Sự lĩnh hội phương thức tư duy

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 144 - 148)

3. Cơ sở tâm lí của việc lĩnh hội tri thức, phƣơng thức hành động và phƣơng thức tƣ duy

3.3. Sự lĩnh hội phương thức tư duy

Tƣ duy có vai trò quan trọng trong việc vận dụng các tri thức nhƣ là một điều kiện, một thành phần tất yếu của hoạt động. Vì vậy, việc lĩnh hội các phƣơng thức tƣ duy cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động học.

Các kết quả nghiên cứu tâm lí học đã khẳng định sự cần thiết phải lĩnh hội các hành động trí tuệ (tƣ duy) khái quát và đặc trƣng với từng môn học riêng lẻ. Sự lĩnh hội các hành động này diễn ra theo 3 cách:

- Học thuộc lòng các phƣơng thức hành động cụ thể và nguyên tắc của chúng do giáo viên vạch ra.

- Dựa vào kinh nghiệm của nhiều ví dụ cụ thể về việc thực hiện các hành động đó.

- Lĩnh hội các vật định hƣớng đƣợc đƣa ra và nhờ chúng mà ngƣời học nhận thức đƣợc cấu trúc của hành động.

Cả ba cách trên đều có hiệu lực trong những điều kiện nhất định, nhƣng với mức độ phát triển đầy đủ của ngƣời học thì cách lĩnh hội thứ 3 là có hiệu quả nhất. Sự lĩnh hội các hành động trí tuệ đòi hỏi phải có sự

thu nhận thông tin về một trong các phƣơng thức nêu trên, luyện tập và di chuyển sang các tình huống khác.

Nhƣ vậy, sự lĩnh hội các phƣơng thức tƣ duy đòi hỏi ngƣời học phải tham gia thực hiện các cấu trúc thao tác, thực hiện các hành động trí tuệ hay tƣ duy ở những mức độ phức tạp và độc lập khác nhau. Việc lĩnh hội các phƣơng thức tƣ duy có liên quan chặt chẽ với các tri thức đƣợc xây dựng trên cơ sở các phƣơng thức đó. Vì vậy, sẽ không đúng nếu cho rằng các phƣơng thức tự nó sẽ dạy cách tƣ duy ở mức độ cần thiết và trong những thể hiện cần thiết.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ khiến khối lƣợng tri thức và kĩ năng nghề nghiệp của một ngành nghề tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, thời gian đào tạo trong hệ thống các trƣờng nghề có hạn và nhà trƣờng không thể cung cấp kiến thức cho ngƣời học đủ dùng đến suốt đời. Điều này đặt ra vấn đề cần bồi dƣỡng cho ngƣời học khả năng tự học, tự cập nhật tri thức và kĩ năng mới để dễ dàng thích ứng với môi trƣờng lao động luôn biến đổi. Để làm đƣợc điều này, nhà trƣờng cần chú trọng bồi dƣỡng và phát triển tƣ duy nói chung, nhất là tƣ duy kĩ thuật cho ngƣời học nghề.

Tƣ duy kĩ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, các quá trình kĩ thuật, hệ thống kĩ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn liên quan tới nghề kĩ thuật.

Nhƣ vậy, tƣ duy kĩ thuật xuất hiện trong lĩnh vực lao động kĩ thuật nhằm giải quyết những bài toán có tính chất kĩ thuật (nhiệm vụ hay tình huống có vấn đề trong kĩ thuật). Về mặt cấu trúc bên trong, tƣ duy kĩ thuật gồm có ba thành phần là khái niệm, hình ảnh và thực hành. Các thành phần này có mối quan hệ thống nhất biện chứng và không tách rời nhau.

Tƣ duy kĩ thuật có các đặc điểm sau:

- Tƣ duy kĩ thuật có tính chất lí luận và thực hành. Các thành phần lí luận của hoạt động tƣ duy đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ hành động vận dụng kiến thức kĩ thuật đã có, hành động hình thành khái niệm kĩ thuật kết hợp với những khái niệm đã lĩnh hội từ trƣớc … Các hành động thực hành gồm có hành động thử tìm tòi, hành động thực hiện, hành động kiểm tra và hành động điều chỉnh.

