2.1. Khái niệm hoạt động học nghề
Học theo nghĩa nguyên thuỷ là bản tính của con ngƣời (có ở cả con vật) hƣớng vào việc tiếp thu kinh nghiệm, sự hiểu biết và kĩ năng của giống loài giúp cho cá thể tồn tại trong cuộc sống. Học đối với con ngƣời nói chung là thu thập kiến thức, rèn luyện kĩ năng bằng những phƣơng pháp khác nhau.
Để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (kinh nghiệm xã hội), con ngƣời có các cách học khác nhau.
Cách học đầu tiên là học nhờ trải nghiệm trong cuộc sống, qua đó con ngƣời tích luỹ đƣợc kinh nghiệm và những hiểu biết nhất định. Cách học này chỉ giúp con ngƣời lĩnh hội đƣợc những kinh nghiệm không trùng hợp với những mục đích trực tiếp của hoạt động hay hành vi, liên quan trực tiếp tới nhu cầu, hứng thú cá nhân, các nhiệm vụ trƣớc mắt; chỉ đƣa lại những tri thức tiền khoa học, có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc, không hệ thống; chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày trực tiếp mang lại.
Học theo phƣơng thức nhà trƣờng, đƣợc tổ chức tự giác từ nhà nƣớc và xã hội, đƣợc thực hiện trong trƣờng học. Phƣơng thức nhà trƣờng ở đây đƣợc dùng hàm chứa trong đó nội dung, phƣơng pháp dạy - học, cả phƣơng thức tổ chức dạy - học. Đây là một dạng hoạt động đặc thù của con ngƣời. Hoạt động này chỉ có thể thực hiện ở một trình độ khi mà con ngƣời có đƣợc khả năng điều chỉnh những hành động của mình bởi mục đích đã đƣợc ý thức. Khả năng này chỉ đƣợc hình thành vào lúc 5-6 tuổi. Chỉ có thông qua hoạt động học theo phƣơng thức nhà trƣờng mới hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học cũng nhƣ những cấu trúc tƣơng ứng của hoạt động tâm lí và sự phát triển toàn diện nhân cách ngƣời học.
Cùng với cách học nhờ trải nghiệm trong cuộc sống, học theo phƣơng thức nhà trƣờng, tự học là phƣơng pháp học tập đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Tự học đòi hỏi tính độc lập và tính kiên trì rất cao ở ngƣời học. Trong điều kiện hiện nay, tự học kết hợp với phƣơng thức nhà trƣờng là phƣơng pháp học tập đem lại hiệu quả cao.
Hoạt động học nghề là quá trình học sinh, sinh viên học nghề tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và hình thành các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho bản thân dƣới sự định hƣớng, tổ chức, điều khiển của ngƣời giáo viên dạy nghề.
Hoạt động học nghề là hoạt động chủ thể học nghề hƣớng vào tiếp nhận và giải quyết hệ thống các nhiệm vụ học để lĩnh hội tri thức, kĩ năng nghề. Thông qua việc thực hiện hệ thống các nhiệm vụ học nghề, các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mới đƣợc hình thành ở ngƣời học nghề.
2.2. Đặc điểm hoạt động học nghề
2.2.1. Mục đích của hoạt động học nghề
Hoạt động học nghề hƣớng vào làm thay đổi chính bản thân chủ thể học nghề. Nói cách khác, sự thay đổi trong và sau quá trình học nghề của ngƣời học nghề là tri thức và năng lực nghề nghiệp của bản thân thông qua quá trình tiếp thu, lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp của nhân loại. Sự thay đổi và phát triển tâm lí của ngƣời học nghề phụ thuộc nhiều vào mức độ nhận thức đầy đủ mục đích của hoạt động học nghề.
