Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 38 - 42)

2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí

2.5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí

Nhà tâm lí học B.Ph.Lomop đã viết: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó là cái gì và nhƣ thế nào mà còn phải nghiên cứu xem cá nhân đó giao tiếp với ai và nhƣ thế nào”. Vì vậy, cùng với hoạt động, giao tiếp có một vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển tâm lí ngƣời.

Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con ngƣời. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự giao tiếp quá hạn chế của con ngƣời dẫn đến những hậu quả nặng nề. Đối với trẻ nhỏ, mặc dù đƣợc nuôi dƣỡng đầy đủ và vệ sinh

dung với các trẻ khác thì sự phát triển tâm lí và thần kinh thƣờng bị trì trệ và bệnh đói giao tiếp do nằm viện lâu ngày (hospitalism) là một ví dụ

điển hình.

Trong giao tiếp, con ngƣời không chỉ lĩnh hội nền văn hóa xã hội và biến thành kinh nghiệm của cá nhân mà còn nhận thức đƣợc chính bản thân mình, tự đối chiếu, tự so sánh mình với ngƣời khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình nhƣ một nhân cách để hình thành hệ thống thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân. Nói cách khác, qua giao tiếp con ngƣời hình thành năng lực tự ý thức.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hoạt động là gì? Phân tích các đặc điểm của hoạt động trong tâm lí học.

2. Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vĩ mô của hoạt động.

3. Giao tiếp là gì? Nêu các chức năng của giao tiếp.

4. Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển hiện tƣợng tâm lí ngƣời.

5. Hãy chứng minh luận điểm tâm lí học sau: “Các hiện tượng tâm lí

người được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động”.

6. Hãy ghép các đặc điểm của hoạt động (cột I) tƣơng ứng với các tình huống cụ thể (cột II).

Cột I Cột II

1. Tính đối tƣợng. a. Ngay từ những ngày đầu học đại học, Trung đã đặt ra mục tiêu là phải đạt đƣợc kết quả học tập tốt. Nhờ đó, Trung đã vƣợt qua nhiều trở ngại gặp phải trong quá trình học tập để đạt đƣợc mục tiêu đó.

2. Tính chủ thể. b. Hôm qua, con mèo nhà Hằng đã bắt đƣợc một con chuột rất to.

3. Tính mục đích. c. Để chuẩn bị cho buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, mỗi thành viên trong lớp đƣợc phân công một nhiệm vụ: Hùng phụ trách mƣợn phòng, Huy làm panô, Dƣơng chuẩn bị hoa và khăn trải bàn ....

4. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.

d. Trong giờ học môn Anh văn về chủ đề giao thông, cô Hồng đã nêu ra rất nhiều các tình huống khác nhau liên quan tới chủ đề này. Sinh viên trong lớp rất tích cực đƣa ra các ý kiến để giải quyết các tình huống đó.

e. Khi học ngoại ngữ, Hoa thƣờng sử dụng các tờ giấy nhiều màu sắc để ghi từ mới hay cấu trúc câu cần ghi nhớ và đính lên các vị trí khác nhau trong nhà. Nhờ đó, Hoa có thể học ngoại ngữ bất kì lúc nào.

Năm 1925, tại nƣớc Đức có đăng tin về ngƣời thanh niên có tên là Caxpa Haode (khoảng 16 - 17 tuổi), ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín. Caxpa Haode đã sống ở đó trong nhiều năm, bằng những thức ăn do ngƣời khác ném xuống. Khi đƣợc đƣa ra khỏi hầm kín, về mặt thể lực, Haode yếu hơn những đứa trẻ phát triển bình thƣờng, thậm chí yếu hơn hẳn những đứa trẻ đƣợc thú vật nuôi. Tuy nhiên, về mặt trí tuệ, Caxpa Haode không khác gì những đứa trẻ đƣợc thú vật nuôi.

8. Trƣờng hợp nào dƣới đây không phải là giao tiếp: a. Hai sinh viên đang nói chuyện vui vẻ với nhau.

b. Trong giờ học, giáo viên nêu câu hỏi và sinh viên trả lời. c. Hai vệ tinh nhân tạo đang phát và thu tín hiệu của nhau. d. Anh B trao đổi công việc với đối tác bằng điện thoại di động.

9. Trƣờng hợp nào dƣới đây là giao tiếp:

a. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau. b. Con mèo đang rình bắt chuột.

c. Vừa chơi games online, Hùng vừa nhắc đi nhắc lại các từ “trúng rồi”, “trƣợt rồi”.

d. Trƣớc khi đi học, mẹ thƣờng dặn Hoa phải cẩn thận khi tham gia giao thông.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)