Quá trình tri giác

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 48 - 55)

2. Nhận thức cảm tính

2.2. Quá trình tri giác

2.2.1. Khái niệm tri giác

Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con ngƣời.

2.2.2. Đặc điểm của tri giác

Cùng thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:

- Tri giác là một quá trình tâm lí, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.

- Tri giác phản ánh các dấu hiện bề ngoài của sự vật, hiện tƣợng. - Tri giác phản ánh sự vật, hiện tƣợng một cách trực tiếp.

Bên cạnh những đặc điểm giống nhau, tri giác có những đặc điểm khác biệt so với cảm giác. Khác biệt cơ bản đầu tiên giữa cảm giác và tri giác là ở nội dung phản ánh. Nếu nhƣ cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tƣợng và gắn với cơ quan thụ cảm chuyên biệt thì tri giác là sự tổng hợp các cảm giác để tạo ra hình ảnh trọn vẹn về đối tƣợng.

Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của con ngƣời. Tri giác giúp con ngƣời xác định đƣợc vị trí của chủ thể đối với các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới xung quanh một

cách tƣơng đối rõ ràng. Ngoài ra, tri giác còn giúp con ngƣời xác định đƣợc sự vật đó thuộc loại hoặc nhóm sự vật, hiện tƣợng nào.

Mặc dù có những điểm khác biệt cơ bản song việc tách biệt quá trình cảm giác và tri giác hoàn toàn do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục và không thể chia cắt. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặt thời gian là không rõ ràng.

2.2.3. Vai trò của tri giác

Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm lí của con ngƣời. Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn so với cảm giác, tri giác giúp con ngƣời định hƣớng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới.

Hình ảnh tâm lí với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống, của các chức năng tâm lí cao hơn đã giúp con ngƣời có khả năng điều chỉnh một cách hợp lí hành động của mình trong thế giới, phản ánh thế giới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa.

Các hình ảnh của tri giác còn tham gia vào hoạt động tƣ duy trực quan - hình ảnh và là một bộ phận trong các thao tác của hành động trực quan. Ngoài ra, hình ảnh của tri giác còn là thông tin cần thiết cho các hoạt động tƣ duy, tƣởng tƣợng và sáng tạo

Ở trình độ phát triển cao, sự tri giác có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp và đạt tới mức phản ánh đối tƣợng tốt nhất thì tri giác đã trở thành hoạt động quan sát của con ngƣời. Nhƣ vậy, quan sát là hình thức cao nhất của tri giác, một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.

2.2.4. Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt.

Muốn quan sát tốt, cần chú ý những yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát. - Chuẩn bị chu đáo trƣớc khi quan sát.

- Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống.

- Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ. - Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác

- Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí những kết quả đó và rút ra những nhận xét cần thiết.

Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác

những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tƣợng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu.

Năng lực quan sát ở mỗi ngƣời là khác nhau, phụ thuộc vào kiểu tri giác (kiểu phân tích, kiểu tổng hợp, kiểu cảm xúc…), vào hoạt động nghề nghiệp và sự rèn luyện của mỗi ngƣời.

2.2.5. Các quy luật cơ bản của tri giác

2.2.5.1. Quy luật về tính đối tƣợng của tri giác

Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tƣợng của thế giới khách quan. Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tƣợng) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tƣợng, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhờ mang tính đối tƣợng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hƣớng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của con ngƣời cho phù hợp với thế giới đồ vật.

2.2.5.2. Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác

Trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tƣợng đƣợc phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ theo một cấu trúc nhất định. Sự tổng hợp này đƣợc thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan để tạo ra hình ảnh trọn vẹn về đối tƣợng.

Ví dụ: Trong quá trình tri giác, các đoạn thẳng đƣợc sắp xếp ở vị trí khác nhau nhƣng ta vẫn tri giác chúng thành một sự vật, hiện tƣợng cụ thể và gọi tên chúng là số 4 hay chữ E.

Hình 1: Tính trọn vẹn của tri giác

2.2.5.3. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tƣợng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tƣợng tốt hơn.

Bối cảnh là các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan ngoài đối tƣợng tri giác.

Đối tƣợng tri giác là hình, bối cảnh tri giác là nền. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong các bức hình đa nghĩa dƣới đây:

Mặt người hay bình hoa ? Bà già hay cô gái ?

Hình 2: Tính lựa chọn của tri giác

Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm đặc điểm của vật kích thích (cƣờng độ, nhịp điệu vận động, sự tƣơng phản…); đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật...); sự tác động bằng ngôn ngữ của ngƣời khác... Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hƣớng của cá nhân, vốn kinh nghiệm sống...

2.2.5.4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Khi tri giác một sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra đƣợc công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân.

Tính có ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tƣợng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra công dụng của sự vật, hiện tƣợng càng cụ thể, càng chính xác.

Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tƣ duy của chủ thể.

2.3.5.5. Quy luật về tính ổn định của tri giác

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tƣơng đối ổn định về sự vật, hiện tƣợng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trƣờng hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tƣợng.