2.2.2. Đối tượng của hoạt động học nghề
Đối tƣợng của hoạt động học nghề là hệ thống tri thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Các đối tƣợng này luôn tồn tại khách quan trong nền văn hóa xã hội của loài ngƣời, trong các nghề nghiệp cụ thể và đƣợc chắt lọc, lựa chọn để đƣa vào chƣơng trình học trong hệ thống các trƣờng nghề. Dƣới sự định hƣớng, tổ chức và điều khiển của giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề tích cực, chủ động và sáng tạo lĩnh hội các đối tƣợng này cũng nhƣ chuyển biến chúng thành những hiểu biết, kĩ năng, năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Trong khi tổ chức các hoạt động học nghề, việc xây dựng các đối tƣợng của hoạt động học nghề cần tuân theo các yêu cầu của tâm lí học dạy học nhƣ sau:
- Các tri thức, kĩ năng phải đƣợc sắp xếp một cách hợp lí, theo một hệ thống phù hợp với cấu trúc của đối tƣợng kĩ thuật - quy trình công nghệ.
- Phƣơng thức giải quyết các nhiệm vụ học tập luôn ở trạng thái ẩn tàng vào trong đối tƣợng học tập. Chủ thể học tập chỉ tìm thấy đƣợc phƣơng thức giải quyết các nhiệm vụ học tập này thông qua chính hành động của chủ thể.
- Hệ thống các tri thức, kĩ năng đƣợc xây dựng theo nguyên lí vừa - đủ và sắp xếp theo một logic xác định sao cho sau khi giải quyết đƣợc chúng, học sinh, sinh viên học nghề có khả năng suy nghĩ và hành động đúng để tự tìm ra phƣơng pháp giải tối ƣu, hợp lí nhất cho tất cả các bài toán kĩ thuật mới, cao
hệ thống các tri thức, kĩ năng nghề nghiệp cũng cần chú ý tới tính vừa sức với ngƣời học nghề.
2.2.3. Nhiệm vụ của hoạt động học nghề
Học sinh, sinh viên học nghề có nhiệm vụ tái tạo lại đối tƣợng của hoạt động học nghề để chuyển tải nội dung của chúng thành hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ đạo đức và năng lực nghề nghiệp của bản thân thông qua việc thực hiện các hành động học tập. Trong quá trình thực hiện hệ thống các nhiệm vụ học nghề, học sinh sinh viên học nghề sẽ lĩnh hội đƣợc cả tri thức và phƣơng thức làm ra tri thức, thái độ và đạo đức trong hành vi - ứng xử cho mình.
2.2.4. Phương tiện của hoạt động học nghề
Hoạt động học nghề đƣợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các phƣơng tiện vật chất và tinh thần. Các phƣơng tiện vật chất gồm phòng học, xƣởng trƣờng, trang thiết bị thực hành ... Các phƣơng tiện tinh thần gồm hệ thống tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, bầu không khí học tập, tinh thần trách nhiệm ... Cả hai loại phƣơng tiện này đều có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên học nghề.
2.3. Hình thành hoạt động học nghề
Từ khái niệm và đặc điểm của hoạt động học nghề, ta thấy rằng việc hình thành hoạt động học nghề là mục tiêu quan trọng của hoạt động dạy nghề. Hoạt động dạy nghề phải đƣợc tổ chức sao cho thông qua đó, học sinh học nghề tổ chức đƣợc hoạt động học một cách tốt nhất, giúp họ tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng nghề một cách chủ động và có hiệu quả.
2.3.1. Hình thành động cơ học nghề
Động cơ học tập của học sinh, sinh viên học nghề chính là nhu cầu đƣợc mỗi học sinh, sinh viên học nghề nhận thức, trở thành động lực thôi thúc họ học tập. Nói cách khác, động cơ học tập là cái mà, vì nó, học sinh, sinh viên học nghề thực hiện hoạt động học.
Trong cùng một lớp học, học sinh, sinh viên học nghề có cùng đối tƣợng học tập song tại mỗi thời điểm khác nhau và ở những học sinh khác nhau có thể có động cơ khác nhau, ở một học sinh có thể có vài ba động cơ khác nhau, hoặc có sự chuyển hoá giữa các động cơ. Trong thực tế, có những học sinh chăm chỉ, tự giác học tập là do mong muốn lĩnh hội nội dung học tập và hình thành kĩ năng của nghề; song có những học sinh chăm học là do sức ép của gia đình, bạn bè ...; có những em cố gắng học tập là do muốn nhận phần thƣởng của gia đình hoặc nhà trƣờng cho thành tích học tập của mình ...
