3. Cơ sở tâm lí của việc lĩnh hội tri thức, phƣơng thức hành động và phƣơng thức tƣ duy
3.2. Lĩnh hội các phương thức hành động (kĩ năng, kĩ xảo)
3.2.1. Khái quát về lĩnh hội phương thức hành động
Sự lĩnh hội các phƣơng thức hành động là một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động học nghề. Các phƣơng thức hoạt động đƣợc ngƣời học lĩnh hội sẽ trở thành kĩ năng, và mức độ cao là kĩ xảo của học sinh, sinh viên học nghề.
Học thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn của P.Ia.Galpêri có giá trị về mặt nghiên cứu sự lĩnh hội các phƣơng thức hành động. Theo thuyết này, muốn hình thành một hành động trí tuệ hoàn hảo, nhất nhiết phải tiến hành các giai đoạn xác định sau đây:
- Giai đoạn làm quen sơ bộ với mục đích của hành động, tạo ra
động cơ cần thiết ở ngƣời học.
- Giai đoạn thiết lập sơ đồ của cơ sở định hướng hành động. Cơ sở
định hƣớng hành động là một hệ thống các vật định hƣớng và lời chỉ dẫn giúp con ngƣời thực hiện hành động đó. Hệ thống các lời chỉ dẫn và vật định hƣớng này có thể đƣợc cung cấp cho ngƣời học với những tính chất khác nhau và dƣới những dạng khác nhau, hoặc do bản thân học sinh tự thiết lập lấy, nhƣng đó vẫn chỉ là một biểu tƣợng về hành động sắp tới, về phƣơng thức thực hiện nó, chứ chƣa phải là bản thân hành động.
- Giai đoạn thực hiện hành động dưới dạng vật chất hay vật chất hoá. Ở giai đoạn này, hành động cần lĩnh hội đƣợc thực hiện nhƣ là một hành động thực tế, bên ngoài, với các đồ vật thật (hành động vật chất) hay với các mô hình nhƣ sơ đồ, bản vẽ … (hành động vật chất hóa).
- Giai đoạn hình thành hành động ngôn ngữ bên ngoài (nói hoặc viết) mà không dựa vào các phương tiện vật chất hay vật chất hoá. Ở giai đoạn này, học sinh phải nói bằng từ của mình (thành
tiếng hay viết) tất cả các thao tác mà nó đã thực hiện theo đúng cơ sở định hƣớng hành động.
- Giai đoạn hình thành hành động nói thầm bên ngoài. Hành động
không diễn ra cùng với sự nói to hay chữ viết, mà nói thầm cho mình về các thao tác đƣợc tiến hành.
- Giai đoạn thực hiện hành động trong óc, nghĩa là hành động trí tuệ đã được hình thành.
Quan niệm về sự lĩnh hội theo giai đoạn đã vạch ra đƣợc cơ chế phát sinh các hành động trí tuệ nhƣ là sự phản ánh các hành động vật chất. Về nguyên tắc, sự lĩnh hội các phƣơng thức hành động đƣợc diễn ra theo các giai đoạn trên. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mức độ tích luỹ kinh nghiệm, vốn tri thức và kĩ năng của từng cá nhân mà sự lĩnh hội các phƣơng thức hoạt động mới, các hành động mới có thể diễn ra mà bỏ qua một số giai đoạn, đặc biệt là hành động vật chất hay hành động nói thầm bên ngoài và bên trong. Hơn nữa, hoạt động tâm lí bên trong sau đó có thể đƣợc thể hiện ra bên ngoài - một cách vật chất. Điều này còn có thể đƣợc gây nên bởi chỗ, các yếu tố hành động mới đƣợc giữ gìn trong ngƣời học và mọi giai đoạn đều đã trải qua trƣớc đây rồi. Cho nên, không phải bất cứ ai và bất cứ trƣờng hợp nào cũng đều phải trải qua 6 giai đoạn hình thành hành động trí tuệ trên đây.
3.2.2. Cơ chế tâm lí của sự hình thành kĩ năng
Kĩ năng là khả năng của con ngƣời thực hiện một cách có hiệu quả một công việc nào đó để đạt đƣợc mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phƣơng tiện nhất định.
Kĩ năng gồm năm mức độ là làm theo mẫu (bắt chƣớc), làm đƣợc, làm chính xác, tự động hóa và làm biến hóa. Các mức độ và nội dung biểu hiện của các mức độ kĩ năng đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
TT Mức độ Nội dung biểu hiện Ví dụ
1 Bắt chƣớc - Sao chép, dập khuôn máy móc.
- Có thể thực hiện đúng hoặc vƣợt thời gian quy định.
