Con trẻ không nhất thiết phải nghe lờ

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 108 - 112)

Con tôi năm nay 11 tuổi, kết quả học tập tương đối ổn, phẩm chất đạo đức cũng tốt, chỉ có điều rất bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Bảo cháu học đàn piano, cháu lại thích học đánh trống; bảo cháu chơi tennis, thì cháu lại mê trượt băng; mời một gia sư dạy vẽ tranh sơn dầu cho cháu thì cháu lại thích vẽ tranh biếm họa... Tôi rất sốt ruột, con nhỏ như thế mà đã chỉ thích làm theo ý mình, không hề chịu nghe theo sự gợi ý của cha mẹ, sau này làm sao có thể thành công được? Theo chị với những đứa trẻ như vậy thì nên áp dụng biện pháp gì?

Con trẻ không nhất thiết phải nghe lời

Tôi thường được phụ huynh đặt câu hỏi tương tự, hơn nữa dường như rất nhiều bậc cha mẹ khổ sở vì chuyện “con trẻ không nghe lời thì phải làm sao”. Tôi liền trả lời: “Con trẻ không nhất thiết phải nghe lời”. Đây không phải là câu nói đùa, mà là một phương châm giáo dục mà tôi tuân thủ bấy lâu nay. Trong mắt rất nhiều bậc phụ huynh, cụm từ “không nghe lời” mang hàm nghĩa xấu, nhưng cha mẹ không phải là cha mẹ đẻ của chân lý, khi nhấn mạnh con trẻ

phải nghe lời cha mẹ, chúng ta có suy nghĩ rằng: Mọi ý thức và hành vi của chúng ta có thật sự là đúng đắn 100% không? Chúng ta có dựa

trên đặc điểm độ tuổi của trẻ tại thời điểm đó để suy nghĩ vấn đề không?

Tôi đã nhiều lần nghe thấy các bậc phụ huynh phàn nàn: “Dạo này, tôi thật sự không biết phải dạy thằng bé (con bé) nhà tôi như

thế nào, không chịu nghe lời”, “Thật đau đầu về cháu tôi, nó có rất nhiều ý tưởng, nhưng chọn học ngành gì đều không chịu nghe lời người lớn”...

Các bậc phụ huynh luôn áp đặt ý thích của mình cho trẻ chứ không chịu “hạ mình” một cách bình đẳng để tìm hiểu “con cần cái gì”, “con thích cái gì”. Thực ra, kể từ giây phút chào đời, trẻ đã là một cá thể

độc lập khác với chúng ta. Trẻ mang trong mình gene của chúng ta, nhưng trẻ có tinh thần, tình cảm, sở thích và niềm đam mê của riêng mình. Dĩ nhiên, những yếu tố này sẽ chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ, nhưng sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ cũng cần phải tạo ra dựa trên tiền đề “lựa theo bản tính, tôn trọng cá tính”.

Nghiên cứu tâm lý học cho thấy, con người ở thời kỳ nhũ nhi đã bắt đầu hình thành nên ý thức cá thể độc lập, sự dạy dỗ bằng mệnh lệnh mạnh mẽ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán độc lập, sở thích, ý nguyện, sự theo đuổi của người đó. Chính vì vậy, cha mẹ coi trẻ là một thành viên bình đẳng với mình, lắng nghe ý tưởng và suy nghĩ của trẻ, sau đó cha mẹ nói rõ sự lý giải và lời gợi ý của mình, chỉ gợi ý, không bắt ép, như thế sẽ không khiến trẻ xảy ra hiện tượng chống đối cha mẹ, trẻ cũng sẽ dễ tiếp thu lời gợi ý của cha mẹ hơn.

Niềm say mê là người thầy tốt nhất

Tôi không bao giờ coi việc con trẻ có chịu nghe lời tôi hay không là tiêu chuẩn phán đoán trẻ có phải là đứa con ngoan hay không, mà tôi sẽ bỏ qua yêu cầu của mình và nhìn nhận một cách khách quan những việc mà trẻ làm có ích cho sự trưởng thành của trẻ hay không. Năm xưa, tôi cũng đã đăng ký cho con rất nhiều lớp ngoại khóa, nhưng rất nhiều lớp nếu con không có hứng thú học thì tôi cũng không bắt ép con học nữa. Con thích đá bóng, thích học lớp lắp ráp mô hình máy bay, thậm chí còn thích chơi tú lơ khơ, tôi đều để con

được thỏa theo niềm say mê. Bởi vì, niềm say mê là người thầy tốt nhất. Chúng ta luôn muốn con trẻ làm những việc có ý nghĩa, có giá trị, nhưng ta đâu có biết rằng trẻ vẫn thích làm những việc mà trẻ cảm thấy thú vị hơn. Cũng chỉ có những việc khiến trẻ cảm thấy thú vị thì trẻ mới có thể làm một cách kiên trì và chuyên tâm, như thế kết quả cuối cùng mới có thể có ý nghĩa và có giá trị. Các bậc cha mẹ không có quyền, cũng không có khả năng để xác định bồi dưỡng trẻ thành nhạc sĩ hay họa sĩ, trách nhiệm của chúng ta là bồi dưỡng trẻ thành một người khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn. Còn sau này trẻ trở thành nhà gì, làm nghề gì, vẫn phải để trẻ

tự lựa chọn.

