Nói dố iở mỗi độ tuổi tiềm ẩn những vấn đề khác nhau

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 28 - 32)

đề khác nhau

Con gái tôi 3,5 tuổi, thường xuyên nói dối. Ví dụ, rõ ràng là con ăn kẹo, tay còn đang dính bê bết, nhưng khi tôi nhẹ nhàng hỏi: “Có phải con lại ăn kẹo không?”, con lại mím môi chối: “Mẹ ơi, không

phải con ăn đâu, bạn Tiểu Phi ăn đấy (Tiểu Phi là bé nhà hàng xóm)”. Phát hiện ra lọ hoa của nhà bị vỡ, tôi liền hỏi bác giúp việc tại sao lại vỡ, bác giúp việc nói con làm vỡ trong lúc nô đùa, nhưng con lại vừa khóc vừa đánh bác giúp việc và nói: “Không phải con, bác làm vỡ chứ”. Tôi thực sự không biết phải làm gì trước tình trạng này của con.

Dạy cho con phân biệt tính chân thực và sự tưởng tượng

Mỗi lần nghe bạn bè kể chuyện con nói dối, tôi lại nhớ đến cảnh trong một bộ phim nước ngoài: Một buổi sáng, trong ngày Lễ

Phục sinh, mẹ phát hiện ra đầu của chú rối làm bằng socola cho ngày lễ này đã không cánh mà bay, chỉ thấy miệng cậu con trai 3 tuổi dính đầy socola, hai tay cậu giấu ra sau lưng, vừa nuốt vừa nhìn mẹ và nói: Không phải con ăn socola đâu nhé.

Dường như, vừa mới biết nói là trẻ đã bắt đầu nói dối. Rõ ràng con làm vỡ bát, nhưng con lại cãi: “Mẹ ơi, con không làm vỡ bát đâu”. Người lớn thấy rõ là con đang nói dối, nhưng thực tế là con đang nói nên “nguyện vọng” trong lòng mình, con nghĩ: “Mình thật mong mình không làm vỡ bát!”. Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, Jean Piaget, phát hiện ra rằng, trẻ dưới 4 tuổi đều coi việc cha mẹ có vui hay không là tiêu chuẩn để đánh giá sự đúng sai của mình. Trẻ cho rằng mẹ vui là đúng, không vui tức là sai. Trước hết, cha mẹ cần dựa vào độ tuổi của trẻ và đưa ra sự đánh giá khách quan về việc làm của trẻ. Khi làm vỡ bình hoa hay ăn kẹo, trẻ nghĩ mẹ sẽ không vui, trẻ không biết từ “hối hận” có nghĩa là gì, trẻ tưởng tượng ra rằng mình không ăn sau đó nói con không ăn. Việc trẻ nói dối không liên quan đến vấn đề phẩm chất của trẻ mà là do trẻ không phân biệt được mối quan hệ giữa tính chân thực và sự tưởng tượng.

Đối với những đứa trẻ dưới 4 tuổi, khi phát hiện ra trẻ nói dối, không nên áp dụng biện pháp giáo dục đạo đức hay trừng phạt mà cần giúp trẻ nhận thức ra được rằng thế nào là “giả bộ”. Có thể

thông qua trò chơi để nói cho trẻ biết đâu là thật, đâu là giả. Ví dụ, mẹ giả vờ làm yêu quái, bé sợ khiếp đảm, sau đó nói với trẻ rằng đó là giả; hoặc sử dụng các hình ảnh hoạt hình trên tivi, hoặc trong lúc kể

tượng. Cha mẹ còn phải làm gương, con trẻ thích bắt chước những người mà chúng quý mến. Nếu đi chơi công viên mà cha mẹ không mua vé vào cổng hoặc khai man chiều cao, sẽ làm gương xấu cho trẻ. Trẻ còn nhỏ, không phân biệt được đâu là những lời nói dối cố ý, đâu là những lời xã giao của người lớn, cha mẹ không nên để trẻ

chứng kiến những hành vi khiến trẻ nảy sinh ảo giác này. Ngoài ra, không nên dùng phương pháp tìm hiểu sự thật để nhắc trẻ nói dối, ví dụ hỏi trẻ: “Bé ngoan, có phải hôm nay bé làm hỏng hộp trang điểm của mẹ không?”, dĩ nhiên là trẻ sẽ đáp một cách ngây thơ rằng:

“Không phải con đâu ạ”. Và thế là trẻ đã trở thành đứa trẻ vừa làm hỏng hộp đồ trang điểm vừa nói dối. Nếu người mẹ khẳng định trực tiếp rằng: “Bé ngoan, con làm hỏng hộp đồ trang điểm của mẹ

rồi. Lần sau, con đừng nghịch nữa nhé, làm hỏng là phải mất tiền mua đấy”, có thể con trẻ sẽ cảm thấy bất an, nhưng không đến mức phải nói dối sau câu hỏi của mẹ. Rất nhiều lúc, thói quen của cha mẹ sẽ rèn cho trẻ thói quen, thói quen tốt và thói quen xấu đều được hình thành trong sự lặp lại liên tục, 21 lần sẽ đạt kết quả. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý không để lời nói và hành động vô tình của mình ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Khi lớn dần, trẻ sẽ dùng lời nói dối để tránh một số rắc rối hoặc bảo vệ sự riêng tư của mình. Chính vì vậy, ở mỗi độ tuổi, nói dối bao hàm các vấn đề khác nhau.

