“Trò chơi bám mẹ” của trẻ

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 27 - 28)

Con gái tôi hơn 2 tuổi nhưng việc gì cũng muốn mẹ giải quyết hộ, mỗi lần gặp vấn đề gì không xử lý được là lại gọi “mẹ ơi”, ngay cả khi có vấn đề con hoàn toàn có thể tự làm được. Đây là thời điểm cần bồi dưỡng khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ đúng không chị? Theo chị, nên bồi dưỡng như thế nào thì phù hợp?

“Trò chơi bám mẹ” của trẻ

Hai tuổi là một thời kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên ở trẻ, trẻ đã có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và biết đi. Ở

thời điểm này, bé nhà bạn “việc gì cũng đòi nhờ mẹ giải quyết giúp, gặp chuyện gì không xử lý được, đầu tiên là gọi ‘mẹơi’, ngay cả khi đó là những vấn đề con hoàn toàn có thể tự giải quyết. Điều này không đồng nghĩa với việc khả năng tự lập của con kém, có thể đôi khi đó còn là “trò chơi” của con! Con vẫn chưa hết giai đoạn bám mẹ, trẻ từ 2 đến 5 tuổi đều muốn mẹ thuộc về riêng mình một cách vô thức. Trẻ không còn dùng tiếng khóc để bày tỏ nguyện vọng của

mình mà phát hiện ra rằng, chỉ cần dùng ngôn ngữ là có thể gọi người khiến trẻ cảm thấy an toàn nhất và tin tưởng nhất đến, khả năng này khiến trẻ vô cùng bất ngờ và sử dụng một cách rất thích thú. Nếu phát hiện ra rằng trong quá trình này, trẻ không tỏ

ra sợ hãi hay bất an mà rất tùy ý, thoải mái, thì theo tôi bạn không cần thiết phải cả nghĩ như vậy, hãy coi đó như một phương thức hành vi của trẻ. Bạn hãy đối xử với con một cách bình thường, cần làm gì vẫn cứ làm, như thế, thông thường trẻ sẽ không xuất hiện điều gì bất thường về tính cách.

Hãy để con nghe thấy lời đáp

Dĩ nhiên, dù đó là “trò chơi bám mẹ” của trẻ, dù bạn muốn rèn luyện khả năng tự lập cho con thì tôi vẫn cho rằng, khi con gọi mẹ, người mẹ nhất thiết phải để con nghe thấy lời đáp, để trẻ cảm nhận được sự quan tâm của người mẹ đối với hành động của mình. Quá trình này chính là đồng hành cùng con. Có lẽ ý nghĩa của sự

đồng hành này còn quan trọng hơn cả việc để con trở thành người tự

tất cả mọi việc đều có ý nghĩa. Chỉ khi “có mặt ở mọi nơi mọi lúc”, bạn mới có thể quan sát trong lời gọi của trẻ, việc nào trẻ tự làm được, việc nào trẻ cần sự giúp đỡ của bạn. Không thể vì “bồi dưỡng” khả

năng tự giải quyết vấn đề của trẻ mà nói “Con tự giải quyết đi” khiến trẻ òa khóc và nói mình không làm được, rồi bỏ cuộc. Đôi khi có thể trẻ chỉ cần mẹ tham gia vào quá trình này mà không cần mẹ

động tay giúp đỡ. Con trẻ ngây thơ không ý thức được vấn đề này do ai giải quyết, trong tiềm thức của trẻ, cá nhân trẻ và mẹ là một.

Trong quá trình từng bước tách khỏi cha mẹ và trở thành một cá thể độc lập của trẻ, dĩ nhiên còn có các nhân tố như cha mẹ không làm thay trẻ nhiều việc khi trẻ còn nhỏ, không quá nuông chiều, chủ động bồi dưỡng ý thức tự lập cho trẻ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thực ra nguồn sức mạnh lớn nhất khiến trẻ trở thành một con người độc lập chính là đem lại cho trẻ cảm giác an toàn và tình yêu. Tất cả mọi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn như nhau, đều có nhu cầu tâm lý tương tự, chỉ có điều hình thức biểu hiện khác nhau mà thôi. Cô bé 2 tuổi thường xuyên nhờ mẹ giúp đỡ vì mẹ là người con tin tưởng nhất, là người đem lại cảm giác an toàn cho cô bé nhất, nếu trong lúc con cần mà mẹ kịp thời đáp lại, kịp thời hỗ trợ thì con sẽ luôn cảm thấy an toàn.

Chính vì thế, không nên nói “Trẻ con thì biết cái gì”, không nên cho rằng “Việc của trẻ con có gì là quan trọng”, càng không nên nói “Đi ra chỗ khác chơi, không thấy mẹ đang bận sao”. Trong trẻ có một “phôi thai tinh thần” mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt, cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta. Nếu thời gian của bạn cho phép, hãy cố gắng “chơi” với con trò chơi đầy ắp hạnh phúc này!

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)