1. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí
1.1. Khái niệm hoạt động
Cuộc sống của con ngƣời là một dòng các hoạt động liên tục để thực hiện các quan hệ giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên và xã hội. Bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi cá thể ngƣời tự sinh thành ra mình, tự tạo ra nhân cách của mình. Vì vậy, hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về cả phía thế giới, cả phía con ngƣời.
Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau là quá trình đối tƣợng hoá và quá trình chủ thể hoá.
Quá trình đối tƣợng hóa là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nói cách khác, tâm lí ngƣời đƣợc bộc lộ, đƣợc khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. Quá trình này đƣợc gọi là quá trình xuất tâm.
Quá trình chủ thể hóa là quá trình chuyển từ phía khách thể vào bản thân chủ thể những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức nhân cách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới. Quá trình này còn đƣợc gọi là quá trình nhập tâm.
Nhƣ vậy, trong hoạt động con ngƣời vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình. Nói cách khác, tâm lí, ý thức và nhân cách đƣợc bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.
1.2. Đặc điểm của hoạt động
1.2.1. Tính đối tượng của hoạt động
Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tƣợng bởi hoạt động luôn nhằm tác động vào một cái gì đó để thay đổi nó hoặc để tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc của con ngƣời. Đối tƣợng của hoạt động là cái con ngƣời cần làm ra, cần chiếm lĩnh.
Ví dụ: đối tƣợng của hoạt động học tập là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; đối tƣợng của hoạt động vui chơi là các trò chơi, luật chơi … ; đối tƣợng
của hoạt động nghiên cứu khoa học là bản chất của sự vật, hiện tƣợng cần nghiên cứu …
Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, đối tƣợng của hoạt động không phải là một cái gì đó sẵn có, mà là cái gì đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động (hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập…).
1.2.2. Tính chủ thể của hoạt động
Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một ngƣời hoặc nhiều ngƣời.
Ví dụ: Ngƣời lao động là chủ thể của hoạt động lao động; Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy; Học sinh là chủ thể của hoạt động học.
1.2.3. Tính mục đích của hoạt động
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thoả mãn nhu cầu của con ngƣời và xã hội. Tính mục đích là quy luật điều khiển mọi hoạt động.
Ví dụ: Hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần để đảm bảo sự tồn tại của xã hội và bản thân; Hoạt động học tập để có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và chuẩn bị các điều kiện về phẩm chất và năng lực để bƣớc vào thế giới nghề nghiệp và cuộc sống.
Trƣớc khi tiến hành hoạt động, con ngƣời bao giờ cũng hình dung ra mục đích của hoạt động và mục đích này tồn tại dƣới dạng biểu tƣợng. Các biểu tƣợng sẽ chi phối con ngƣời hoạt động. Khi con ngƣời bắt tay vào hoạt động, các biểu tƣợng trên sẽ trở thành mục đích của hoạt động. Các biểu tƣợng này sẽ mất đi khi con ngƣời đạt đƣợc mục đích.
1.2.4. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
Trong hoạt động lao động, con ngƣời dùng công cụ lao động để tác động vào đối tƣợng lao động. Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tƣợng lao động tạo ra tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động.
Ví dụ : Để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, học sinh đã sử dụng bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo … Ở đây, các phƣơng tiện này là công cụ học tập để tác động vào đối tƣợng của hoạt động học.
Để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi ngƣời, con ngƣời sử dụng công cụ tâm lí là tiếng nói, chữ viết, con số, hình ảnh tâm lí …
Nhƣ vậy, công cụ lao động và công cụ tâm lí đều giữ chức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động.
1.3. Phân loại hoạt động
Dựa theo các tiêu chí phân loại khác nhau, ngƣời ta phân chia hoạt động thành các loại sau:
Thứ 1: Xét theo mối quan hệ giữa con ngƣời với đồ vật (chủ thể và
khách thể) và quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời (chủ thể và chủ thể), loài ngƣời có hai loại hoạt động là lao động và giao tiếp.
Thứ 2: Xét theo phƣơng diện phát triển cá thể, con ngƣời có bốn loại hoạt động cơ bản là vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội.
Thứ 3: Xét về phƣơng diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần), có
hai hoạt động:
- Hoạt động thực tiễn: là loại hoạt động hƣớng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.
- Hoạt động lí luận: là hoạt động diễn ra với hình ảnh, biểu tƣợng, khái niệm… để tạo ra sản phẩm tinh thần.
Hai loại hoạt động này luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Ngoài cách phân loại theo các tiêu chí nhƣ trên, ngƣời ta còn chia hoạt động thành bốn loại gồm hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hƣớng giá trị, hoạt động giao lƣu.
