Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 163)

4. Năng lực của ngƣời giáo viên dạy nghề

4.4. Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm

Giáo viên vừa là ngƣời tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể học sinh trong những điều kiện sƣ phạm khác nhau, vừa là hạt nhân gắn kết học sinh thành một tập thể, vừa là ngƣời tuyên truyền và liên kết, phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác. Vì vậy, giáo viên cần có năng lực tổ chức hoạt động sƣ phạm.

Năng lực tổ chức hoạt động sƣ phạm có các biểu hiện cụ thể sau: - Tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công

tác dạy học và giáo dục. Đồng thời cổ vũ học sinh thực hiện hiện các nhiệm vụ đó.

- Đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, có nề nếp, đảm bảo cho mọi hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, tạo dựng tập thể học sinh thành một thầy giáo thƣờng trực (thầy giáo thứ hai).

Để có năng lực trên, giáo viên cần phải có các yếu tố tâm lí sau: - Vạch kế hoạch hoạt động: Giáo viên có kĩ năng vạch kế hoạch

thƣờng suy nghĩ một cách chín chắn, sâu sắc về các tình huống giáo dục và đặc điểm của đối tƣợng giáo dục. Trong khi vạch kế hoạch, ngƣời giáo viên biết kết hợp yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài, đảm bảo tính nguyên tắc và tính linh hoạt của kế hoạch, biết vạch kế hoạch đi đôi với kiểm tra kế hoạch để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch và sẵn sàng bổ sung các hoạt động hỗ trợ khi cần thiết.

- Sử dụng linh hoạt các hình thức và phƣơng pháp dạy học và giáo dục khác nhau nhằm tổ chức tốt việc học tập và có tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng và tình cảm của học sinh.

- Xác định mức độ và giới hạn của những biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau.

- Có nghị lực, dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và biện pháp giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)