2.1. Sự thích nghi của học sinh, sinh viên học nghề với cuộc sống và hoạt động mới
Bƣớc chân vào trƣờng nghề, một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng mở rộng ra trƣớc mắt thanh niên học nghề. Trong môi trƣờng mới này, để hoạt động học tập có kết quả, thanh niên học nghề phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn ra trong trƣờng nghề. Quá trình thích nghi này chủ yếu tập trung ở các mặt nhƣ nội dung học tập tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, phƣơng pháp học tập kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với việc học kiến thức chuyên môn, môi trƣờng sinh hoạt mở rộng, nội dung và cách thức giao tiếp phong phú và đa dạng...
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thanh niên học nghề cần có thời gian nhất định để thích ứng với tất cả những vấn đề trên. Sự thích ứng này ở mỗi thanh niên không hoàn toàn nhƣ nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trƣờng sống cụ thể quy định. Có những thanh niên học nghề dễ dàng và nhanh chóng hoà nhập với môi trƣờng xã hội mới, nhƣng lại gặp khó khăn trong việc thích ứng với phƣơng pháp và cách thức học mới. Có ngƣời cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức chuyên môn và rèn luyện năng lực thực hành nghề nhƣng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè và các nhóm hoạt động trong lớp, trong trƣờng. Một số thanh niên học nghề hoà đồng, cởi mở, một số khác lại thận trọng, khép kín.
Kết quả nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, sau một thời gian học tập ở trƣờng nghề, đa số học sinh, sinh viên học nghề thích ứng khá nhanh chóng với môi trƣờng xã hội mới. Khó khăn có tính chất bao trùm hơn cả là việc thích nghi đƣợc với nội dung, phƣơng pháp học tập mới có tính chất rèn luyện năng lực nghề nghiệp. Mức độ thích nghi này có ảnh hƣởng trực tiếp tới thành công trong học tập của thanh niên. Ở đây, bản thân học sinh, sinh viên học nghề gặp phải một loạt mâu thuẫn cần giải quyết nhƣ:
- Mâu thuẫn giữa ƣớc mơ, mong muốn của bản thân với khả năng thực hiện ƣớc mơ đó.
- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chƣơng trình học theo thời gian biểu nhất định.
- Mâu thuẫn giữa lƣợng thông tin nhiều trong xã hội với khả năng và thời gian có hạn.
Việc giải quyết các mâu thuẫn trên một cách hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thích nghi của học sinh, sinh viên học nghề với cuộc sống và hoạt động mới ở trƣờng nghề.
2.2. Đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề
Sự hoàn thiện của hệ thần kinh đã tạo điều kiện cho khả năng nhận thức của thanh niên học nghề rất phát triển. Việc tiếp thu tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp đƣợc gắn liền với việc rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp. Do tính chất và nội dung các môn học ở trƣờng nghề hoàn toàn thay đổi so với thời kì học phổ thông nên các phƣơng thức lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cũng thay đổi. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở số lƣợng và mức độ sâu sắc của các sự kiện đƣợc nhận thức mà còn ở chính bản thân các quá trình tâm lí và trạng thái tâm lí của thanh niên học nghề.
Các quá trình nhận thức nhƣ cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, chú ý, trí nhớ, biểu tƣợng kĩ thuật của thanh niên học nghề đã đƣợc phát triển với chất lƣợng mới.
Khả năng phân biệt màu sắc, ánh sáng, độ tinh của thính giác cũng nhƣ sự tri giác không gian tăng lên rất nhiều so với lứa tuổi trƣớc.
Khả năng tập trung và phân phối chú ý tăng lên rõ rệt nhờ sự ý thức đƣợc trong quá trình chú ý. Mặc dù khả năng chú ý có chủ định của thanh niên học nghề tốt, song cũng có hiện tƣợng vờ chú ý.
Tƣ duy của thanh niên học nghề khá phát triển, nhất là tƣ duy trừu tƣợng logic. Nhờ khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh đã phát triển nên họ có khả năng nhận ra những gì là chủ yếu, thứ yếu ở các đối tƣợng, các vấn đề đang đƣợc họ quan tâm. Càng về cuối lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề, tính độc lập trong học tập, trong rèn luyện của họ càng đƣợc bộc lộ rõ hơn.
2.3. Đời sống tình cảm của học sinh, sinh viên học nghề
Đời sống tình cảm của thanh niên học nghề đƣợc biểu hiện phong phú và đa dạng ở nhiều mặt.
Tình cảm cấp thấp của học sinh, sinh viên học nghề đã mang đầy đủ tính xã hội trong nội dung và hình thức biểu hiện. Các tình cảm cấp cao nhƣ tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ của thanh niên học nghề đã đƣợc phát triển. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của thanh niên học nghề. Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kì trƣớc đó. Hầu hết thanh niên học nghề biểu lộ sự chăm chỉ, say mê đối với nghề đã chọn. Để thoả mãn tình
mà còn tự học thêm, tham gia các khoá học khác … Chính tình cảm trí tuệ này làm cho lƣợng tri thức và kĩ năng nghề nghiệp của thanh niên học nghề tích luỹ đƣợc thƣờng rất lớn, vƣợt xa những thanh niên học nghề khác không có loại tình cảm này về mọi mặt.
Hơn ai hết, thanh niên học nghề là ngƣời yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái, đạo đức cũng nhƣ vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật, hiện tƣợng của thiên nhiên do con ngƣời tạo ra. Khác với những lứa tuổi trƣớc, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở lứa tuổi này biểu lộ một chiều sâu rõ rệt.
Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi thanh niên học nghề tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời trung học phổ thông tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ. Bên cạnh đó, việc hình thành những tình bạn mới ở trƣờng nghề cũng không kém phần bền vững. Tình bạn ở tuổi này làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của thanh niên học nghề.
Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi thanh niên học nghề là một lĩnh vực rất đặc trƣng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến cuối thời kì thanh niên học nghề thì phát triển với một sắc thái mới. Nhìn chung, tình yêu nam nữ ở lứa tuổi này rất đẹp và lãng mạng song loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở các thanh niên học nghề do hoàn cảnh, điều kiện và kế hoạch đƣờng đời của mỗi ngƣời khác nhau.
Trong tình yêu, thanh niên học nghề gặp phải những mâu thuẫn nội tại nhƣ mâu thuẫn giữa những đòi hỏi của tình yêu với môi trƣờng sống của tập thể khó biểu hiện điều đó, mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức nhiều và việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp phức tạp, đa dạng với thời gian có hạn trong học tập, mâu thuẫn giữa việc còn phụ thuộc kinh tế gia đình với một tình yêu say đắm, muốn thành vợ chồng và sống độc lập … Trong khi giải quyết những mâu thuẫn này, học sinh, sinh viên học nghề gặp không ít khó khăn nên không ít tình yêu dẫn tới bế tắc. Do vậy, nhiều thanh niên học nghề đã chọn cho mình con đƣờng tập trung học tập trong thời gian học tập tại trƣờng nghề. Cách thức này mang lại hiệu quả trong học tập, giúp các em vững vàng và chín chắn hơn trong cuộc sống.
Lứa tuổi thanh niên học nghề còn có một loại tình cảm mới chớm nở, đó là lòng yêu nghề. Khi mới bƣớc chân vào trƣờng nghề, lòng yêu nghề của học sinh, sinh viên học nghề có khi chƣa đƣợc hình thành hoặc mới chớm nở vì các em chƣa thực sự bƣớc vào nghề. Lòng yêu nghề ngày càng đƣợc hình thành và phát triển đúng đắn trong quá trình học tập tại các trƣờng nghề và sau này khi tham gia trực tiếp vào hoạt động lao
động sản xuất. Nhờ có lòng yêu nghề, thanh niên học nghề yên tâm, hăng say học tập và rèn luyện các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp. Tuy nhiên, tình cảm nghề nghiệp này chỉ đƣợc xây dựng trên cơ sở thanh niên học nghề có nhận thức đúng về nghề. Vì vậy, việc bồi dƣỡng để thanh niên học nghề có nhận thức đúng về nghề đang học và xây dựng lòng yêu nghề cho các em là một yêu cầu rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên ở các trƣờng nghề.
2.4. Sự phát triển nhân cách của lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề
Học sinh, sinh viên học nghề đã có ý thức về mọi phƣơng diện khi xác định rõ mục đích cho mọi hoạt động, các mối quan hệ và nỗ lực vƣơn tới để đạt đƣợc nó bằng tự ý thức của bản thân.
Tự ý thức, thế giới quan, phẩm chất và năng lực của thanh niên học nghề phát triển với chất lƣợng mới. Trong nhân cách của thanh niên học nghề đã tích hợp đƣợc những phẩm chất cần thiết mang tính dân tộc, tính nhân loại, tính kĩ thuật nghề nghiệp và tính công nghệ.
Khuynh hƣớng nghề nghiệp của thanh niên học nghề rõ ràng. Do đó, việc định hƣớng nghề có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động học nghề của các em.
Thanh niên học nghề đã biết cách lựa chọn một lối sống, một lí tƣởng và con đƣờng đời nhất định. Các em đã biết xác định rõ cái gì là tốt - xấu, thiện - ác, đẹp - không đẹp. Trƣớc mắt thanh niên học nghề còn có nhiều thứ cám dỗ, hấp dẫn buộc các em phải đắn đo, suy nghĩ, hành động và quan hệ theo những chuẩn mức đạo đức của xã hội để sống với tƣ cách là một công dân, một chủ thể có ý thức, một ngƣời lao động.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề.
2. Phân tích đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm này đối với hoạt động dạy học và giáo dục trong trƣờng nghề.
3. Trình bày đặc điểm đời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề.
Chƣơng 6