính vì con ngƣời có hệ thống tín hiệu thứ hai, có ý thức, có trí tuệ phát triển hơn so với các động vật khác mà hiệu quả của quá trình này có thể đƣợc tăng lên hay giảm đi.

2.2.2. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi

Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình mà còn có thể điều chỉnh hành vi của ngƣời khác. Chức năng này chỉ có ở ngƣời với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức đƣợc mục đích, nội dung giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán đƣợc kết quả đạt đƣợc sau quá trình giao tiếp. Nhằm đạt đƣợc mục đích mong muốn, các chủ thể thƣờng linh hoạt tuỳ theo tình huống mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phƣơng hƣớng, phƣơng tiện giao tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này không chỉ thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau của chủ thể giao tiếp, mà còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất tâm lí cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có đƣợc trong giao tiếp xã hội.

2.2.3. Chức năng cảm xúc

Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con ngƣời. Trong quá trình giao tiếp, không chỉ xảy ra các quá trình truyền tin hay các tác động điều chỉnh mà còn xuất hiện các trạng thái cảm xúc của những ngƣời tham gia. Qua quan sát thực tế cuộc sống, ta thấy giao tiếp thƣờng nảy sinh trong chính những thời điểm mà ngƣời ta muốn thay đổi trạng thái cảm xúc của mình. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng rất lớn đối với chức năng này. Với chức năng này, giao tiếp là một trong những con đƣờng hình thành tình cảm của con ngƣời.

2.2.4. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách

Qua quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tƣợng giao tiếp học hỏi lẫn nhau về chuẩn mực hành vi và đạo đức. Đây là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)