Khách du lịch là ngời Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giao trinh_TLKDL_new pptx (Trang 127 - 131)

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới (khoảng 9.630.000 km2 ) nhng lại là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, hiện nay (năm 2005) dân số Trung Quốc vào khoảng 1,3 tỷ ngời. Tiếng Hán (ở Bắc Kinh) là tiếng phổ thông của Trung Quốc, ngoài ra còn 7 loại tiếng địa phơng lớn: Tiếng miền Bắc, tiếng Quảng Đông, tiếng Hồ Nam, tiếng Phúc Kiến, tiếng Giang Tây, tiếng Khách, Tiếng Ngô (Tô Châu). Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó tộc ngời Hán chiếm gần 92%, tôn giáo phổ biến là: Đạo giáo, Phật giáo và một số tôn giáo khác (nhng chiếm tỉ trọng rất thấp).

Trung Quốc có thiên nhiên phong phú, đa dạng có nhiều núi cao, sông dài, nhiều hồ nớc đẹp, nhiều cảnh sắc hùng vĩ, tuyệt đẹp. Đặc biệt Trung Quốc có nền văn hoá phát triển lâu đời (5000 năm) với những giá trị văn hoá rực rỡ cống hiến to lớn cho nền văn hoá của nhân loại.

Văn hoá Trung Quốc có ảnh hởng sâu sắc đối với các nớc trong khu vực, với nhiều triết lý, nhân sinh quan sâu sắc và bí ẩn. Chính nền văn hoá và bề dày lịch sử đó để để lại những di sản văn hoá vật thể và văn hoá tinh thần hết sức đa

dạng phong phú có giá trị. Trung Quốc cũng là quốc gia có rất nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc tuyệt mỹ, có giá trị đặc biệt nh Vạn Lý Trờng Thành, Cố Cung, Di Hoà viên, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng... Hiện nay (năm 2005) ở Trung Quốc đã có hơn 30 di sản đợc UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội, mức sống của ngời dân Trung Quốc ngày càng đợc nâng cao, đi kèm với sự cải thiện về mức sống ngời dân Trung Quốc ngày càng có điều kiện đi du lịch không chỉ trong nớc mà còn đến nhiều nớc khác, đặc biệt là các nớc trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay, khách Trung Quốc đang là thị trờng mục tiêu đối với du lịch Việt Nam.

Chúng ta sẽ xem xét một số đặc điểm về tính cách dân tộc của khách du lịch Trung Quốc.

6.3.1.1. Tính cách dân tộc

Văn hoá Trung Quốc có ảnh hởng rất lớn đến các nớc trong khu vực, mặt khác do có rất nhiều điểm tơng đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội- lịch sử nên văn hoá Việt Nam có nhiều điểm tơng đồng với văn hoá Trung Quốc. Nhìn chung tính cách dân tộc Trung Quốc có rất nhiều điểm tơng đồng với tính cách dân tộc của ngời Việt Nam, có thể nhận thấy điều này trong ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống... Ngoài ra ngời Trung Quốc còn có một số đặc điểm cần lu ý nh:

- Ngời Trung Quốc khá thân thiện, khiêm nhờng, cần cù, ham học hỏi. - Ngời Trung Quốc khá khách khí, khi nói chuyện thờng dùng từ “hảo” (với nghĩa tốt, đợc) trong nhiều trờng hợp. Tuy nhiên trong giao tiếp họ không quá coi trọng các lễ nghi. Đối với ngời Trung Quốc khi chào chỉ cần giơ tay hay gật đầu cũng đợc, ngoài ra cũng có thể bắt tay khi gặp mặt, tuy nhiên khi gặp ng- ời có địa vị xã hội cao hoặc ngời già nên hơi cúi ngời và bắt tay bằng cả hai tay.

- Ngời Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ (khác với ngời Việt Nam) hoặc có thể gọi kèm chức vụ, nghề nghiệp cũng khá phổ biến.

Ví dụ:

Ngài Lý, Lý tiên sinh, Chu cô nơng...

