Một số phẩm chất nhân cách của ngƣời giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 151 - 153)

3.1. Thế giới quan khoa học

Thế giới quan khoa học là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách. Phẩm chất này không những quyết định niềm tin chính trị, mà còn quyết định toàn bộ hành vi cũng nhƣ ảnh hƣởng của giáo viên tới ngƣời học.

Thế giới quan của ngƣời giáo viên dạy nghề là thế giới quan duy vật biện chứng bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Nó chi phối thái độ và cách thức hoạt động của giáo viên đối với việc lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học - giáo dục, việc kết hợp giáo dục và nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống cũng nhƣ cách nhìn nhận và đánh giá mọi biểu hiện tâm lí của ngƣời học.

Thế giới quan khoa học của ngƣời giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành trong quá trình học tập ở các cấp học, bậc học; trong hoạt động rèn luyện nghề nghiệp; trong quá trình tự bồi dƣỡng, tự giáo dục của mỗi ngƣời. Thế giới quan khoa học là kim chỉ nan giúp nhà giáo đi đúng hƣớng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục của ngƣời giáo viên.

3.2. Lí tưởng nghề nghiệp

Giáo viên dạy nghề không phải là thợ dạy mà phải là nhà giáo thực thụ. Nếu chỉ là thợ dạy thì có thể dùng máy móc, các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại để thay thế, nhƣng nhà giáo thực thụ thì chỉ có thể thay thế bằng nhà giáo khác và họ đều đạt chuẩn nhà giáo ở cấp học, bậc học cụ thể. Nhà giáo có những tiêu chuẩn chung, trƣớc hết họ đều là những ngƣời có lí tƣởng nghề nghiệp.

Lí tƣởng nghề nghiệp là lí tƣởng về sự nghiệp quốc sách hành đầu, là lí tƣởng về sự nghiệp trồng ngƣời, là hạt nhân trong nhân cách ngƣời giáo viên. Lí tƣởng nghề nghiệp của giáo viên nói chung là đem lại hạnh phúc cho ngƣời đi học. Nó là cái hồn, là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của ngƣời giáo viên.

Lí tƣởng nghề nghiệp biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp, tận tuỵ hy sinh vì công việc, cần cù, có trách nhiệm, có lối sống giản dị và thân tình. Lí tƣởng nghề nghiệp không có sẵn mà đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động tích cực của ngƣời giáo viên. Chính trong quá trình đó, nhận thức về nghề ngày càng đƣợc nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng đƣợc sâu sắc.

3.3. Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề

Yêu quý và tin yêu con ngƣời là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con ngƣời. Đối với ngƣời giáo viên dạy nghề, đây là phẩm chất đặc trƣng trong nhân cách của họ. Phẩm chất này giúp giáo viên nhận ra đúng những ƣu điểm và hạn chế của ngƣời học, từ đó xây dựng đƣợc các những biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.

Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề gắn bó với nhau và tạo thành động lực hoạt động của ngƣời giáo viên. Phẩm chất này một khi đã hình thành ở ngƣời giáo viên sẽ thôi thúc họ hành động vì mục tiêu giáo dục học sinh. Họ đầu tƣ sức lực và thời gian để trau dồi chuyên môn, năng lực sƣ phạm nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề tạo niềm vui hạnh phúc nghề nghiệp cho ngƣời giáo viên. Càng tin yêu ngƣời học, ngƣời giáo viên càng có lòng yêu nghề và yêu mến học sinh; càng yêu nghề bao nhiêu, ngƣời giáo viên cũng đƣợc hƣởng niềm vui, hạnh phúc từ công việc, từ nghề nghiệp của mình.

Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề của ngƣời giáo viên dạy nghề đƣợc biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Say sƣa, làm việc hết mình; khi cần, sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân cho công việc dạy học và giáo dục.

- Có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện bằng đƣợc kế hoạch giáo dục của trƣờng, của lớp mình phụ trách.

- Gần gũi, yêu thƣơng học sinh, có sự quan tâm, chăm sóc cụ thể đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh tật nguyền; tin tƣởng vào khả năng và sự tiến bộ của học sinh.

- Sống và làm việc theo tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Vì học sinh, vì nghề dạy học, ngƣời giáo viên luôn học tập tu dƣỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thời quan tâm giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.4. Đạo đức - lối sống

Khác với các ngành nghề khác, nghề dạy học có công cụ hành nghề là nhân cách của ngƣời giáo viên, đó là phẩm chất và năng lực, hay là đạo đức - lối sống và năng lực của ngƣời giáo viên.

Giáo viên dạy nghề tác động đến ngƣời học không những bằng những hành động trực tiếp của mình mà còn bằng sự mẫu mực, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với thế giới xung quanh. Để làm đƣợc điều đó, giáo viên phải biết lấy các quy luật khách quan làm chuẩn mực cho mọi tác động sƣ phạm của mình, mặt khác phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết. Những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của ngƣời giáo viên bao gồm: tinh thần nghĩa vụ, tinh thần mình vì mọi ngƣời, tinh thần nhân đạo, lòng tôn trọng con ngƣời, thái độ công bằng, tính ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, biết chiến thắng thói hƣ tật xấu, kĩ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sƣ phạm.

Trong thời đại mới, một số phẩm chất nhân cách dƣới đây không những cần thiết đối với giáo viên mà còn cần đƣợc hình thành ở ngƣời học:

- Lí tƣởng nghề nghiệp.

- Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.

- Lòng tin, trƣớc hết là tin vào đạo học và tin vào chính mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)