Quá trình tư duy

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 55 - 62)

3. Nhận thức lí tính

3.1. Quá trình tư duy

3.1.1. Khái niệm tư duy

Tƣ duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết.

3.1.2. Đặc điểm của tư duy

3.1.2.1.Tính có vấn đề của tƣ duy

Tƣ duy nảy sinh từ hiện thực khách quan. Tuy nhiên, không phải mọi tác động từ hiện thực khách quan đều làm nảy sinh tƣ duy. Tƣ duy chỉ nảy sinh khi con ngƣời đứng trƣớc một tình huống có chứa đựng vấn đề mà con ngƣời chƣa biết, đang thắc mắc và có nhu cầu giải quyết tình huống đó.

Tình huống có vấn đề là tình huống luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vƣớng mắc cần tháo gỡ trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống mà chủ thể, bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng phƣơng pháp hành động đã có, không thể giải quyết đƣợc. Để nhận thức, con ngƣời cần phải vƣợt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới, đạt mục đích mới.

Nhƣ vậy, tình huống có vấn đề là bài toán đặt ra mâu thuẫn với vốn hiểu biết cũ của con ngƣời. Khi con ngƣời có nhu cầu giải quyết tình huống này thì quá trình tƣ duy bắt đầu. Tuy nhiên, đứng trƣớc một tình huống trong cuộc sống, tình huống đó có thể có vấn đề với ngƣời này mà không có vấn đề với ngƣời khác. Do đó, tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân.

Không phải cứ có tình huống có vấn đề là làm nảy sinh quá trình tƣ duy. Quá trình tƣ duy chỉ diễn ra khi cá nhân nhận thức đƣợc tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết chúng. Đặc biệt, cá nhân phải có

những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề, đủ đề có thể giải quyết đƣợc vấn đề sau những cố gắng nhất định.

Tình huống có vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động của con ngƣời nói chung và hoạt động dạy - học nói riêng. Tình huống có vấn đề là cơ sở khoa học của quan điểm dạy học tích cực - dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Để quá trình dạy học đạt kết quả cao, giáo viên phải thƣờng xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, làm cho học sinh nhận thức đƣợc tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết chúng một cách tích cực. Trong quá trình học tập, để đạt kết quả cao, học sinh cần liên tục làm nảy sinh các tình huống có vấn đề và tích cực giải quyết chúng. 3.1.2.2. Tính khái quát của tƣ duy

Khái quát là phản ánh những đặc điểm chung nhất của một nhóm sự vật, hiện tƣợng. Phản ánh khái quát là phản ánh cái chung, cái bản chất của hàng loạt sự vật, hiện tƣợng cùng loại, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ, bằng khái niệm và quy luật.

Cái khái quát là cái chung, cái bản chất của sự vật, hiện tƣợng cùng loại và tƣ duy có khả năng phản ánh chúng, song không phải mọi cái chung đều mang tính khái quát, bản chất.

Đối tƣợng của tƣ duy là cái chung nhƣng nó cũng hƣớng tới cái riêng vì cái chung bao giờ cũng đƣợc khái quát từ những cái riêng, cái cụ thể và chúng đƣợc biểu hiện thông qua cái riêng. Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, dựa vào cái chung và có tác dụng soi sáng cái chung.

Trong dạy học, để phát triển tƣ duy cho học sinh cần tổ chức và điều khiển học sinh lĩnh hội các tri thức mang tính khái quát, cô đọng, súc tích. Tƣ duy mang tính khái quát nhƣng không nên khái quát vội vàng dựa theo kinh nghiệm cá nhân

3.1.2.3. Tính gián tiếp của tƣ duy

Gián tiếp là phản ánh sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan qua các khâu trung gian. Tƣ duy phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tƣợng là do tƣ duy phản ánh cái bên trong, cái bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật. Đây là những khía cạnh không thể phản ánh trực tiếp bằng các giác quan.

Tƣ duy phản ánh sự vật, hiện tƣợng qua nhận thức cảm tính, ngôn ngữ và kết quả tƣ duy của ngƣời khác (kinh nghiệm xã hội). Nói cách khác, quá trình tƣ duy phải dựa vào nguồn nguyên liệu do nhận thức cảm tính cung cấp.

3.1.2.4. Tƣ duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Tƣ duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tƣ duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhƣng không đồng nhất. Đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

Nếu không có ngôn ngữ, sản phẩm của tƣ duy không có gì để biểu đạt và ngƣời khác không thể tiếp nhận đƣợc, các thao tác của tƣ duy cũng không thể diễn ra đƣợc. Ngƣợc lại, nếu không có tƣ duy với sản phẩm của nó, ngôn ngữ chỉ là một chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung.

Tƣ duy và ngôn ngữ là hai quá trình tâm lí khác nhau, chúng có sản phẩm khác nhau và tuân theo những quy luật khác nhau. Tƣ duy xuất phát từ tình huống có vấn đề và ngôn ngữ giúp con ngƣời nhận thức đƣợc tình huống có vấn đề. Nhờ có ngôn ngữ, con ngƣời tiến hành đƣợc các thao tác tƣ duy. Kết quả của quá trình tƣ duy là các khái niệm, phán đoán, suy lí ... Để biểu đạt các kết quả này, con ngƣời sử dụng các công thức, từ, ngữ, mệnh đề ... (ngôn ngữ).