- Cần có sự hƣớng dẫn trong thực hiện nhiệm vụ.
Xẻ đôi đƣợc một thanh gỗ, nhiều chỗ còn lệch với mực kẻ, đƣờng cƣa còn xơ, xƣớc.
2 Làm đƣợc - Thực hiện công việc
nhƣng còn nhiều thao tác và động tác thừa. - Thời gian thực hiện đôi
khi không đảm bảo. - Trợ giúp và hƣớng dẫn một phần trong thực hiện nhiệm vụ. mực kẻ, đƣờng cƣa đôi chỗ còn xơ, xƣớc. 3 Làm chính xác
- Thực hiện công việc một cách chuẩn xác, không có thao tác và động tác thừa.
- Đảm bảo đúng thời gian. - Tƣơng đối độc lập trong
thực hiện công việc.
Xẻ đôi đƣợc một thanh gỗ theo đúng đƣờng mực kẻ, đƣờng cƣa không còn xơ, xƣớc. 4 Tự động hóa
- Thực hiện công việc với độ chính xác và tốc độ cao.
- Đảm bảo thời gian. - Độc lập trong thực hiện nhiệm vụ. Xẻ đôi đƣợc một thanh gỗ trong các hoàn cảnh thời tiết và chất lƣợng gỗ khác nhau đúng mực kẻ, đƣờng cƣa không còn xơ, xƣớc. 5 Làm biến hóa
- Thực hiện công việc với độ chính xác và tốc độ cao trong các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. - Đảm bảo thời gian. - Có sự sáng tạo, độc lập
trong thực hiện nhiệm vụ.
Xẻ đôi đƣợc một thanh gỗ không cần tới mực kẻ, đƣờng cƣa không xơ xƣớc, có thể vừa xẻ gỗ vừa nói chuyện.
Bảng 5: Các mức độ của kĩ năng
Nhƣ vậy, việc hình thành kĩ năng đƣợc bắt đầu bằng sự nhận thức và kết thúc ở hành động. Quá trình hình thành kĩ năng đƣợc thể hiện qua sơ đồ dƣới đây:
Hình 12: Sơ đồ quá trình hình thành kĩ năng
Cơ chế tâm lí của quá trình hình thành kĩ năng gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật để có khả năng áp dụng vào
tình huống một cách tích cực. Kết quả của giai đoạn này là sự hiểu biết, trên cơ sở đó hình thành hình ảnh, biểu tƣợng vận động bao gồm nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự thực hiện các động tác. Tƣơng ứng với giai đoạn này, ngƣời giáo viên dạy nghề phải định hƣớng, tạo động cơ, nhu cầu học tập và định hƣớng thông tin kĩ thuật cho học sinh, sinh viên học nghề.
- Giai đoạn tạo dựng động hình vận động nhằm chuyển các hình ảnh, biểu tƣợng vận động thành các vận động vật chất (động tác, cử động ...). Những vận động vật chất ở giai đoạn này còn mang nhiều dấu ấn của biểu tƣợng vận động nên đƣợc gọi là động hình vận động. Động hình vận động có đƣợc nhờ sự quan sát, tái hiện và bắt chƣớc một cách có ý thức những động tác đã và đang có trƣớc đây. Tƣơng ứng với giai đoạn này, ngƣời giáo viên dạy nghề cần làm mẫu động tác để học sinh, sinh viên học nghề quan sát.
- Giai đoạn hình thành kĩ năng: Kĩ năng đƣợc hình thành dần dần nhờ sự tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh vận động (luyện tập). Vì vậy, trong giai đoạn này, giáo viên dạy nghề cần tổ chức cho học sinh, sinh viên học nghề luyện tập.
Nhƣ vậy, sự hình thành kĩ năng là một quá trình phức tạp, có sự chuyển hóa liên tục những hiểu biết kĩ thuật, biểu tƣợng về hành động kĩ thuật thành kĩ năng hành động cụ thể ở học sinh, sinh viên học nghề.
3.2.3. Cơ chế tâm lí của sự hình thành kĩ xảo
Kĩ xảo là năng lực thực hiện hành động với độ chính xác cao, tốc độ nhanh và hợp lí nhất mà không cần có sự kiểm soát của ý thức.