1.4. Cấu trúc của hoạt động
Đề cập tới cấu trúc của hoạt động là nói đến các thành phần tạo nên hoạt động và mối quan hệ giữa các thành phần đó. Nhà tâm lí học ngƣời Nga A.N.Lêônchiep đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm sáu thành tố là hoạt động, hành động, thao tác, động cơ, mục đích, phƣơng tiện và mối quan hệ của sáu thành tố trên.
Hoạt động của con ngƣời gắn liền một cách tất yếu với động cơ.
Không có hoạt động nào mà không có động cơ thúc đẩy. Để có động cơ
hoạt động, trƣớc hết phải có đối tƣợng ở bên ngoài cá nhân, có giá trị đối với cá nhân và làm nảy sinh ở cá nhân nhu cầu chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tƣợng đƣợc cá nhân ý thức, đối tƣợng của hoạt động sẽ trở thành động cơ. Nhƣ vậy, nguồn gốc bên ngoài, khách quan của động cơ là đối tƣợng mà cá nhân ý thức phải chiếm lĩnh. Sức hấp dẫn, lôi cuốn của đối tƣợng càng lớn thì động cơ thúc đẩy hoạt động càng cao. Vì vậy, có ý kiến cho rằng động cơ hoạt động giống nhƣ vectơ lực, xuất phát từ đối tƣợng và hƣớng về phía cá nhân.
Thành phần cơ bản tạo nên hoạt động của con ngƣời là những hành
động thực hiện hoạt động đó. Các hành động này đƣợc thúc đẩy bởi động
cơ, song lại hƣớng vào việc đạt đƣợc các mục đích cụ thể. Việc xác định các mục đích cụ thể của những hành động - đơn vị của hoạt động, một mặt, chịu sự chi phối của động cơ mà chúng phục vụ, song mặt khác, cũng phụ thuộc vào tình huống cụ thể, trong đó hoạt động đang diễn ra. Vì vậy, trên thực tế có thể quan sát thấy cùng một hành động (về hình thức là giống nhau) nhƣng lại có thể hƣớng tới những động cơ hoàn toàn khác nhau, hoặc chịu sự chi phối đồng thời bởi nhiều loại động cơ khác nhau nhƣng với những cƣờng độ mạnh, yếu khác nhau. Cũng có thể một động cơ đƣợc cụ thể hoá ra trong những mục đích khác nhau và điều đó tạo nên những hành động khác nhau tƣơng ứng. Tuy nhiên, sự phân tách động cơ - hoạt động và mục đích - hành động chỉ mang tính tƣơng đối, giữa chúng có sự chuyển hoá lẫn nhau, có những “bƣớc nhảy” chuyển hoá mục đích thành động cơ hoặc ngƣợc lại
Hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể. Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định cách thức cụ thể giải quyết nhiệm vụ. Cách thức này chính là các thao tác tạo nên hành động. Mục đích của hành động đƣợc thực hiện nhờ thao tác. Ngƣợc lại, các thao tác đƣợc quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngoài.
Cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong cấu trúc hoạt động. Sáu thành tố cùng với các mối quan hệ giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của hoạt động. Hoạt động là sự vận động của từng ngƣời, các thành tố và quan hệ giữa chúng là sản phẩm nảy sinh chính trong sự vận động của hoạt động.
Động cơ
Hành động
Thao tác Điều kiện,
phƣơng tiện Hoạt động
Tóm lại, cuộc sống của con ngƣời là một dòng các hoạt động liên tục. Dòng các hoạt động này bao gồm các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ tƣơng ứng. Hoạt động đƣợc hợp thành bởi các hành động theo một mục đích nhất định. Hành động do các thao tác hợp thành và tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể. Đó là cấu trúc vĩ mô của hoạt động ở con ngƣời.
1.5. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lí
Hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lí ngƣời. Hoạt động là hình thức quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực giữa con ngƣời với thế giới khách quan, là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời.
Khi phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, các nhà tâm lí học có đề cập tới khái niệm hoạt động chủ đạo. Hoạt động chủ đạo không đơn giản là hoạt động chiếm nhiều thời gian so với các hoạt động khác mà chủ yếu đó là hoạt động đƣợc chủ thể tập trung nhiều vào thực hiện. Hoạt động chủ đạo có ảnh hƣởng quyết định đến việc tạo nên các nét tâm lí mới, đến sự phát triển tâm lí của con ngƣời tại lứa tuổi đó và chuẩn bị cho bƣớc phát triển tiếp theo.