Đề cập tới mối quan hệ giữa tƣ duy và ngôn ngữ, nhà triết học, nhà toán học, nhà vật lí học ngƣời Pháp René Descartes (1596 - 1650) đã viết: “Không có ngôn ngữ thì chẳng có tƣ duy”. Ngôn ngữ là công cụ, phƣơng tiện của hoạt động tƣ duy; ngƣợc lại, tƣ duy giúp cho ngôn ngữ trở nên ý nghĩa và có nội dung.

3.1.2.4. Tƣ duy có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho tƣ duy. Tƣ duy dựa vào nhận thức cảm tính, không tách rời khỏi nhận thức cảm tính và thƣờng bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù tƣ duy có khái quát đến đâu, có trừu tƣợng đến đâu thì trong nội dung của nó cũng chứa đựng thành phần của nhận thức cảm tính.

Ngƣợc lại, tƣ duy và sản phẩm của tƣ duy có ảnh hƣởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén hơn, chính xác hơn, có sự lựa chọn và có ý nghĩa hơn.

Cả nhận thức cảm tính và tƣ duy đều nảy sinh từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức.

3.1.3. Vai trò của tư duy

Tƣ duy có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con ngƣời. Nhờ có tƣ duy, con ngƣời có khả năng giải quyết trƣớc những vấn đề của tƣơng lai, từ đó cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân con ngƣời để tồn tại và phát triển.

Tƣ duy giúp con ngƣời mở rộng phạm vi nhận thức, nhờ đó kho tàng nhận thức của loài ngƣời ngày càng đồ sộ, xã hội loài ngƣời luôn phát triển, thế hệ sau tiến bộ và văn minh hơn thế hệ trƣớc.

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, con ngƣời có thể tạo ra những chiếc máy biết tƣ duy - ngƣời máy (rôbôt). Mặc dù ngƣời máy có thể tƣ duy để giải quyết công việc nhanh và chính xác hơn con ngƣời, song ngƣời máy là sản phẩm của tƣ duy và chỉ giải quyết đƣợc những công việc do con ngƣời lập trình và cài đặt cho nó. Nếu không có sự điều khiển của con ngƣời, ngƣời máy không thể tự tƣ duy để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, dù là những công việc đơn giản nhất. Điều này cho thấy, dù xã hội có hiện đại nhƣ thế nào đi chăng nữa, tƣ duy của con ngƣời vẫn là công cụ chính để cải tạo và sáng tạo thế giới.

3.1.4. Các giai đoạn của một quá trình tư duy

Tƣ duy là một hành động. Mỗi hành động của tƣ duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Quá trình tƣ duy bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau liên tục bao gồm từ gặp tình huống có vấn đề, nhận thức đƣợc vấn đề đến khi vấn đề đƣợc giải quyết. Sau khi đƣợc giải quyết có thể làm nảy sinh vấn đề mới, khởi đầu cho một quá trình tƣ duy mới có thể phức tạp hơn.

Quá trình tƣ duy gồm các giai đoạn cụ thể sau:

3.1.4.1. Giai đoạn xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề thành nhiệm vụ tƣ duy Tƣ duy chỉ nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề, nhận thức đƣợc vấn đề (tức là xác định đƣợc nhiệm vụ của tƣ duy) và biểu đạt vấn đề. Khi gặp một tình huống có vấn đề, chủ thể tƣ duy phải ý thức đƣợc đó là tình huống có vấn đề đối với bản thân, phải phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống có vấn đề, đó là mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái phải tìm. Chủ thể phải có nhu cầu cần giải quyết và tìm thấy những tri thức đã có trong vốn kinh nghiệm cá nhân có liên quan tới vấn đề, sử dụng các tri thức đó vào giải quyết vấn đề trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ tƣ duy. 3.1.4.2. Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã xác định đƣợc

Giai đoạn này làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những mối liên tƣởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã đƣợc xác định và biểu đạt nó. Việc huy động những tri thức, kinh nghiệm, những mối liên tƣởng này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệm vụ tƣ duy đã đƣợc xác định. Việc tƣ duy đúng hƣớng hay lạc hƣớng là do nhiệm vụ tƣ

59

3.1.4.3. Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết

Những tri thức, kinh nghiệm, những liên tƣởng đầu tiên đƣợc xác định ở giai đoạn trên là những tri thức, những liên tƣởng còn mang tính rộng rãi, chƣa đƣợc khu biệt và phân loại kĩ nên chúng cần đƣợc sàng lọc, lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhiệm vụ đề ra.

Sàng lọc các liên tƣởng thực chất là lựa chọn các tri thức cần thiết, gạt bỏ những cái không cần thiết cho nhiệm vụ tƣ duy. Sự thành công trong việc giải quyết các nhiệm vụ tƣ duy cũng nhƣ trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tƣ duy đều tùy thuộc vào sự đa dạng của giả thuyết. Chính sự đa dạng của giả thuyết sẽ cho phép ta xem xét một sự vật, hiện tƣợng từ nhiều hƣớng khác nhau, trong các hệ thống liên hệ và quan hệ khác nhau, tìm ra đƣợc con đƣờng giải quyết đúng đắn và tiết kiệm nhất.