Các kĩ xảo đƣợc hình thành là do chủ thể lặp đi, lặp lại một cách có hệ thống, có mục đích để hoàn thiện hành động bằng cách lĩnh hội các thủ thuật làm việc ngày càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, kĩ xảo là hành động tự động hóa nhờ luyện tập. Tùy theo mức độ luyện tập của chủ thể mà các chỉ số về số lƣợng và chất lƣợng công việc đều sẽ biến đổi theo chiều hƣớng xác định.
Theo nhà tâm lí học L.B.Itenxôn, kĩ xảo đƣợc phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn phát triển của kĩ xảo
Tính chất Mục đích Đặc điểm của việc thực
hiện hành động Giai đoạn làm quen Suy nghĩ về hành động và biểu tƣợng của chúng Làm quen với các phƣơng pháp thực hiện hành động Xác định đƣợc rõ mục đích nhƣng còn lờ mờ về các phƣơng pháp đạt mục đích, có những sai sót không đáng có khi thực hiện hành động Giai đoạn chuẩn bị (giai đoạn phân tích) Thực hiện một cách có ý thức nhƣng không khéo léo Xác định đƣợc các thành phần riêng lẻ của hoạt động, phân tích các phƣơng pháp thực hiện Thực hiện hành động chƣa chính xác và chƣa ổn định, có nhiều động tác thừa, phải chú ý rất căng thẳng, sự kiểm tra kém Giai đoạn chuẩn hoá (giai đoạn tổng hợp) Tự động hoá các thành phần của hành động Kết hợp và thống nhất các động tác sơ đẳng thành một hành động thống nhất Nâng cao chất lƣợng động tác, khắc phục động tác thừa, chuyển sự chú ý sang kết quả cải thiện sự kiểm tra, chuyển sang sự kiểm tra bằng cơ Giai đoạn biến hoá (giai đoạn tình huống) Thích ứng linh hoạt với tình huống Thực hiện đƣợc sự điều chỉnh có chủ định đối với tính chất của hành động Thực hiện hành động một cách hợp lí, mềm dẻo, kiểm tra trên cơ sở tổng hợp các cảm giác, tổng hợp trí tuệ (trực giác)
Quá trình hình thành kĩ xảo diễn ra theo các quy luật sau:
Thứ 1: Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kĩ xảo
Trong quá trình luyện tập, sự tiến bộ của việc hình thành kĩ xảo diễn ra không đồng đều, cụ thể là:
- Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
- Có loại kĩ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ chậm nhƣng đến một giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.
- Có những trƣờng hợp, khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăng dần.
Kết quả thu đƣợc trong quá trình luyện tập đƣợc ghi thành đồ thị gọi là đƣờng cong luyện tập.
Hình 13: Đƣờng cong luyện tập
Phân tích hình thức đƣờng cong luyện tập có thể thấy rõ tính không đồng đều trong kết quả luyện tập của chủ thể. Có hai dạng đƣờng cong luyện tập.
Ở hình (a), trong giai đoạn đầu, đƣờng cong đƣợc nâng cao nhanh hơn so với giai đoạn kết thúc, nghĩa là giai đoạn đầu của sự luyện tập đã mang lại kết quả rõ hơn ở ngƣời học so với giai đoạn sau. Điều này đƣợc giải thích là khi luyện tập một kĩ xảo mới, ngƣời học phải có năng lực sử dụng những tri thức, kĩ xảo đã có cùng những thủ thuật riêng lẻ đã biết để thực hiện thao - động tác mới. Khi kinh nghiệm cũ đã đƣợc ngƣời học sử dụng hết, họ sẽ bắt đầu phải lĩnh hội các thủ thuật mới cũng nhƣ sẽ phải tự tìm kiếm lấy các phƣơng thức hành động mới. Do đó, trong giai đoạn sau của sự luyện tập kĩ xảo, ở ngƣời học nhịp độ tiến bộ sẽ diễn ra chậm hơn.
Ở hình (b), nhịp độ tiến bộ ở ngƣời học trong giai đoạn đầu sẽ diễn ra chậm chạp nhƣng trong giai đoạn sau lại nhanh hơn. Loại hình đƣờng cong này là thể hiện những đặc trƣng cho các kĩ xảo phức tạp mà việc nắm vững nó đòi hỏi chủ thể phải có sự phân tích cẩn thận các điều kiện cụ thể cũng nhƣ sự chuẩn bị ban đầu, óc quan sát tinh tế và sự nhanh trí. Kinh nghiệm cũ sẽ không tạo ra đƣợc tiền đề lí luận cần thiết giúp ngƣời học lĩnh hội hành động mới. Ngƣời học sẽ phải vƣợt qua rất nhiều khó khăn trở ngại khó tránh khỏi trong việc luyện tập hình thành kĩ xảo. Vì vậy, sự tiến bộ trong giai đoạn đầu của việc luyện tập sẽ diễn ra khá chậm chạp. Loại hình đƣờng cong này cũng thƣờng gặp ở tiến trình luyện tập của những ngƣời ngay từ đầu đã không có hứng thú với kĩ xảo mà mình phải luyện tập.
