Con gái tôi mới 10 tháng tuổi, rất bám mẹ. Cứ đến 8 giờ sáng, tôi chuẩn bị đi làm, con lại bắt đầu khóc, tôi dỗ dành một lát thì nín, đến khi tôi chuyển con cho bác giúp việc thì con lại khóc. Lúc đi, tôi đã cố gắng không để con nhìn thấy, nhưng bác giúp việc nói không nhìn thấy mẹ, con lại khóc. Hiện tại, cứ đến giờ đi làm tôi lại cảm thấy căng thẳng, ngồi ở cơ quan mà lòng nóng như lửa đốt. Tôi phải làm sao đây?
Tự tìm biện pháp giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh của mình
Những điều bạn nói khiến tôi cũng cảm thấy căng thẳng, tôi có thể cảm nhận được nỗi lo lắng, sốt ruột của một bà mẹ trẻ. Tôi
không biết tính chất công việc của bạn như thế nào, nhưng tôi biết sức ép trong công việc thời hiện đại là một thách thức lớn đối với các bà mẹ trẻ. Các vấn đề về con cái và công việc dễ khiến người phụ nữ cảm thấy sốt ruột, lo lắng, họ cần điều chỉnh tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.
Trước hết, người mẹ cần điều chỉnh tâm lý mâu thuẫn, lo lắng giữa việc đi làm trở lại sau kỳ nghỉ thai sản và nuôi con bằng cách chuẩn bị tốt về mặt tinh thần rằng mình phải gánh vác hai trọng trách trên vai, hai là tìm kiếm phương án có thể hỗ trợ cho mình. Như thế mới có thể đem lại cho trẻ tình yêu và cảm giác an toàn. Khi con chưa đầy 1 tuổi, mẹ dành cho con tình yêu nhiều đến bao
nhiêu cũng không thừa, không sợ chiều quá trẻ sinh hư. Bình thường chỉ cần có thời gian, mẹ nên cố gắng ở bên trẻ, dành cho trẻ
nhiều nụ hôn và sự bế bồng, ôm ấp. Chỉ cần khả năng tự lập của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, trẻ sẽ không bao giờ thỏa mãn với tình yêu của người mẹ. Cha mẹ càng trao nhiều tình yêu cho
trẻ khi trẻ còn nhỏ, trẻ càng dễ tách khỏi cha mẹ và độc lập từ sớm. Những đứa trẻ thuở ấu thơ không được hưởng nhiều tình yêu, lớn lên không những sẽ không biết cách thương yêu người khác, mà con trở thành người chỉ biết “đòi hỏi tình yêu”.
Mẹ cần gửi gắm trẻ cho một người biết cách chăm sóc và yêu quý trẻ, như thế, khi mẹ đi làm, trẻ sẽ không cảm thấy mất an toàn. Cho dù là người giúp việc hay ông bà trông trẻ, mẹ đều phải nói cho họ biết thói quen, giờ giấc ăn ngủ, chơi đùa và sở thích của trẻ khi được mẹ chăm sóc. Vì trẻ đang ở trong giai đoạn nhạy cảm với tính trật tự, nên nếu bị thay đổi, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi. Khi trẻ và bác giúp việc chơi với nhau, mẹ cũng nên tránh đi một lát, dần dần để trẻ quen với việc ở một mình bên bác giúp việc.
Bạn có thể rèn cho trẻ thói quen khi mẹ vắng nhà ngồi chơi với bác giúp việc hoặc người khác, như thế trẻ sẽ không dồn hết mọi sự chú ý vào mẹ. Sự vắng mặt tạm thời của mẹ lúc này đều tốt cho mẹ và con, tuy nhiên, bạn không nên lẳng lặng bỏ đi. Rất nhiều bà mẹ sợ con khóc nên đã trốn đi, như thế sẽ khiến con trẻ cảm thấy rất bất an. Bạn hãy nói cho trẻ biết mẹ phải đi đâu, bao giờ mẹ
về, kể cả khi trẻ không có khái niệm về thời gian, nhưng trẻ vẫn cảm nhận được. Sau khi mẹ ra khỏi nhà, cũng có thể để bác giúp việc tiếp tục nói những lời an ủi này, để trẻ cảm thấy yên tâm.
Khi rời xa trẻ, mẹ cần chia tay một cách nhanh chóng, không nên do dự, không nên thể hiện sự lo lắng, bất an, áy náy trước mặt trẻ, nếu không trẻ sẽ cảm thấy việc mẹ đi vắng là chuyện có thể thương lượng, hoặc trẻ sẽ nghĩ rằng chỉ cần mình òa khóc là mẹ sẽ ở lại. Còn có một số bà mẹ khi tạm biệt trẻ trong lúc trẻ đang nô đùa vui vẻ, không quan tâm đến sự vắng mặt của mẹ, người mẹ còn cố tình thể hiện sự lưu luyến bằng cách ôm ấp, nâng niu một hồi, khiến trẻ cũng “cảm động” lây. Đơn giản chỉ cần nói “tạm biệt” với trẻ, có thể thơm trẻ một cái, nhưng không nên nấn ná mà cần rời khỏi nhà một cách nhanh chóng, vui vẻ, thản nhiên, như thế con trẻ cũng sẽ