Chức năng của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 75)

4 Từ năm 1890, nhà tâm lý học Williams James gọi là trí nhớ căn bản (Primary

5.2. Chức năng của ngôn ngữ

5.2.1. Chức năng chỉ nghĩa

Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó … với một sự vật, hiện tƣợng.

Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ mà các kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ngƣời đƣợc cố định lại, đƣợc tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau.

5.2.2. Chức năng thông báo

Ngôn ngữ đƣợc dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con ngƣời.

Chức năng thông báo của giao tiếp còn đƣợc gọi là chức năng giao tiếp. Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

5.2.3. Chức năng khái quát hoá

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tƣợng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tƣợng có chung thuộc tính bản chất. Vì vậy, ngôn ngữ là một phƣơng tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.

Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra mà phải dùng ngôn ngữ làm công cụ, phƣơng tiện. Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này.

Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo (giao tiếp) là cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp, con ngƣời mới thu nhận đƣợc các tri thức, do đó mới điều chỉnh đƣợc hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng khái quát hoá cũng là một quá trình giao tiếp, song ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện chức năng thông báo và chức năng khái quát hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)