TÂM LÍ HỌC DẠY NGHỀ 1 Hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 125 - 129)

1. Hoạt động dạy nghề

1.1.Khái niệm hoạt động dạy nghề

Hoạt động dạy nghề là hoạt động của ngƣời đƣợc đào tạo nghề dạy học (giáo viên), tổ chức và điều khiển hoạt động của ngƣời học nghề nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách .

Xét về bản chất của hoạt động dạy học, theo L.X.Vƣgôtxki, có hai kiểu dạy học ứng với hai kiểu định hƣớng khác nhau:

- Dạy học hƣớng vào mức độ hiện có của ngƣời học, đó là vùng phát triển hiện có. Trong vùng phát triển này, ngƣời học đã có tri

thức, kĩ năng và phƣơng pháp nhất định. Dạy học hƣớng vào vùng phát triển hiện có là dạy học hƣớng vào tri thức, phƣơng pháp học mà học sinh đã biết, đã nắm vững. Kiểu dạy học này không đem lại cái mới cho ngƣời học, mà chỉ nhằm củng cố những cái đã có, nghĩa là không tạo đƣợc sự phát triển.

- Dạy học hƣớng vào vùng phát triển gần nhất. Đó là vùng của

những điều học sinh chƣa biết, nhƣng các em có thể đạt đƣợc nhờ sự giúp đỡ của giáo viên và có thể bằng con đƣờng khác (do ngƣời khác giúp đỡ, tự học, tự tìm hiểu). Trong nhà trƣờng, giáo viên tổ chức quá trình phát triển của ngƣời học, dẫn dắt họ đạt tới

vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại hình thành vùng phát triển

gần nhất kế tiếp, và cứ thế học sinh lớn lên, tiếp tục có sự phát triển. Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho ngƣời học tri thức, hình thành kĩ năng và phƣơng pháp mới, đó là dạy học phát triển, hay là dạy học dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của ngƣời học. Hoạt động dạy nghề đƣợc cấu thành bởi các yếu tố chính là mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các yếu tố này chi phối hoạt động dạy của giáo viên, trong đó nội dung dạy học là yếu tố có tính pháp quy, không đƣợc phép thay đổi, còn giáo viên có thể chủ động điều khiển phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho hoạt động dạy đạt hiệu quả cao nhất. Để tiến hành hoạt động dạy nghề, giáo viên thực hiện những công việc cụ thể sau:

- Đƣa ra mục tiêu, yêu cầu, nghĩa là xác định sản phẩm học tập và tiêu chuẩn (mẫu) của sản phẩm đó (thƣờng gọi là yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ) đối với mỗi tiết học, bài học (mục tiêu của tiết

học, bài học). Mỗi tiết học là một đơn vị thời gian sƣ phạm, thƣờng đƣợc quy định khoảng 40 hoặc 45 phút hoặc 60 phút (với bài dạy tích hợp) còn bài học là một đơn vị kiến thức tƣơng đối hoàn chỉnh và có thể thực hiện trong một tiết hoặc vài ba tiết học.

- Cung cấp phƣơng tiện, điều kiện phù hợp với nội dung học tập để ngƣời học thực hiện hoạt động học nhƣ thiết bị thí nghiệm, thực hành …

- Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy định chặt chẽ phải tuân theo khi thực hiện các hành động, các thao tác theo quy trình đó.

- Chỉ dẫn ngƣời học làm theo quy trình, quy phạm đồng thời trong quá trình đó, giáo viên theo dõi, giúp đỡ ngƣời học trong trƣờng hợp họ gặp khó khăn.

- Đánh giá và hƣớng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập. Đó là 5 việc chính trong quá trình thực hiện hoạt động dạy cụ thể của giáo viên. Song trên thực tế, không phải môn học nào, tiết học nào cũng đều diễn ra nhƣ vậy. Tuỳ thuộc vào nội dung dạy học và phƣơng tiện cụ thể, giáo viên sẽ sử dụng những phƣơng pháp dạy học khác nhau.

1.2. Đặc điểm hoạt động dạy nghề

Trong trƣờng nghề, giáo viên đóng vai trò là chủ thể của hoạt động dạy học. Hoạt động dạy nghề của ngƣời giáo viên không có chức năng sáng tạo ra tri thức mới, cũng không tái tạo lại tri thức đã có mà định hƣớng, tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh, sinh viên học nghề một cách khoa học nhằm tạo ra cái mới trong nhân cách của các em. Vì vậy, hoạt động dạy nghề của ngƣời giáo viên dạy nghề mang tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo, tính phát triển nhân cách, tính mẫu mực và tính giao tiếp.

1.2.1. Mục đích của hoạt động dạy nghề

Hoạt động dạy nghề giúp thanh niên học nghề lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tiếp thu hệ thống tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, qua đó làm phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho các em. Để đạt mục đích này, ngƣời giáo viên dạy nghề cần định hƣớng, trợ giúp, tổ chức và điều khiển, điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh để các em chuyển hóa năng lực của loài ngƣời thành năng lực của chính bản thân. Trong khi thực hiện hoạt động dạy, giáo viên dạy nghề cần xác định đƣợc các mức độ ngƣời học nghề cần đạt đƣợc trong từng giai đoạn dạy học. Việc xác định các mức độ này phải đƣợc cụ thể hóa trong mục tiêu môn

1.2.2. Đối tượng của hoạt động dạy nghề

Đối tƣợng của hoạt động dạy nghề chính là nhân cách của học sinh, sinh viên học nghề. Học sinh, sinh viên bƣớc vào trƣờng nghề với vốn hành trang là các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất và năng lực đã đƣợc hình thành ở giai đoạn trƣớc. Hành trang của ngƣời học nghề là điểm xuất phát và là cơ sở tâm lí cần thiết mà ngƣời giáo viên dạy nghề dựa vào đó để định hƣớng, tổ chức hoạt động dạy nghề. Trong quá trình dạy nghề, giáo viên tác động vào các khía cạnh này để nâng cao dần chất lƣợng về tri thức, kĩ năng và các phẩm chất nghề nghiệp cho ngƣời học nghề. Đây cũng chính là sản phẩm của hoạt động dạy nghề - nhân cách phát triển toàn diện của ngƣời học nghề với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cụ thể.

