Định mức lao động hợp lí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 185 - 187)

4. Một số cách thức tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học

4.1. Định mức lao động hợp lí

Định mức lao động là đề ra tiêu chuẩn về số lƣợng và chất lƣợng công việc phải đạt đƣợc trong một đơn vị thời gian.

Về nguyên tắc, định mức lao động là xác định sự hao phí cần thiết về thời gian để thực hiện một công việc.

Xây dựng định mức lao động dựa trên các cơ sở sau:

1. Định mức lao động phải dựa trên cơ sở kĩ thuật, tức là phải xây dựng trên cơ sở những thông số của thời gian, của phƣơng tiện lao động, đối tƣợng lao động, phƣơng pháp thao tác hợp lí và

trình độ hiểu biết về khoa học lao động và tổ chức lao động. Cụ thể:

- Về thời gian lao động, định mức lao động phải tính đến sự hao phí thời gian đã đƣợc quy chế hóa trong thực hiện các hành động lao động có liên quan với nhau về mặt kĩ thuật.

- Về thiết bị, định mức lao động phải tính đến các thông số làm việc của các thiết bị nhƣ số lƣợng máy, tình trạng máy, công suất máy, chế độ làm việc của máy.

- Định mức lao động phải tính đến các thủ thuật lao động bằng tay, thủ thuật khi sử dụng máy, các cử động hợp lí, cử động thừa. - Định mức lao động dựa trên trình độ tổ chức lao động: lập kế

hoạch lao động, phân công và hợp tác lao động, bố trí nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc, cải thiện các điều kiện lao động ... 2. Định mức lao động phải dựa trên cơ sở kinh tế, nghĩa là phải

nghiên cứu ngày công lao động, thời gian lao động, thời gian lao động kinh tế nhất, các yếu tố phẩm chất vật liệu, cách sử dụng vật liệu, hợp lí hóa dây chuyền lao động ...

3. Định mức lao động dựa trên cơ sở tâm sinh lí, nghĩa là phải xác định đƣợc khả năng của con ngƣời khi thực hiện mỗi yếu tố của công việc, sự hao phí về thể lực của con ngƣời trong khi thực hiện một công việc, những yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sinh lí của ngƣời lao động trong khi làm việc và ảnh hƣởng đến khả năng làm việc của con ngƣời.

4. Định mức lao động phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, xây dựng chế độ phân phối tiền lƣơng hợp lí, hình thức trả lƣơng phải phù hợp với mức độ tăng năng suất lao động.

5. Định mức lao động phải mang tính kế hoạch. Định mức kế hoạch thay đổi khi điều kiện vật chất thay đổi. Khả năng lao động của con ngƣời thay đổi, trình độ kĩ thuật thay đổi thì kế hoạch lao động cũng thay đổi.

6. Khi tiến hành định mức lao động phải dựa vào sự tham gia ý kiến đông đảo của ngƣời lao động, dựa vào kinh nghiệm phong phú của ngƣời lao động trong phong trào thi đua, phong trào phát huy sáng kiến kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 185 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)