- Ngời Trung Quốc thích đề cập đến các chủ đề về: lịch sử, văn hoá, gia đình và những thành tựu của đất nớc Trung Quốc trong khi trò chuyện. Tuy nhiên cũng có thể hỏi ngời Trung Quốc (trừ những ngời ở các thành phố lớn) về các vấn đề riêng t nh: thu nhập, tài sản, tuổi tác, gia đình...

- Ngời Trung Quốc ngại ngời khác đụng chạm vào cơ thể của mình nh ôm vai hay vỗ lng.

- Ngời Trung Quốc thích các số 6 (lục- gần âm với từ lộc chỉ sự phát đạt), số 8 (bát- gần âm với từ phát, chỉ sự phát đạt), số 2, 10... họ không thích các số 5, số 7 (đồng âm với từ thất, chỉ sự mất mát hay thất bại).

6.3.1.2. Khẩu vị và cách ăn uống

Khẩu vị và tập quán ăn uống của ngời Trung Quốc rất đa dạng phong phú, cũng giống nh văn hoá nó ảnh hởng đến các nớc trong khu vực. Cách ăn uống hàng ngày của ngời Trung Quốc đợc bắt nguồn từ nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi, cơ cấu bữa ăn gồm ba bữa: sáng- tra- tối.

Trong mọi suy nghĩ và hành động ngời Trung Quốc nói chung và trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, ngời Trung Quốc thờng dựa vào triết lý Nho Giáo, Ngũ Hành, cân bằng Âm- Dơng, nên họ thờng dùng phối hợp giữa: nóng- lạnh, mặn- ngọt, chua- cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữa chất béo và chất xơ... chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo dinh d- ỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ăn ngon miệng.

Cũng giống nh ngời Việt Nam, ngời Trung Quốc ăn theo mâm, dùng bát đũa, ở các gia đình thờng ngồi ở chiếu hoặc trên phản, giờng, trong các nhà hàng thờng dùng bàn tròn hoặc bàn vuông. Ngày nay, khi họ ngồi ăn đông thờng dùng bàn 2 lớp, lớp giữa có thể xoay tròn.

Ngời có địa vị, có tuổi hoặc vai trò thấp hơn thờng phải chờ và mời ngời có địa vị cao hơn trớc khi ăn, sau khi ăn phải chắp tay xin phép.

Kỹ thuật chế biến món ăn của ngời Trung Quốc rất đa dạng và có phần phức tạp cầu kỳ. Có nhiều món ăn ngon, đợc chế biến hết sức công phu, cầu kỳ cẩn thận từ khâu chọn giống, nuôi trồng... Mặt khác sự phong phú đặc sắc mang tính chất từng vùng, từng nhà hàng thậm chí đối với từng ngời chế biến một, vì ngời Trung Quốc thờng kín đáo giữ gìn những bí quyết chế biến của mình, sử dụng nhiều loại gia vị, với những cách chế biến, pha chế khó có thể học tập đợc nếu không đợc chính bản thân họ truyền nghề.

Cơ cấu bữa ăn bao gồm: Các món nguội để khai vị và nhắm rợu, tiếp đến là các món nấu, các món mặn để ăn với cơm, bánh bao hấp hoặc bánh mỳ, cuối cùng là món súp, canh và món tráng miệng. Bữa ăn thờng lệ có khoảng từ 6-7 món, những bữa tiệc có từ 10 đến 15 món, nếu có yêu cầu những đầu bếp trung bình cũng có thể chế biến đợc 50 đến 60 món ăn khác nhau.

Món ăn Trung Quốc phục vụ trong các cơ sở ăn uống du lịch thờng là: Dùng, nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, ếch, ba ba, nghêu, sò, mực, bào ng, rau, canh, cơm - cháo - mỳ - bún, chè, trứng, lẩu...

Khác với ngời châu Âu, ngời Trung Quốc thờng chỉ uống rợu khi có đồ nhắm hay uống rợu trong các bữa ăn. Trung Quốc có khá nhiều loại rợu khác nhau, nhng chủ yếu là sản xuất bằng phơng pháp chng cất các loại ngũ cốc nh gạo, ngô, khoai, sắn, cao lơng... Một trong những loại khá nổi tiếng là rợu Mao Đài, ngoài ra ngời Trung Quốc còn có nhiều loại rợu ngâm thuốc bắc, hoặc ngâm các loại cao, các loại động vật (chủ yếu là bò sát) tơng tự nh ngời Việt Nam.

