3. Nhận thức lí tính
4.4. Phân loại trí nhớ
Trí nhớ gắn liền với toàn bộ cuộc sống và hoạt động của con ngƣời. Căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau, ngƣời ta chia trí nhớ thành các loại sau:
4.4.1. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành trí nhớ, trí nhớ có các loại sau:
- Trí nhớ giống loài: là loại trí nhớ đƣợc hình thành trong quá trình phát triển chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và đƣợc biểu hiện dƣới hình thức những bản năng, những phản xạ không điều kiện.
- Trí nhớ cá thể: là loại trí nhớ đƣợc hình thành trong quá trình phát triển cá thể, không mang tính chất giống loài mà mang tính chất cá thể.
Ở động vật, trí nhớ cá thể đƣợc biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có điều kiện. Ở con ngƣời, trí nhớ cá thể đƣợc biểu hiện ở kho tàng kinh nghiệm cá nhân phong phú của mỗi ngƣời.
4.4.2. Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ, trí nhớ có các loại sau:
- Trí nhớ vận động: là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ thống cử động. Trí nhớ vận động là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau nhƣ đi đứng, đan, thêu, may ... Trí nhớ vận động tốt giúp con ngƣời có sự khéo chân
khéo tay hay có đôi bàn tay vàng để tạo ra nhiều vật phẩm hay
các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho nhân loại.
- Trí nhớ cảm xúc: là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con ngƣời. Những rung cảm, trải nghiệm đƣợc giữ lại trong trí nhớ bộc lộ nhƣ là những tín hiệu kích thích hành động hoặc kìm hãm hành động mà trƣớc đây đã gây nên những rung cảm âm tính hoặc dƣơng tính. Trong cuộc sống, biểu hiện rõ nhất của trí nhớ cảm xúc là khả năng đồng cảm với ngƣời khác, với các nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật ...
- Trí nhớ hình ảnh: là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tƣợng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tƣợng đã tác động vào ta trƣớc đây. Ở những ngƣời khiếm thị hay khiếm thính, loại trí nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cao một cách lạ thƣờng để bù trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ đã mất. Loại trí nhớ này cũng đặc biệt phát triển ở những ngƣời làm nghề nghệ thuật. Họ có thể nhìn thấy những sự vật không có trƣớc mặt hoặc nghe thấy những âm thanh không có trong hiện tại một
cách sống động tựa nhƣ sự vật, hiện tƣợng đó đang hiện diện trƣớc mặt. Nhờ có trí nhớ hình ảnh này, các nhạc sỹ, các nhà văn, các đạo diễn, các nghệ sĩ điêu khắc ... đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của con ngƣời.
- Trí nhớ từ ngữ - lôgic: là loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩ, tƣ tƣởng của con ngƣời. Ý nghĩ, tƣ tƣởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ nên ngƣời ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - lôgic. Đây là loại trí nhớ chủ đạo của con ngƣời, nó giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức của học sinh trong quá trình dạy học.
4.4.3. Căn cứ vào tính mục đích của trí nhớ, trí nhớ có các loại sau:
- Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện một sự vật, hiện tƣợng nào đó đƣợc thực hiện không theo mục đích đã định trƣớc.
- Trí nhớ có chủ định: Là loại trí nhớ đƣợc diễn ra theo những mục đích xác định.
Hai loại trí nhớ này đều giữ vai trò quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con ngƣời. Trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định là hai mức độ phát triển nối tiếp nhau của quá trình trí nhớ.
4.4.4. Căn cứ theo thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu, trí nhớ có các loại sau:
- Trí nhớ ngắn hạn: là loại trí nhớ để phân tích những dữ kiện, sự việc cần tức thì và kéo dài trong chốc lát. Nó kéo dài khoảng vài chục giây tới một phút. Trí nhớ ngắn hạn đƣợc con ngƣời sử dụng trong trƣờng hợp phải thực hiện những thao tác tức thời. Sau khi hành động đã hoàn thành, trí nhớ sẽ không cần thiết nữa4
.
Ví dụ: Trí nhớ ngắn hạn giúp ta nhẩm trong đầu một số điện thoại mới mà ta cần gọi. Sau khi gọi xong, ta có thể quên ngay số điện thoại này. Nếu muốn nhớ, ta phải ghi lại hoặc gọi đi gọi lại nhiều lần để củng cố và hợp nhất dữ kiện đó vào não.
- Trí nhớ dài hạn: là loại trí nhớ xảy ra khi thời gian củng cố các dấu vết đƣợc kéo dài sau nhiều lần lặp lại và tái hiện và, do đó, những dấu vết ấy đƣợc gìn giữ dài lâu. Để trí nhớ dài hạn có chất lƣợng tốt, cần có sự luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần và sử dụng nhiều biện pháp ghi nhớ khác nhau.
Căn cứ theo những nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng hoạt động, cả hai loại trí nhớ này đều có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời.