4 Từ năm 1890, nhà tâm lý học Williams James gọi là trí nhớ căn bản (Primary
4.5. Quên và cách chống quên
Quên là không tái hiện đƣợc nội dung đã ghi nhớ trƣớc đây vào thời điểm cần thiết. Hiện tƣợng quên diễn ra ở nhiều mức độ:
- Quên hoàn toàn: là không nhớ lại đƣợc, không nhận lại đƣợc những hình ảnh đã đƣợc ghi nhớ.
- Quên cục bộ: là không nhớ lại đƣợc nhƣng nhận lại đƣợc những hình ảnh đã đƣợc ghi nhớ.
- Hiện tƣợng sực nhớ tức là trong một thời gian dài không thể nhớ lại đƣợc nhƣng trong một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại đƣợc.
4.4.1. Quy luật quên
Sự quên diễn ra theo quy luật nhất định:
- Ngƣời ta thƣờng quên những gì không liên quan hoặc ít liên quan, không phù hợp với hứng thú, sở thích của cá nhân.
- Những cái không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ quên.
- Ngƣời ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh.
- Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trƣớc; quên cái đại thể, chính yếu sau.
- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần (quy luật Ebin Gao). - Về nguyên tắc, quên là một hiện tƣợng hợp lí và hữu ích.
4.4.2. Biện pháp chống quên
- Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của học sinh, làm cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành đƣợc nhu cầu, hứng thú của học sinh đối với tài liệu đó.
- Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học nhƣ học sinh giải lao khi chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tƣơng tự.
- Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trƣờng về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới.
5. Ngôn ngữ