Nguyên nhân của hiện tƣợng tiến bộ không đồng đều trong luyện tập kĩ xảo là do mức độ phức tạp của các kĩ xảo khác nhau, do quá trình ngƣng trệ và gián đoạn khi luyện tập, do chất lƣợng nguyên vật liệu giảm sút, do sức khỏe của con ngƣời giảm sút trong quá trình luyện tập, sự mệt mỏi, những cảm xúc âm tính ...
Quy luật này cho thấy, kết quả của sự luyện tập hình thành kĩ xảo không chỉ phụ thuộc vào số lần lặp đi lặp lại mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Do đó, để khắc phục tính không đồng đều của việc hình thành các kĩ xảo, ngƣời luyện tập cần bình tĩnh, không nóng vội, không chủ quan.
Thứ 2: Quy luật đỉnh của phƣơng pháp luyện tập
Mỗi phƣơng pháp luyện tập chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể đối với nó, gọi là “đỉnh” (trần) của phƣơng pháp đó. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do mức độ phức tạp của kĩ xảo khác nhau nên việc luyện tập thƣờng diễn ra từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình luyện tập, cá nhân luôn có hứng thú luyện tập các kĩ xảo mới, hoặc phát hiện kịp thời sai hỏng và sửa chữa. Chính những nguyên nhân này khiến mỗi phƣơng pháp luyện tập chỉ đem lại một kết quả cao nhất.
Quy luật này cho thấy sự cần thiết phải thƣờng xuyên thay đổi phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp học tập, phƣơng pháp hoạt động và rèn luyện để đạt đƣợc kết quả cao hơn trong việc hình thành kĩ xảo kĩ thuật - nghề nghiệp.
Thứ 3: Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ với kĩ xảo mới
Trong quá trình luyện tập kĩ xảo mới, những kĩ xảo cũ đã có ở ngƣời học ảnh hƣởng tới sự hình thành kĩ xảo mới và sự ảnh hƣởng này
thành kĩ xảo mới nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn và ngƣời ta gọi đó là sự di chuyển kĩ xảo hay cộng kĩ xảo.
Ví dụ: Ngƣời biết tiếng Pháp thì học tiếng Anh sẽ nhanh hơn. Nếu ảnh hƣởng tiêu cực, quá trình hình thành kĩ xảo mới gặp khó khăn, cản trở và đó là hiện tƣợng giao thoa kĩ xảo.
Ví dụ: Kĩ xảo phát âm tiếng mẹ đẻ sẽ có thể khiến học sinh phát âm sai tiếng nƣớc ngoài
Hiện tƣợng cộng kĩ xảo sẽ xảy ra trong trƣờng hợp giữa kĩ xảo cũ
và kĩ xảo mới có cái gì đó giống nhau. Cả hai kĩ xảo đều có những thủ thuật, có cấu trúc, có yêu cầu chung đối với việc tổ chức, kiểm tra ... sẽ đƣợc chuyển hóa cho nhau. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại thƣờng xảy ra hiện tƣợng giao thoa kĩ xảo.
Quy luật này cho thấy sự cần chú ý tìm hiểu và tính đến những đặc trƣng cơ bản của kĩ xảo đã có ở ngƣời học trƣớc khi luyện tập để hình thành kĩ xảo mới. Việc làm này giúp chúng ta tận dụng đƣợc hết ảnh hƣởng tích cực hoặc làm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của kĩ xảo cũ đối với việc hình thành kĩ xảo mới. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập, giáo viên phải lƣu ý, theo dõi và kịp thời điều chỉnh những sai sót hoặc lệch lạc khi ngƣời học thực hiện thao tác.
Thứ 4: Quy luật dập tắt kĩ xảo
Khi kĩ xảo đã đƣợc hình thành, nếu không đƣợc sử dụng, luyện tập, củng cố thƣờng xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng sẽ bị dập tắt.
Ví dụ: Học tiếng Nga nhƣng không sử dụng thƣờng xuyên thì kĩ năng sử dụng kĩ xảo đó sẽ dần mất đi.
Để tránh hiện tƣợng dập tắt kĩ xảo, cần ôn tập, sử dụng thƣờng xuyên.