Yếu tố cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 113 - 117)

5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách

5.3. Yếu tố cá nhân

5.3.1. Hoạt động

Hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con ngƣời là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, đƣợc thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.

Thông qua hai quá trình đối tƣợng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách đƣợc bộc lộ và hình thành. Con ngƣời lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng kinh nghiệm của bản thân để hình thành nhân cách.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi ngƣời phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách con ngƣời phải tham gia vào các hoạt động khác, trong đó, đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo.

Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động đó.

5.3.2. Giao tiếp

Giao tiếp giữ vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài ngƣời. Nhờ giao tiếp, con ngƣời gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội làm thành bản chất con ngƣời, đồng thời thông qua giao tiếp con ngƣời đóng góp vốn tri thức và kinh nghiệm của mình vào kho tàng tri thức của nhân loại.

Trong giao tiếp, con ngƣời không chỉ nhận thức đƣợc ngƣời khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức đƣợc chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với ngƣời khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình nhƣ là một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân tức là hình thành năng lực tự ý thức.

Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trƣng cho mối quan hệ ngƣời - ngƣời, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm con người, cá nhân, cá tính và nhân cách.

2. Phân tích các đặc điểm cơ bản của nhân cách.

3. Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm và rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục.

4. Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí.

5. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách.

6. Hãy ghép các quy luật của tình cảm (cột I) với các tình huống tƣơng ứng (cột II).

Cột I Cột II

1. Quy luật lây lan a. Ngay từ khi còn nhỏ, Trung đã thƣờng xuyên bị bố đánh. Điều này khiến Trung trở nên “chai sạn” không còn sợ bố nữa.

2. Quy luật thích

ứng. b. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Yêu nhau yêu cả đƣờng đi 3. Quy luật di

chuyển

c. Đã mấy ngày nay, Lan cứ ngơ ngẩn ra vào, chẳng làm đƣợc việc gì nên hồn.

d. Trong bầu không khí của buổi chia tay, giống nhƣ nhiều bạn khác trong lớp, Thảo cũng không kìm đƣợc nƣớc mắt.

7. Hãy ghép các phẩm chất của ý chí (cột I) với các tình huống tƣơng ứng (cột II).

Cột I Cột II

1. Tính mục đích a. Bất cứ công việc gì, dù có khó khăn đến đâu Hùng cũng cố gắng làm đến cùng.

2. Tính độc lập b. Khi xử lí công việc, Hùng thƣờng đƣa ra đƣợc các quyết định kịp thời trên cơ sở cân nhắc các tình huống khác nhau.

3. Tính quyết đoán c. Khi nóng giận, Hùng thƣờng hít thật sâu và từ từ thở ra.

4. Tính bền bỉ d. Trƣớc khi tiến hành làm bất cứ việc gì, Hùng thƣờng tự hỏi việc đó nhằm đạt tới điều gì và tìm

biết lắng nghe ý kiến của ngƣời khác và có sự thay đổi quyết định nếu các ý kiến đó là phù hợp.

8. Tình huống dƣới đây nêu lên phẩm chất ý chí nào cần thiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Khi Pie và Mari Curi đặt kế hoạch chọn lọc chất radium từ quặng Pechblende để chứng minh cho giới khoa học là chất này có thật, Mari đã phải làm việc trong 45 tháng liền tại “phòng thí nghiệm”. Đây là một nhà chứa xe, thềm đất, nóc kính đã vỡ và khi mƣa nƣớc chảy nhỏ giọt. Bà đã phải đào hàng yến quặng bằng tay, gạn quặng nóng chảy mà hơi bốc lên làm ho sặc sụa và chảy nƣớc mắt nƣớc mũi. Năm 1902, giới khoa học mới thấy 10 gram radium nguyên chất lọc từ một tấn bã quặng. Phát minh ra chất radium - chất phóng xạ nguyên chất đầu tiên - đã gây ra một cuộc cách mạng thực sự trong khoa học.

Phần II

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)