Cha mẹ cần kỳ vọng và phạt con một cách hợp lý

Không nên đưa ra những yêu cầu phi thực tế đối với trẻ. Một bà mẹ từng hỏi tôi tại sao con chị ấy lại nói dối, rõ ràng là bài thi được 76 điểm, nhưng lại nói 96 điểm. Tôi liền hỏi người mẹ đó: “Chị có quy định con phải thi được bao nhiêu điểm không?”, người mẹ đó liền trả lời: “Môn Toán cháu học không tốt, tôi quy định điểm thi không được dưới 95”. Con trẻ không đạt được theo yêu cầu của mẹ, rồi lại sợ bị mắng nên đành phải nói dối.

Cần phải uốn nắn hành vi nói dối với những trẻ lớn, tuy nhiên không nên coi hành vi này là sự phản bội đối với cha mẹ mà nổi trận lôi đình, bởi có khi trẻ nói dối vì muốn bảo vệ mình. Trách nhiệm

của các bậc phụ huynh là để trẻ học được cách bảo vệ mình tốt hơn là nói dối. Có câu nói rằng: “Một lời nói dối phải dùng một trăm lời nói dối khác để che giấu”, dùng thực tế để trẻ hiểu rằng, nói thật sẽ không gây ra hậu quả gì xấu, còn nếu nói dối, trẻ sẽ tạm thời tránh được một số rắc rối, nhưng sẽ gặp nhiều điều phiền phức hơn ở phía sau. Hãy để trẻ tự gánh chịu hậu quả do việc nói dối đem lại trong thời điểm thích hợp, điều này rất có ích cho việc giúp trẻ

không còn tùy tiện nói dối nữa.

Cha mẹ cần có biện pháp trừng phạt thích hợp đối với lỗi lầm mà trẻ mắc phải, nhưng không nên nghiêm khắc đến mức để trẻ

cam tâm tình nguyện lựa chọn biện pháp nói dối để đối phó, như

thế sẽ khiến trẻ hình thành nên thói quen nói dối. Cha mẹ cần biết tại sao con trẻ lại che giấu sự thật, nguyên nhân khiến trẻ nói dối có phải là do vì sợ người lớn tức giận, không yêu trẻ nữa không? Nếu vì thái độ của người lớn trước những lỗi lầm của trẻ mà trẻ nói dối thì các bậc phụ huynh cần phải kiểm điểm lại mình: Có phải bạn không thể chấp nhận bất kỳ thông tin xấu nào từ trẻ? Có phải bạn có sự phản ứng gay gắt nào đó khiến trẻ sợ hãi? Nếu có thì cha mẹ

chính là người đã đặt nền móng nói dối cho trẻ, giữa cha mẹ và con đã xuất hiện cuộc khủng hoảng lòng tin. Nếu con trẻ biết người lớn sẽ giải quyết một cách phù hợp hành vi lệch lạc của chúng, đồng thời có thể phối hợp với nhu cầu của trẻ thì rất có thể tình hình nói dối sẽ được cải thiện.

Khen ngợi tính thật thà quan trọng hơn trừng phạt việc nói dối. Dựa vào độ tuổi của trẻ để lựa chọn các hình thức biểu dương khác nhau. Không nên chỉ nói với trẻ rằng “Con là một em bé rất thật thà” mà cần biểu dương hành vi cụ thể của trẻ, càng cụ thể thì trẻ

càng biết rõ đâu là những hành vi tốt, khả năng tuân thủ những hành vi này cũng càng lớn, ví dụ, mẹ có thể nói: “Con dũng cảm nhận con đã làm vỡ lọ hoa này, con là một em bé rất thật thà. Tối nay mẹ

sẽ làm món bí ngô ngào đường mà con thích ăn nhất cho con”, đồng thời kể lại hành vi thành thật của trẻ cho mọi người trong nhà nghe, nhấn mạnh hành động đó với trẻ.

Nếu hành vi và sự giáo dục của cha mẹ không có vấn đề gì, nhưng trẻ vẫn nói dối như một thói quen không chịu sửa, thì cần

phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Những đứa trẻ này rất biết cách dàn dựng ra các câu chuyện, không phân biệt được tính chân thực và ảo tưởng, nên cần có sự giúp đỡ đặc biệt.

Nuôi dạy một đứa con thành thật, tốt bụng là nguyện vọng của mỗi bậc cha mẹ, tuy nhiên cũng không nên kỳ vọng ngay từ khi chào đời trẻ đã có được rất nhiều phẩm chất tốt. Phẩm chất thật thà được hình thành một cách dần dần, không dựa vào sự thuyết giáo mà phải trải qua một quá trình trưởng thành mới có được. Chúng ta hãy dùng tình yêu khoa học, kiên nhẫn nhìn nhận về khuyết điểm có thể xuất hiện ở mỗi đứa trẻ. Dưới sự tưới nhuần của ánh nắng, làn mưa và sự tôi luyện của phong ba bão táp, một cây non mới có thể

phát triển thành cây đại thụ vững chãi.

u ý: Một số chuyên gia đã tiến hành cuộc điều tra với các

nhóm trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 9 và phát hiện trong nhóm trẻ 6 tuổi, chưa đầy 20% trẻ phân biệt được tính chân thực và sự tưởng tượng; trong nhóm trẻ 7 tuổi, kể cả che giấu được sự việc bằng lời nói dối thì trẻ vẫn cảm thấy bất an; tất cả các trẻ 9 tuổi trở lên đều hiểu được thế nào là sự chân thực, thế nào là hư cấu. Hay nói cách khác, khi trẻ đã phân biệt được hiện thực và tưởng tượng, trẻ sẽ hiểu thế nào là nói dối. Chỉ đến khi 12 tuổi, trẻ mới bắt đầu có thể đứng trên góc độ mới để lý giải vấn đề thành thật.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)