Khách du lịch là ngời ấn Độ

Một phần của tài liệu Giao trinh_TLKDL_new pptx (Trang 137 - 140)

Tên đầy đủ của ấn Độ là ngớc Cộng Hoà ấn Độ, với diện tích khoảng 2.975.000 km2 , nằm ở vùng đại lục nam á. Dân số ấn Độ trên 1 tỷ ngời (năm 2004) trong đó tộc ngời ấn Độ chiếm 46%, 85% c dân ấn Độ theo đạo Hindu, 11% theo đạo Hồi, một số ít theo đạo Phật và các tôn giáo khác. ấn độ có bề dày về lịch sử rất lâu đời, văn hoá ấn Độ rất đa dạng, đặc sắc và có tầm ảnh hởng đến nhiều nớc châu á, đặc biệt là các nớc ở khu vực Đông Nam á (trong đó có Việt Nam). ở ấn Độ có hơn 1600 loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó ngôn ngữ chính thức là tiếng ấn Độ và tiếng Anh.

Mặc dù lợng khách ấn Độ hiện nay đến Việt Nam còn rất ít, tuy nhiên do những điểm gần gũi về văn hoá, vị trí địa lý nên lợng khách ấn Độ đến Việt Nam sẽ tăng trong tơng lai. Mặt khác do văn hoá ấn Độ có tầm ảnh hởng đến nhiều n- ớc trong khu vực nên việc xem xét một số đặc điểm của ngời ấn Độ cũng hết sức cần thiết.

6.3.4.1. Tính cách dân tộc

Tính cách dân tộc của ngời ấn Độ nói chung và các phong tục tập quán, tín ngỡng của ngời ấn Độ nói riêng rất đa dạng, phong phú. Trong phạm vi của tài liệu này chủ yếu xem xét những đặc điểm mang tính chất phổ biến nhất của ngời ấn Độ.

- Phong tục tập quán ấn Độ gắn bó chặt chẽ với đẳng cấp và lễ nghi tôn giáo; mỗi cử chỉ hành vi của con ngời đều đợc quy định chi tiết và chặt chẽ. ở ấn Độ hai ngời thuộc đẳng cấp khác nhau không bao giờ ngồi ăn cùng một bàn hay làm cùng một việc.

- Ngời ấn Độ nói chung rất sùng đạo. Trong lễ hội Kumbla, dân chúng từ khắp ấn Độ hành hơng về dự lễ hội sông Hằng rất đông, có tới cả chục triệu ng- ời. Đây là lễ tắm rửa thiêng liêng mà ngời dân thuộc mọi đẳng cấp trong xã hội đều hành lễ để tìm sự thanh tao trong nghi lễ tôn giáo bằng niềm tin mãnh liệt (Theo thần thoại ấn Độ, thời xa các thần linh và quỷ dữ tranh nhau chiếc bình Kumbla đựng rợu tiên bất tử. Cuối cùng thần Vishnu chiếm đợc nhng trong lúc bỏ chạy là đổ ra bốn giọt rợu rơi xuống bốn nơi trên đất ấn Độ, trong đó Allahabad là nơi thiêng liêng nhất, vì đó là chỗ hội tụ của ba con sông. Lễ hội Kumbla đợc tổ chức ba năm một lần ở một trong bốn nơi đó)

- Ngơi ấn Độ coi bò là động vật linh thiêng, coi chim Công là điềm lành, thích màu xanh da trời, vàng, tím... không thích màu đen và màu trắng.

- Ngời ấn Độ chào bằng cách chắp hai tay ở trớc ngực, cách cháo này thể hiện ngời đợc chào ở địa vị bề trên tôn kính. Thông thờng hai ngời quen biết ngang hàng nhau chào bằng cách mỉm cời và lúc lắc cái đầu, câu chào thông th- ờng là Namasfe, Manaskar hoặc Salam. Phụ nữ ấn Độ cúi đầu chào biểu thị sự tôn trọng, kính nể và có cả sự cầu chúc may mắn trong lễ nghi này.

- Giới trí thức, thợng lu ở các thành phố lớn thờng chào bằng tiếng Anh và bắt tay nhau. Tuy nhiên cần hết sức tránh việc chào bằng cách bắt tay với phụ nữ

ấn Độ (nếu cha đợc phép và hiểu rõ họ). Nói chung là nên thận trọng khi tiếp xúc với phụ nữ ấn độ đặc biệt nếu ngời đó là nam giới.