Nhìn chung, mỗi học sinh, sinh viên học nghề đồng thời có vài ba động cơ học tập khác nhau, nhƣng chỉ có một động cơ học tập chiếm ƣu thế, động cơ đích thực, động cơ chân chính là động cơ xuất phát từ chính đối tƣợng của hoạt động học, từ chính việc lĩnh hội nội dung học tập, và đó là động cơ đúng đắn.
Động cơ học nghề không có sẵn, cũng không thể áp đặt từ ngoài mà cần đƣợc hình thành dần dần trong quá trình học sinh, sinh viên học nghề ngày càng đi sâu vào chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức của giáo viên dạy nghề.
Muốn hình thành động cơ học tập cho học sinh, sinh viên học nghề, trong từng tiết học, từng ca thực hành, giáo viên phải tổ chức cho ngƣời học tự phát hiện ra những điều mới lạ, gây đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp cho học sinh. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hình thành hứng thú, nhu cầu, năng lực, xu hƣớng kĩ thuật cho học sinh, sinh viên học nghề thông qua việc cải tiến nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học nghề.
2.3.2. Hình thành nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể hoá nội dung học tập thành việc học cụ thể mà mỗi học sinh phải thực hiện để có đƣợc sản phẩm nhất định. Đó chính là các đơn vị kiến thức và kĩ năng cụ thể (mục tiêu) cùng với phƣơng tiện cần thiết tƣơng ứng để học sinh có thể thực hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác tƣơng ứng để đạt sản phẩm học tập theo quy định.
Nhƣ vậy, mỗi tiết học, mỗi bài học có thể có một hay nhiều nhiệm vụ học tập cụ thể. Nhiệm vụ học tập khác với nhiệm vụ trong các loại hình hoạt động khác (ví dụ nhiệm vụ trong lao động sản xuất). Sự khác biệt là ở chỗ, nhiệm vụ trong lao động sản xuất cũng làm ra sản phẩm nhƣng không tạo ra năng lực mới, nhiệm vụ học tập hƣớng vào việc tạo ra năng lực mới thể hiện ở kết quả học tập.
Nhiệm vụ học tập là nhân tố quan trọng của hoạt động học vì không có nhiệm vụ học tập thì hoạt động học không thể thực hiện các hành động, các thao tác học, và nhƣ vậy sẽ không thể đạt tới kết quả .
2.3.3. Hình thành hành động học nghề
Hành động học nghề là cách thực hiện nhiệm vụ học tập, gồm các hành động: hành động phân tích, hành động mô hình hoá, hành động cụ thể hoá, hành động kiểm tra đánh giá.
Hành động phân tích: Đây là hành động tiên quyết trong hoạt động
lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Đó là cách tiếp cận tài liệu học tập và qua đây ngƣời học phát hiện đƣợc đối tƣợng cần chiếm lĩnh trong các mối quan hệ nội tại của nó. Sự tìm kiếm, phát hiện lôgic, mối quan hệ chung đó tạo nên nội dung hoạt động tƣ duy và là điểm xuất phát trong quá trình hình thành tri thức, khái niệm của học sinh, sinh viên học nghề.
Hành động mô hình hoá: Đây là cách thức ngƣời học ghi lại quá
trình và kết quả thực hiện hành động phân tích ở trên dƣới dạng mô hình và ký hiệu. Mô hình là sự diễn đạt lôgic khái niệm một cách trực quan, nhờ đó mà khái niệm đƣợc chuyển từ bên ngoài vào bên trong đầu ngƣời học. Quá trình đó diễn ra theo tiến trình sau:
Trong quá trình học tập, ngƣời học thƣờng sử dụng hai loại mô hình sau:
- Mô hình vật chất gồm mô hình tĩnh và mô hình động.
