3. Nhận thức lí tính
4.1. Khái niệm trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dƣới hình thức biểu tƣợng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con ngƣời đã trải qua.
Là một quá trình tâm lí, trí nhớ phản ánh các sự vật hiện tƣợng đã tác động trƣớc đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ không phản ánh các sự vật hiện tƣợng đang tác động trực tiếp hay gián tiếp vào các giác quan mà phản ánh kinh nghiệm của con ngƣời. Các kinh nghiệm này là những hình ảnh cụ thể, những rung động, trải nghiệm, cảm xúc, tình cảm, ý nghĩ, tƣ tƣởng ....
Sản phẩm của quá trình trí nhớ là các biểu tƣợng. Biểu tƣợng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng nảy sinh trong óc khi sự vật, hiện tƣợng không còn tác động trực tiếp vào giác quan của con ngƣời. Mặc dù biểu tƣợng của trí nhớ là kết quả của sự chế biến và khái quát hóa các hình ảnh đã tri giác trƣớc đây, song so với hình tƣợng của quá trình tri giác, biểu tƣợng mang tính khái quát hơn. Vì vậy, không có hình tƣợng của quá trình tri giác thì không có biểu tƣợng của trí nhớ.
Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ không chỉ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của sự vật, hiện tƣợng, của tài liệu cần nhớ mà còn phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động. Con ngƣời ghi nhớ, gìn giữ và nhớ lại sâu sắc và đầy đủ hơn về các sự vật, hiện tƣợng hay tài liệu có liên quan nhiều tới nhu cầu, hứng thú, tình cảm ... của bản thân.
Trí nhớ là quá trình phức tạp gồm nhiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại. Các hành động này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể và tạo nên kho tàng trí nhớ của con ngƣời.