1.2.3. Phương tiện của hoạt động dạy nghề

Trong quá trình dạy nghề, giáo viên không chỉ sử dụng các phƣơng tiện cần thiết nhƣ phòng học, xƣởng thực hành, sân bãi, tài liệu ... mà còn cần một loại phƣơng tiện đặc biệt - đó là nhân cách nghề nghiệp của mình. Để tổ chức cho học sinh học nghề lĩnh hội tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, giáo viên dạy nghề đã sử dụng tất cả các phẩm chất, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, sự sáng tạo sƣ phạm, sáng tạo nghề nghiệp và các phẩm chất tâm lí khác. Do vậy, hoạt động dạy nghề là hoạt động sử dụng nhân cách của ngƣời giáo viên nhƣ là một công cụ chủ yếu để tác động và hình thành ở ngƣời học nghề các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tƣơng ứng.

1.3. Các yếu tố tâm lí của hoạt động dạy nghề

Dựa trên cấu trúc vĩ mô của hoạt động nói chung, ngƣời ta chia hoạt động dạy nghề thành ba thành phần cơ bản: hoạt động dạy nghề cụ thể, hành động dạy nghề và thao tác dạy nghề. Các yếu tố tâm lí của hoạt động dạy nghề đƣợc thể hiện trong cả ba thành phần cơ bản này.

Khi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, giáo viên dạy nghề phải thực hiện các hoạt động dạy nghề cụ thể. Ví dụ: Giáo viên dạy nghề kĩ thuật có các hoạt động dạy nghề cụ thể nhƣ dạy vẽ kĩ thuật, dạy điện, dạy tin học ...

Mỗi hoạt động dạy cụ thể của giáo viên sẽ đƣợc kích thích bằng một hoặc hệ thống các động cơ. Các động cơ này là yếu tố tâm lí kích thích, thúc đẩy hoạt động dạy, qua đó hoạt động dạy đƣợc phát triển và hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động dạy nghề cụ thể.

Hoạt động dạy nghề cụ thể đƣợc giáo viên dạy nghề thực hiện qua các hành động dạy. Hành động dạy gồm có ba loại: hành động chuẩn bị dạy, tiến hành thực hiện nhiệm vụ dạy và kiểm tra đánh giá quá trình cũng nhƣ kết quả dạy. Trƣớc khi dạy, giáo viên phải nghiên cứu chƣơng trình, giáo trình, tìm hiểu đặc điểm tâm lí của lớp hay nhóm mình sẽ dạy. Trên cơ sở đó, giáo viên tiến hành soạn giáo án, viết đề cƣơng bài giảng,

xác định lịch trình giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng, phƣơng tiện dạy học phù hợp và xác định tâm thế cần thiết cho việc dạy. Khi thực hiện nhiệm vụ dạy, giáo viên phải có kĩ năng thực hiện có hiệu quả các hành động tổ chức, điều khiển lớp học và giao tiếp sƣ phạm. Hành động dạy của giáo viên phải tuân theo logic môn học cũng nhƣ logic của quá trình dạy học và đảm bảo tính nghệ thuật sƣ phạm.

Mỗi hành động dạy đều hƣớng vào việc đạt đƣợc những mục đích cụ thể. Các mục đích dạy đƣợc xác định theo một cấu trúc - hệ thống, phù hợp với nhiệm vụ dạy lí thuyết nghề hay hƣớng dẫn thực hành nghề, vận dụng hay kiểm tra - đánh giá. Mục đích dạy nghề và động cơ dạy nghề có mối quan hệ biện chứng với nhau. Động cơ dạy nghề chi phối mục đích dạy và việc thực hiện các mục đích dạy sẽ tạo điều kiện tâm lí cần thiết cho động cơ dạy trở thành hiện thực.

Các hành động dạy đƣợc thực hiện bằng hệ thống các thao tác dạy. Khi dạy nghề kĩ thuật, giáo viên phải có kĩ năng sử dụng các thao tác trí tuệ cũng nhƣ động tác đối tƣợng cảm tính nhƣ tay - máy, tay - máy điều khiển - máy sản xuất và động tác tay - chân - cơ thể ... Trong khi thực hiện các hành động dạy ở trên lớp, giáo viên cần chú ý thực hiện tốt các động tác giao tiếp sƣ phạm, quan sát và quản lí lớp học, trình bày trực quan, theo dõi tiến độ dạy theo chƣơng trình đã định sẵn trong giáo án, kết hợp hài hòa giữa thao tác dạy với thao tác học của học sinh, thực hiện những cử động - thao tác cho phù hợp với nội dung dạy và tổ chức bài học.

Trong khi thực hiện các thao tác, các phƣơng tiện vật chất - tinh thần, các điều kiện tâm sinh lí cá nhân... có ảnh hƣởng quan trọng tới việc thực hiện các thao tác, động tác dạy nghề của giáo viên.

Động cơ dạy nghề Hành động dạy nghề Thao tác dạy nghề Điều kiện, phƣơng tiện dạy nghề Hoạt động

dạy nghề cụ thể

Mục đích dạy nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)