4 Từ năm 1890, nhà tâm lý học Williams James gọi là trí nhớ căn bản (Primary
5.2. Khái niệm ngôn ngữ
Cùng với hoạt động, trƣớc hết là hoạt động lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển lịch sử loài ngƣời và sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ có ngôn ngữ, con ngƣời thiết lập đƣợc các mối quan hệ xã hội giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội…, qua đó trao đổi đƣợc những ý nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm, phối hợp hành động chung. Nói cách khác, con ngƣời thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phƣơng tiện giao tiếp và làm công cụ tƣ duy.
Kí hiệu từ ngữ là một hiện tƣợng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con ngƣời, là một hiện tƣợng của nền văn hóa tinh thần của loài ngƣời, một phƣơng tiện đặc biệt của xã hội loài ngƣời.
Kí hiệu từ ngữ là một hệ thống, trong đó mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định ở trong hệ thống của mình.
Ngôn ngữ gồm ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản … Bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào cũng chứa đựng phạm trù ngữ pháp và phạm trù lôgic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu, quy định sự phát âm. Phạm trù ngữ pháp ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Phạm trù lôgic là quy luật, phƣơng pháp tƣ duy đúng đắn của con ngƣời. Vì vậy, tuy dùng các ngôn ngữ (tiếng nói) khác nhau nhƣng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu đƣợc nhau.
Ngôn ngữ có tác động thay đổi hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong của con ngƣời. Nó hƣớng vào và làm trung gian cho các hoạt động tâm lí cấp cao của con ngƣời nhƣ tƣ duy, tƣởng tƣợng, trí nhớ …
Ngôn ngữ là một hoạt động tâm lí, là đối tƣợng của tâm lí học. Ngôn ngữ đặc trƣng cho từng ngƣời. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tƣ tƣởng, tình cảm…