Con trai bạn có kết quả học tập khá tốt, phẩm chất đạo đức tốt, tôi cho rằng bạn thực sự nên cho con nhiều quyền lợi dân chủ

hơn, tôn trọng sự lựa chọn và suy nghĩ của con. Giống như một cái cây non, đáng lẽ được sinh trưởng một cách tự nhiên và tươi tốt, sum suê, nhưng lại có người cho rằng sao trông nó lại không giống với cái cây mà tôi tưởng tượng nhỉ? Và thế là đã căn cứ vào ý nguyện của mình để cắt tỉa lá cành, trạng thái sinh trưởng tự nhiên của cây non đã bị thay đổi. Ví dụ, trẻ không thích học piano thì cứ cho trẻ học đánh trống; trẻ không thích học vẽ tranh sơn dầu thì vẽ tranh biếm họa cũng rất tốt. Trẻ có sự lựa chọn của riêng mình chứ

không phải đi làm việc gì xấu, cần tôn trọng niềm say mê và sở

thích của trẻ.

Trẻ “nổi loạn” vì ý thức tự ngã được đánh thức

Sau 12 tuổi, trẻ bước vào “thời kỳ nổi loạn”, lúc này, cha mẹ càng phải tôn trọng trẻ hơn. Trên thực tế, tôi cho rằng “thời kỳ nổi loạn” của trẻ chính là giai đoạn ý thức tự ngã của trẻ được đánh thức, trẻ sẽ

càng trưởng thành hơn, đây là hành vi mà phụ huynh chúng ta thấy vui mới phải. Nhưng vẫn có nhiều bậc phụ huynh cảm thấy buồn khổ vì ý thức tự ngã của trẻ được đánh thức, nguyên nhân chủ yếu là do họ cho rằng trẻ “không chịu nghe lời” và ngày càng thích làm theo ý mình. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ “quá nghe lời” hoặc “quá ngoan ngoãn” thường có trí tuệ không tồi, nhưng khả năng tự

phán đoán, suy nghĩ độc lập và óc tư duy, sáng tạo của trẻ thường khá chậm chạp. Dân gian có câu “Trẻ ranh mãnh là đứa trẻ khôn”, ý nói

những đứa trẻ có chủ trương, khả năng phán đoán của riêng mình và không sợ quyền uy là đứa trẻ có cá tính phát triển mạnh nhất.

Phụ huynh thường nạt nộ con em mình rằng: “Câm mồm ngay, đừng có thanh minh nữa”, “Con buộc phải nghe lời cha, đây là mệnh lệnh”... Tôi thực sự thấy lo lắng cho những đứa trẻ đó. Nếu ngay từ

nhỏ những lời giải thích và thanh minh này không được cha mẹ tôn trọng, lớn lên rất có thể trẻ sẽ trở thành một con người không có chính kiến, dễ khuất phục trước sự quyền uy, không dám làm theo ý mình. Tôi thường nói với con trai rằng: “Con có quyền được giải thích, nhưng con có thể so sánh ý kiến của cha mẹ với suy nghĩ của con xem cái nào hợp lý hơn”. Kết quả thường là ý kiến của chúng tôi được con chấp nhận. Ngay cả thỉnh thoảng con không chấp nhận thì chúng tôi cũng không cho rằng con đã mạo phạm sự “quyền uy” của mình. Nếu con có thể dùng sự thành công của mình và chứng minh được rằng lời gợi ý của chúng tôi có vấn đề thì chúng tôi sẽ

chúc mừng con và kiểm điểm lại bản thân, nếu con dùng sự thất bại của mình để chứng minh rằng con đã sai thì chúng tôi cũng sẽ không mỉa mai, phê bình con, để con tự suy nghĩ, lần sau con sẽ thận trọng xem xét ý kiến của mình và lời gợi ý của cha mẹ hơn.

Cho phép con có quan điểm riêng và bạn cũng có thể tranh luận với con, nhưng sự tranh luận này không nên diễn ra trong bầu không khí giận dữ, bực bội. Bạn có thể thảo luận với con những vấn đề mà hai bên bất đồng về quan điểm trong không khí rất bình đẳng, thoải mái, đây cũng là một cách làm mẫu để con rèn được một thói quen. Sau này, khi bước chân vào xã hội, nếu con có ý kiến bất đồng với người khác, con sẽ để mình được sống trong hoàn cảnh đó một cách vô thức, biết cách giao lưu, trao đổi với người khác chứ không cãi vã một cách vô lý.

Lời nói của cha mẹ cũng không phải là tiêu chuẩn của chân lý, nhưng trong các vấn đề mang tính nguyên tắc, cần nêu rõ lập trường, quan điểm của cha mẹ. Trẻ chịu nghe theo cũng là vì sau khi đã suy nghĩ về ý kiến của chúng ta, trẻ cho rằng ý kiến đó là đúng đắn và đồng ý nghe theo. Thông thường, kể cả những điều cha mẹ

nói là chân lý, nhưng nếu bắt ép trẻ phải phục tùng, kết quả

Hãy tôn trọng con trẻ, trong thế giới bé nhỏ của trẻ có rất

nhiều thứ mà chúng ta không thể nắm bắt. Điều mà chúng ta có thể dành và nên dành cho con là tia nắng, không khí và nguồn nước mát của tình yêu.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)