Ngời Trung Quốc cũng rất thích uống trà, tuy việc uống trà không cầu kỳ nh một tôn giáo hay một nghệ thuật nh ngời Nhật nhng cách uống trà của ngời Trung Quốc cũng có nhiều loại khác nhau. Trà uống là trà xanh, pha trong ấm hoặc cốc, họ thờng uống trà vào lúc sáng sớm, sau các bữa ăn, vào chiều tối,

trong những lúc đàm đạo, chuyện trò...

6.3.1.3. Đặc điểm khi đi du lịch

Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đờng bộ, đờng sắt, đờng thuỷ, đờng không. Mặt khác giá cả dịch vụ ở Việt Nam tơng đối phù hợp với túi tiền của khách du lịch Trung Quốc, lại có nhiều điểm gần gũi về mặt văn hoá, lịch sử... Chính vì điều này lợng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng tăng lên, đặc biệt là sau năm 1996 khi chính phủ cho phép khách vào một số tỉnh phía bắc và Hà Nội bằng thẻ du lịch, hiện nay lợng khách du lịch Trung Quốc đứng hàng đầu trong số lợng du khách đến Việt Nam.

Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thơng mại, thăm thân và nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thờng đi theo nhóm, theo các chơng trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc tổ chức. Khách du lịch Trung Quốc thích mua sắm, họ xem việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm và thờng mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nớc. Họ thờng chọn du lịch ngắn ngày (từ 2 đến 3 ngày), sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình khá và thờng đi du lịch với tính chất tham quan. Khách Trung Quốc hầu nh không biết tiếng Anh cũng nh những ngôn ngữ phổ biến khác. Khách Trung Quốc thờng chú trọng đến hình thức phục vụ hơn là nội dung, thờng đi theo nhóm, thờng nói nhiều, thích ăn theo kiểu Trung Quốc. Quảng cáo du lịch với ngời Trung Quốc cần nhấn mạnh “giá rẻ” nhng chất lợng lại cao hoặc đảm bảo.

6.3.1.4. Một số đặc điểm của khách du lịch là ngời Đài Loan

Đài Loan là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc, nhng nó có sự đặc biệt gần gũi về dân tộc, ngôn ngữ, điều kiện xã hội, lịch sử... Nhìn chung ngời Đài Loan mang đậm những nét cơ bản của ngời Trung Quốc nói chung về tính cách dân tộc và khẩu vị ăn uống.

Khi tiếp xúc với khách du lịch là ngời Đài Loan cần chú ý một số điểm sau: - Khách du lịch Đài Loan có những hiểu biết khá đầy đủ về du lịch, cũng nh những tổ chức du lịch quốc tế, họ có nhiều kinh nghiệm khi đi du lịch ở nớc ngoài.

- Phụ nữ Đài Loan thờng có ảnh hởng quyết định đến việc lựa chọn điểm đến du lịch. Họ thờng tự tìm hiểu và quyết định chuyến đi cho mình. Khách Đài Loan thờng rất a chuộng những chơng trình du lịch trọn gói.

- Khách Đài Loan thờng “lo xa” họ thờng chuẩn bị cho việc giữ chỗ ít nhất là một tháng trớc ngày khởi hành. Họ thích đi thăm nhiều nơi, nhiều nớc trong một chuyến đi. Thời gian đi nghỉ thờng là từ một đến ba tuần, và thờng đi vào mùa xuân hay mùa hè.

- Nhìn chung khả năng thanh toán cao hơn khách du lịch Trung Quốc (nội địa) nhng họ cũng thờng sử dụng những dịch vụ có thứ hạng trung bình/ khá (các

khách sạn từ 2-3 sao). Tơng tự nh ngời Trung Quốc, họ cũng thích bầu không khí vui vẻ, thờng đi theo nhóm, nhng tự nhiên và quyết đoán hơn.

Một phần của tài liệu Giao trinh_TLKDL_new pptx (Trang 127 - 131)