Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 163 - 166)

Trong giáo dục, uy tín của ngƣời giáo viên có tác dụng giáo dục đặc biệt. Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề là những phẩm chất nhân

cách, là những nét riêng biệt đƣợc kết tinh dần trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục. Uy tín của ngƣời giáo viên đƣợc học sinh, đồng nghiệp cảm nhận và tin tƣởng, nó trở thành sức mạnh, thành công cụ giáo dục vô hình giúp giáo viên đạt đƣợc hiệu quả giáo dục và dạy học. Giáo viên có uy tín thƣờng có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời học; đƣợc các em kính trọng, yêu mến, sẵn sàng nghe theo và làm theo.

Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành trên cơ sở các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp - là tấm lòng và tài năng của chính bản thân ngƣời giáo viên. Nhờ có tấm lòng, ngƣời giáo viên mới có tình yêu thƣơng ngƣời học, tận tụy với công việc, có đạo đức - lối sống trong sáng, chuẩn mực. Nhờ có tài năng, ngƣời giáo viên đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục. Đó là uy tín chân chính.

Khác với uy tín chân chính là uy tín giả, là quyền uy. Đó là trƣờng hợp giáo viên dùng thủ thuật để tạo lập uy tín cho mình bằng những nhân tố nằm ngoài nhân cách nhƣ dùng quyền của giáo viên để trấn áp làm cho ngƣời học phải phục tùng mình, hoặc bằng lối sống giả tạo, đóng kịch. Giáo viên nào dựa vào cái mình không có trong nhân cách để tạo quyền uy đối với ngƣời học nhƣ quyền thƣởng phạt, cho điểm, đánh giá ngƣời học sẽ không thể có đƣợc uy tín đích thực.

Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề không tự nhiên xuất hiện. Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành trong quá trình học tập, tu dƣỡng và hoạt động nghề nghiệp công phu, nghiêm túc.

Uy tín của ngƣời giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành từ những yếu tố sau:

- Thƣơng yêu ngƣời học, tận tụy với nghề.

- Công bằng trong đối xử với ngƣời học, không thiên vị, không thành kiến, không cảm tính trong ứng xử kiểu yêu nên tốt, ghét nên xấu.

- Tự học, tự tu dƣỡng để hoàn thiện nhân cách, nâng cao trình độ tay nghề.

- Làm chủ các phƣơng pháp dạy học và giáo dục.

- Vận dụng các phƣơng pháp dạy học và giáo dục cách phù hợp với đặc điểm tâm lí ngƣời học và từng tình huống nảy sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục .

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày vị trí và vai trò của ngƣời giáo viên dạy nghề trong xã hội hiện nay.

2. Phân tích đặc điểm lao động sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy nghề. 3. Trình bày ý nghĩa của phẩm chất Lí tưởng nghề nghiệp đối với

hoạt động sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy nghề kĩ thuật.

4. Trình bày các biểu hiện của phẩm chất Lòng yêu nghề của ngƣời

giáo viên dạy nghề.

5. Nêu ý nghĩa của năng lực chuyên môn đối với hoạt động dạy học ngƣời giáo viên dạy nghề. Nêu các biện pháp hình thành năng lực chuyên môn cho ngƣời giáo viên dạy nghề.

6. Trình bày các biểu hiện của các năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học.

7. Trình bày các biểu hiện của năng lực chế biến tài liệu học tập. 8. Trình bày các biểu hiện của năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học. 9. Trình bày các biểu hiện về hình thức và nội dung của năng lực

ngôn ngữ.

10.Trình bày ý nghĩa của năng lực giao tiếp sƣ phạm trong hoạt động dạy học và giáo dục.

11.Trình bày các biểu hiện của năng lực khéo léo đối xử sƣ phạm. 12.Trình bày các biểu hiện của năng lực tổ chức hoạt động sƣ phạm. 13.Nêu các biện pháp hình thành uy tín của ngƣời giáo viên dạy

Chƣơng 8

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)