- Ngời ấn Độ rất hiếu khách, khá nồng nhiệt, khi hẹn với ngời ấn Độ có thể đến chậm vài phút (ngời ấn Độ cho rằng đến đúng giờ sẽ bị ngời chủ coi th- ờng, việc đến muộn để thể hiện rằng mình là ngời đáng đợc tôn trọng)

- Khi tiễn khách về chủ nhà bao giờ cũng nhờng khách ra trớc và tránh quay lng về phía khách, khi nói chuyện tránh nhìn thẳng vào mặt khách.

- Ngời thuộc đẳng cấp cao nhất (Balamon) rất sợ chạm phải đồ da (da thật thuộc từ da động vật) nh giầy, thắt lng, đệm... bằng da.

- Phụ nữ ấn Độ rất thích các đồ trang sức ở tai, cổ, cổ tay, cổ chân và cánh mũi. Tấm váy Sani là trang phục chủ yếu của họ, bên cạnh đó còn có bộ Sanwar- Kamair, khi mặc loại này thờng có áo chẽn để che ngực. Phụ nữ có chồng bao giờ cũng có một nốt ruồi giả ở giữa trán.

- Nam giới có bộ Kurta Pyjama hoặc Dhoti (là một tấm vải trắng quấn quanh hông rồi vắt qua hai chân từ sau ra trớc. Ngời ấn Độ rất coi trọng trang phục của mình.

6.3.4.2. Khẩu vị và cách ăn uống

- Khẩu vị ăn uống của ngời ấn Độ rất đặc sắc. Họ thích dùng các gia vị nh: bột Cà ri, ớt, hồ tiêu đen, đậu khấu, cây đinh hơng, gừng sống, tỏi, hồi, quế... trong chế biến, trong đó phổ biến nhất vẫn là bột cà ri. Bột cà ri là một loại gia vị cay thơm đợc chế biến từ hơn 20 loại hơng liệu khác nhau, nó là một loại bột mịn có màu vàng. Đa số các món ăn của ngời ấn Độ đều đợc dùng cà ri, nh gia cầm tẩm bột cà ri, khoai tây tẩm bột cà ri...

- Đa số ăn bốc, dùng tay phải bốc thức ăn và chỉ có tay phải mà thôi (họ coi việc dùng thìa dĩa là không hợp vệ sinh). Đa thức ăn vào miệng phải thật gọn, nếu bị rơi xuống đĩa cũng bị xem là nhiễm bẩn phải bỏ đi. Khi ăn họ thờng dùng một chiếc khay, một cốc nớc nguội, cho cơm hoặc bánh vào trong khay, họ dùng tay cuốn thức ăn vào trong bánh, hoặc dùng tay trộn lẫn cơm và thức ăn vào với nhau rồi bốc ăn.

- Dùng tay trái cầm cốc uống nớc, khi uống không ngậm vào miệng cốc mà rót thẳng vào họng, họ có tập quán uống nớc lã chứ không quen uống nớc đun sôi.

- Trong chế biến món ăn thờng thật cay, thật nhiều gia vị, các món ăn phải thật dậy mùi, bánh kẹo phải thật ngọt.

- Do yếu tố tín ngỡng, thói quen và cách ăn uống của những ngời theo tôn giáo khác nhau cũng khác nhau, những tín đồ ấn Độ giáo (Hindu) tuyệt đối không ăn thịt bò, tín đồ Hồi giáo không ăn thịt lợn, không uống rợu nhng lại rất thích thịt bò.

- Ngời ấn Độ cũng uống trà (trà đen có pha sữa, đôi khi thêm một ít gừng) khi uống phải thật nóng.

6.3.4.3. Đặc điểm khi đi du lịch

- Có khả năng thanh toán trung bình, thờng sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình khá.

- Muốn đợc tôn trọng các đặc điểm về tôn giáo, phong tục tập quán và nghi lễ của mình.

- Thờng sinh hoạt bó hẹp theo cộng đồng của mình, quan tâm nhiều đến việc mua sắm.

các di tích cổ.

Một phần của tài liệu Giao trinh_TLKDL_new pptx (Trang 137 - 140)