1. Khái quát về hoạt động nhận thức
Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con ngƣời phải nhận thức, tỏ thái độ (tình cảm) và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con ngƣời. Trong quá trình hoạt động, con ngƣời phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con ngƣời tỏ thái độ, tình cảm và hành động.
Hoạt động nhận thức của con ngƣời tuân theo quy luật chung: “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin). Trong việc nhận thức thế giới, con ngƣời có thể đạt tới những mực độ nhận thức khác nhau, từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Hoạt động nhận thức là một quá trình tâm lí có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng. Hoạt động nhận thức có phạm vi phản ánh rộng, nội dung phản ánh phong phú, đa dạng, bao gồm các thuộc tính bên ngoài và bên trong của sự vật hiện tƣợng, các mối liên hệ và quan hệ của sự vật, hiện tƣợng tồn tại trong thế giới khách quan. Hoạt động nhận thức gồm nhiều quá trình là cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, trí nhớ, ngôn ngữ. Sản phẩm của hoạt động nhận thức phong phú và đa dạng.
Hoạt động nhận thức gồm 2 giai đoạn: Mức độ nhận thức thấp là giai đoạn nhận thức cảm tính, gồm có quá trình cảm giác và quá trình tri giác. Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, con ngƣời phản ánh những thuộc tính bên ngoài, đang trực tiếp tác động vào giác quan; Mức độ nhận thức cao hơn là giai đoạn nhận thức lí tính, trong đó con ngƣời phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tƣợng. Giai đoạn nhận thức lí tính gồm có quá trình tƣ duy và quá trình tƣởng tƣợng.
Hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con ngƣời.