- Tƣ duy kĩ thuật có mối quan hệ chặt chẽ giữa thành phần khái niệm và hình tƣợng kĩ thuật (hình ảnh) trong hoạt động. Khi giải bài toán kĩ thuật, thành phần hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa cho việc lĩnh hội khái niệm, tri thức lí thuyết và tạo điều kiện để quá trình nắm vững và cụ thể hóa khái niệm đƣợc dễ dàng. Cùng

với việc vận dụng các khái niệm, ngƣời học phải hình dung trong đầu hình khối, sự chuyển động của đối tƣợng nghiên cứu (hình tƣợng). Nếu không có sự tác động qua lại giữa khái niệm và hình tƣợng thì không thể giải quyết đƣợc nhiều bài toán kĩ thuật. Tƣ duy kĩ thuật đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình giải các bài toán kĩ thuật. Trong dạy nghề, để thúc đẩy sự hình thành, phát triển tƣ duy kĩ thuật cho học sinh, sinh viên học nghề, giáo viên cần áp dụng các biện pháp sau:

- Cung cấp cho học sinh các phƣơng tiện tƣ duy - đó là các ngôn ngữ kĩ thuật và nhất là khái niệm kĩ thuật. Cần làm cho học sinh học nghề thông hiểu các khái niệm kĩ thuật của ngành nghề đang học, từ đó tạo dựng và khắc sâu các biểu tƣợng về đối tƣợng mà khái niệm phản ánh.

- Sử dụng hợp lí các phƣơng tiện trực quan để tạo ra hình ảnh trực quan cảm tính làm dữ liệu cho quá trình tƣ duy. Phƣơng tiện trực quan đƣợc chọn phải mang tính điển hình cho nhóm đối tƣợng cần phản ánh.

- Giao bài toán kĩ thuật cho học sinh, sinh viên học nghề dƣới dạng các tình huống có vấn đề để kích thích tƣ duy tích cực của ngƣời học.

- Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lí luận với kinh nghiệm thực tế, giữa hành động trí óc và hành động thực hành.

- Trong mọi hoạt động tìm tòi về kĩ thuật, cần tổ chức các hoạt động đa dạng để đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành.

- Thƣờng xuyên rèn luyện cho học sinh, sinh viên học nghề các thao tác tƣ duy cơ bản nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa...

- Cấu trúc của một bài dạy kĩ thuật phải phù hợp với logic của nội dung kĩ thuật và logic của quá trình nhận thức. Sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập và thứ tự các nội dung này trong bài dạy có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tƣ duy logic cho ngƣời học. Lĩnh hội phƣơng thức tƣ duy, nhất là tƣ duy kĩ thuật, đƣợc diễn ra trong một quá trình lâu dài dƣới tác động của nhiều yếu tố nhƣ hệ thống tri thức đƣợc trang bị, điều kiện kinh tế - kĩ thuật và môi trƣờng hoạt động kĩ thuật. Tuy nhiên, ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, tƣ duy đã đƣợc hình thành và phát triển từng bƣớc. Ngƣợc lại, sự phát triển

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích đặc điểm của hoạt động dạy nghề. 2. Phân tích cơ chế tâm lí của hoạt động dạy nghề. 3. Phân tích các đặc điểm của hoạt động học nghề. 4. Trình bày cơ sở tâm lí của việc lĩnh hội khái niệm.

5. Kĩ năng là gì? Nêu nội dung biểu hiện của từng mức độ kĩ năng. 6. Trình bày cơ chế tâm lí của việc hình thành kĩ năng.

7. Kĩ xảo là gì? Trình bày đặc điểm từng giai đoạn hình thành kĩ xảo.

8. Trình bày các quy luật hình thành kĩ xảo và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật này đối với việc hình thành kĩ xảo cho ngƣời học nghề.

9. Tƣ duy kĩ thuật là gì? Trình bày các đặc điểm của tƣ duy kĩ thuật. 10. Nêu các biện pháp hình thành tƣ duy kĩ thuật cho học sinh, sinh

Chƣơng 7

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)