3.1.4.4. Kiểm tra giả thuyết

Sự đa dạng của giả thuyết đòi hỏi ta phải kiểm tra xem giả thuyết nào trong số các giả thuyết đƣa ra tƣơng ứng với các điều kiện và vấn đề đặt ra. Quá trình kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định hay phủ định hoặc chính xác hóa giả thuyết đã nêu.

3.1.4.5. Giải quyết vấn đề

Khi giả thuyết đã đƣợc kiểm tra và khẳng định, nó sẽ đƣợc thực hiện để trả lời cho vấn đề đặt ra. Trong quá trình tƣ duy, để giải quyết nhiệm vụ, con ngƣời thƣờng gặp những khó khăn do những nguyên nhân khác nhau. Có khi chủ thể không thấy hết đƣợc dữ kiện của bài toán hoặc chủ thể tự đƣa vào bài toán một số điều kiện thừa hoặc do tính chất cứng nhắc của tƣ duy làm cho chủ thể không thể giải quyết đƣợc nhiệm vụ.

Hình 5: Các giai đoạn của một quá trình tư duy

Nhận thức vấn đề

Giải quyết vấn đề Hành động tƣ duy mới Chính xác

hoá Khẳng định Phủ định Kiểm tra giả thuyết

Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết Xuất hiện các liên tƣởng

3.1.5. Các thao tác tư duy cơ bản

3.1.5.1. Phân tích - tổng hợp

Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân đối tƣợng nhận thức thành những thuộc tính, những bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tƣợng sâu sắc hơn.

Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, những thành phần đã đƣợc phân tích thành một chỉnh thể để nhận thức đối tƣợng bao quát hơn.

Phân tích và tổng hợp là hai thao tác có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một quá trình tƣ duy thống nhất. Phân tích là cơ sở để tổng hợp, đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng của sự tổng hợp. Tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, đƣợc thực hiện trên kết quả của sự phân tích. Không có thao tác phân tích thì không thể tiến hành tổng hợp đƣợc. Ngƣợc lại, phân tích không có tổng hợp thì thao tác này trở nên vô nghĩa trong quá trình nhận thức.

3.1.5.2. So sánh

Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất, hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng nhận thức.

Thao tác so sánh liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp và rất quan trọng trong việc nhận thức thế giới.

3.1.5.3. Trừu tƣợng hóa và khái quát hóa

Trừu tƣợng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những bộ phận, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tƣ duy.

Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tƣợng khác nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở chúng có cùng một số thuộc tính và những liên hệ, quan hệ chung nhất định.

Trừu tƣợng hóa và khái quát hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Không có trừu tƣợng hóa thì không thể tiến hành khái quát hóa, song trừu tƣợng hóa mà không có khái quát hóa sẽ hạn chế quá trình nhận thức, thậm chí sự trừu tƣợng hóa trở nên vô nghĩa.

định. Để thực hiện nhiệm vụ tƣ duy, con ngƣời có thể sử dụng một hay nhiều thao tác.

3.1.6. Phân loại tư duy

Dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau, ngƣời ta chia quá trình tƣ duy thành các loại sau:

Thứ 1: Xét theo phƣơng diện lịch sử hình thành và mức độ phát

triển của tƣ duy, tƣ duy đƣợc chia thành tƣ duy trực quan hành động, tƣ duy trực quan hình ảnh và tƣ duy trừu tƣợng.

Tư duy trực quan hành động:

Đây là loại tƣ duy xuất hiện sớm nhất xét về phƣơng diện phát sinh chủng loại và phát sinh cá thể. Tƣ duy trực quan hành động là loại tƣ duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ đƣợc thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát đƣợc.

Đối với trẻ em (3 - 4 tuổi), loại tƣ duy này là chủ yếu. Qua quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn, loại tƣ duy này ở trẻ đƣợc hoàn thiện dần và ngày càng giữ vai trò thứ yếu.

Ví dụ: Trẻ em lớp 1 thực hiện phép cộng và trừ trong phạm vi 10 bằng các que tính.

Tƣ duy trực quan hành động có ở cả con ngƣời và một số loài động vật cao cấp. Tƣ duy trực quan hành động của con ngƣời khác xa về chất so với tƣ duy của con vật.

Tư duy trực quan hình ảnh:

Loại tƣ duy này ra đời muộn hơn tƣ duy trực quan hành động và phát triển ở mức độ cao hơn. Đây là loại tƣ duy mà việc giải quyết nhiệm vụ đƣợc thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ dựa trên bình diện hình ảnh.

Tư duy trừu tượng:

Tƣ duy trừu tƣợng (còn gọi là tƣ duy từ ngữ hay tƣ duy logic) là loại tƣ duy ra đời muộn nhất và chỉ có ở con ngƣời. Đây là loại tƣ duy mà

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)