3. Cơ sở tâm lí của việc lĩnh hội tri thức, phƣơng thức hành động và phƣơng thức tƣ duy
3.1. Lĩnh hội khái niệm
Khái niệm là toàn bộ những hiểu biết của con ngƣời đã đƣợc khái quát về một loại sự vật, hiện tƣợng nào đó.
Lĩnh hội khái niệm là sự phản ánh vào trong ý thức của mỗi ngƣời toàn bộ những hiểu biết mà loài ngƣời đã xác định đƣợc về một khái niệm nào đó. Sự lĩnh hội khái niệm của các môn học khác nhau có các đặc trƣng khác nhau.
Quá trình xây dựng khái niệm của loài ngƣời là quá trình sáng tạo ra khái niệm đó, còn quá trình lĩnh hội khái niệm là quá trình mỗi cá nhân tiếp thu những khái niệm đó dƣới dạng có sẵn đã đƣợc xác định. Song nhƣ thế không có nghĩa lĩnh hội là quá trình chuyển tải giản đơn, thụ động từ giáo viên sang ngƣời học mà thực sự nó là một quá trình tƣ duy tích cực vì ngƣời học lĩnh hội kinh nghiệm xã hội bằng kinh nghiệm của cá nhân.
Quá trình lĩnh hội khái niệm đƣợc biểu hiện ở hai thành phần sau: 1. Hiểu khái niệm: là quá trình hoà nhập khái niệm đó vào hệ thống
khái niệm đã có của bản thân theo một lôgic nhất định.
2. Vận dụng được khái niệm: Quá trình lĩnh hội khái niệm của mỗi
cá nhân diễn ra theo bốn mức độ sau:
- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc hiểu đƣợc những dấu hiệu không bản chất, những kinh nghiệm riêng lẻ của bản thân.
- Lĩnh hội khái niệm thông qua dấu hiện bản chất nhƣng không ứng với khái niệm đƣợc lĩnh hội.
- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc phản ánh đƣợc dấu hiện bản chất của khái niệm nhƣng không dựa trên những kinh nghiệm cảm tính, phong phú của cá nhân.
- Lĩnh hội khái niệm thông qua việc vừa nắm đƣợc dấu hiện bản chất của khái niệm, vừa vận dụng đƣợc chúng vào trong thực tiễn. Để hình thành khái niệm kĩ thuật - nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên học nghề, giáo viên dạy nghề cần xác định đƣợc trình độ tƣ duy và khả năng hiện có ngƣời học để hƣớng dẫn họ biết cách sử dụng vốn kinh nghiệm đã có vào việc lĩnh hội khái niệm mới. Giáo viên lựa chọn đối tƣợng học tập điển hình, phản ánh đƣợc đúng nội dung của chƣơng trình
đào tạo và dùng lời giảng để hình thành các thành phần của khái niệm. Giáo viên cũng cần biết cách lựa chọn các bài luyện tập và tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ vận dụng khái niệm và thực tiễn kĩ thuật - nghề nghiệp để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu khái niệm. Trong khi tổ chức cho học sinh lĩnh hội khái niệm, giáo viên cần phát huy cao độ tính tích cực, tự giác và độc lập của ngƣời học.