- Mô hình tƣ tƣởng gồm mô hình hình ảnh, mô hình ký hiệu và mô hình tƣ duy.
Giữa mô hình và đối tƣợng có quan hệ với nhau theo hai tính chất sau:
- Mô hình giống đối tƣợng ở chỗ nó thay thế đối tƣợng về một số thuộc tính và một số mặt nào đó, nên gọi là tính chất nhận thức của mô hình.
- Mô hình khác đối tƣợng ở chỗ nó chỉ chứa đựng những thuộc tính của đối tƣợng mà ngƣời học cần xem xét, lĩnh hội, còn những thuộc tính khác của đối tƣợng mà ngƣời học không cần xem xét, không cần lĩnh hội thì không đƣa vào mô hình.
Trên thực tế, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thƣờng ít có điều kiện tiếp cận với đối tƣợng thật (vật thật), mà thƣờng chỉ tiếp cận với đối tƣợng thay thế (vật thay thế hay mô hình). Do vậy, mô hình là sản phẩm của một công đoạn trong quá trình học tập của ngƣời học, nhƣng mô hình cũng có thể là phƣơng tiện, là vật thay thế để qua đó ngƣời học tiếp cận, nghiên cứu về đối tƣợng.
Hành động cụ thể hoá: Qua hành động phân tích và hành động mô
hình, học sinh, sinh viên học nghề bƣớc đầu lĩnh hội đƣợc tri thức lí luận và phƣơng pháp khái quát tƣơng ứng đƣợc định trƣớc trong nhiệm vụ học có tính chất nhƣ mẫu mới, và nhƣ vậy cũng tạo ra đƣợc cái mới ở ngƣời
Mô hình Đối tƣợng
(khái niệm bên ngoài)
Khái niệm (trong đầu)
học. Nhƣng nhiệm vụ thực tiễn cụ thể và nhiệm vụ cùng loại phong phú, đa dạng nên ngƣời học phải dùng phƣơng pháp chung đƣợc hình thành qua các hành động trên để giải quyết những nhiệm vụ đó tới độ nhất định thì mới có đƣợc kiến thức và kĩ năng tƣơng ứng một cách chắc chắn. Hành động cụ thể hoá chính là khâu hành trong học - hành, hay khâu luyện tập trong học - tập.
Hành động kiểm tra và đánh giá: Quá trình học sinh, sinh viên học
nghề thực hiện các hành động học tập nêu trên là quá trình ngƣời học tự làm ra sản phẩm học tập của mình. Sản phẩm này, một mặt, thể hiện quá trình thực hiện các hành động học (cách học) và kết quả tƣơng ứng cũng nhƣ sản phẩm cuối cùng, mặt khác, cái đọng lại trong mỗi ngƣời học sẽ là nhân tố góp phần tạo nên năng lực mới cho ngƣời học. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá và trên cơ sở đó điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện các hành động học nhằm giải quyết nhiệm vụ cụ thể đặt ra cũng đƣợc coi nhƣ thành tố quan trọng không thể thiếu đƣợc trong cấu trúc hoạt động học nghề.
Hành động kiểm tra và đánh giá có chức năng định hƣớng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh, sinh viên học nghề. Hành động này đi kèm các hành động khác trong quá trình học tập của ngƣời học từ khi khởi đầu đến khi đạt kết quả cuối cùng. Do vậy, để đánh giá kết quả của ngƣời học nghề, phải kết hợp cả đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng, kết hợp cách đánh giá tự luận và đánh giá kiểu trắc nghiệm. Hành động kiểm tra đánh giá cũng có thể tạo nên động lực học tập cho ngƣời học.
Nhƣ vậy, hình thành hoạt động học nghề chính là thực hiện hoạt động dạy nghề của giáo viên với mục tiêu và những việc làm cụ thể đƣợc xác định trƣớc. Trong quá trình dạy học, hình thành hoạt động học nghề cho ngƣời học là rất quan trọng, có tính quyết định chất lƣợng và hiệu quả dạy và học.