Ví dụ: Trƣớc mắt ta có một cái cây, dù ở vị trí nào, gần hay xa trong não bộ vẫn có hình ảnh trọn vẹn về cái cây đó; Khi xem tivi, hình ngƣời trên màn hình nhỏ hơn rất nhiều so với ngƣời thực bên ngoài, nhƣng ta vẫn thấy hình ngƣời trong tivi lớn nhƣ hình ảnh thực của họ ở bên ngoài.

Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Do cấu trúc của sự vật tƣơng đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định.

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy, ta luôn cảm giác thấy giấy có màu trắng kể cả khi ta viết dƣới ánh mặt trời cũng nhƣ lúc hoàng hôn, khi mà độ sáng có thể giảm đi cả trăm lần.

- Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngƣợc giúp cơ thể phản ánh đƣợc những đặc điểm của đối tƣợng đang tri giác cùng với những điều kiện tồn tại của nó. - Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tƣợng

2.2.5.6. Quy luật tổng giác

Trong khi tri giác thế giới, con ngƣời không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách của con ngƣời cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con ngƣời sâu sắc, nhạy bén và chính xác hơn.

Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm: - Tƣ duy, trí nhớ, cảm xúc...

- Tâm trạng, chú ý, tâm thế...

- Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,...

- Nhu cầu, hứng thú, tình cảm...

Những đặc điểm nhân cách này chi phối đối tƣợng tri giác, tốc độ tri giác và độ chính xác của tri giác.

Khả năng tổng giác của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khả năng tổng giác trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt của con ngƣời.

2.3.5.7. Ảo ảnh tri giác

Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật hiện tƣợng có thật đang tác động vào các giác quan của cá nhân.

Nguyên nhân gây ảo ảnh tri giác:

- Do đặc điểm cấu tạo của não và giác quan. - Do quy luật khách quan của sự vật, hiện tƣợng.

Hình 3: Ảo ảnh tri giác do quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng

Nhìn vào hình 3(A), mặc dù ab=cd song tri giác giống nhƣ ab > cd. Nhìn vào hình 3(B), ống hút dƣờng nhƣ bị gãy.

- Do đặc điểm của đối tƣợng và bối cảnh tri giác.

Ví dụ: Các cạnh của hình vuông dƣờng nhƣ bị cong khi đặt hình vuông trong các đƣờng tròn đồng tâm; Hai hình tròn có kích thƣớc bằng nhau song khi đặt ở giữa các hình tròn khác có kích thƣớc to, nhỏ khác nhau thì hai hình tròn này lại dƣờng nhƣ không bằng nhau.

Hình 4: Ảo ảnh tri giác do đặc điểm của đối tượng và bối cảnh

Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật cơ bản của tri giác, trong hoạt động dạy học và giáo dục, cần lƣu ý:

- Sử dụng ngôn ngữ để tách đƣợc những nội dung bản chất.

- Luôn tạo cho học sinh có thói quen phân loại tri thức để có thể lĩnh hội tốt hơn.

- Tránh định kiến trong giao tiếp với học sinh.

- Giúp học sinh phản ánh đúng những đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng khi tri giác.

2.2.6. Phân loại tri giác

Dựa theo các tiêu chí phân loại cụ thể, ngƣời ta chia tri giác thành các nhiều loại khác nhau.

Thứ 1: Dựa trên bộ máy phân tích nào giữ vai trò chính trực tiếp

nhất tham gia vào quá trình tri giác, có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác sờ mó…

Thứ 2: Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của

sự vật, hiện tƣợng trong thế giới, có thể chia thành:

- Tri giác các thuộc tính không gian của đối tƣợng: Sự vật, hiện tƣợng tồn tại trong thế giới với những hình thức đa dạng của nó về không gian, thời gian và trạng thái vận động. Nhờ có khả năng tri giác các thuộc tính không gian của đối tƣợng mà ta biết đƣợc hình dạng, độ lớn, vị trí của sự vật, hình nổi, độ xa và phƣơng hƣớng của chúng. Trên cơ sở đó con ngƣời có khả năng định hƣớng và điều chỉnh hành động của mình trong thế giới.

- Tri giác các thuộc tính thời gian của đối tƣợng: là loại tri giác cho ta biết độ lâu, độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục hoặc gián đoạn của sự diễn biến trong thời gian. Loại tri giác này chịu sự chi phối của nhiều quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể theo những nhịp điệu nhất định nhƣ quá trình hô hấp, quá trình tuần hoàn, sự kế tiếp nhau giữa các cảm giác đói, no…

- Tri giác vận động: là loại tri giác cho ta biết phƣơng hƣớng, tốc độ, vị trí chuyển động của đối tƣợng. Tri giác vận động có quan hệ và phụ thuộc chặt chẽ vào tri giác không gian và thời gian. - Tri giác con ngƣời: là quá trình nhận thức lẫn nhau của con ngƣời

trong quá trình giao tiếp trực tiếp. Đối tƣợng của tri giác con ngƣời là đối tƣợng đặc biệt. Trong quá trình tri giác con ngƣời, các chủ thể tập trung chủ yếu vào việc tri giác các đặc điểm và giá trị xã hội của con ngƣời.

Tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động và tri giác con ngƣời có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp con ngƣời tri giác thế giới một cách trọn vẹn.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)