Không nên hạ thấp, phê bình bạn của con trước mặt trẻ

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 61 - 65)

trước mặt trẻ

Con trai tôi năm nay 9 tuổi, trước đó rất nghe lời, không bao giờ chạy đi chơi xa, chỉ chơi loanh quanh gần nhà, học cũng khá tốt. Kể từ năm ngoái, sau khi nhà hàng xóm có đứa con trạc tuổi cháu chuyển đến, ngày nào cháu cũng thích chơi đùa với các bạn và lần nào cũng về nhà rất muộn, có lúc vợ chồng tôi phải đi tìm khắp nơi. Sau đó chúng tôi chuyển nhà, nhưng ngày nào con cũng vẫn quay về khu nhà cũ tìm đám bạn đó để chơi. Tối nào chúng tôi cũng phải đi tìm con về nhà ngủ, và con cũng thường xuyên lén đi chơi, quát không nghe, đánh cũng không giải quyết được. Con cũng không học hành chăm chỉ như trước đây, cô giáo phàn nàn có phần lười hơn. Hiện tại, tôi phát hiện ra rằng thỉnh thoảng con còn nói

dối, nhưng tôi vẫn chưa thể hiện là mình biết con nói dối mà chỉ trao đổi với chồng mà thôi.

Tôi rất lo con sẽ học những tính xấu của đám trẻ bên ngoài nhưng cũng không biết phải làm gì, dù sao thì cũng không thể nhốt con ở nhà không cho đi chơi được. Tôi cần phải làm gì bây giờ?

Thấu hiểu con trẻ bằng nhiều hình thức

Tôi rất hiểu sự lo lắng của bạn, nhưng khi 8, 9 tuổi là lúc trẻ

thích tụ tập, thích chơi các bạn, đây là nhu cầu rất bình thường. Cứ

sau giờ ăn tối các ngày cuối tuần, sân khu nhà tôi ở tụ tập rất đông các cháu trai ở độ tuổi này, trong khi 3, 4 năm trước đó, chúng chỉ thích bám theo cha mẹ mình, gặp nhau có khi còn không chào hỏi!

Một thực tế mà các bậc phụ huynh không thể không thừa nhận là từ độ tuổi đó trở đi, khả năng tự lập của trẻ càng ngày càng cao, ngày càng xa rời vòng tay cha mẹ. Chúng ta buộc phải cho phép và khích lệ

trẻ đi kết giao với bạn bè mới, có sự lựa chọn độc lập và không gian tự do của riêng mình.

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là để mặc trẻ mà phải có cách quản hợp lý. Để làm được điều này, cha mẹ phải hiểu đặc điểm của trẻ, sau đó tiến hành “giáo dục tùy cơ” một cách phù hợp. Nếu răn dạy hay giáo huấn, chắc chắn trẻ sẽ không muốn tiếp thu. Đây là một nghệ thuật, đòi hỏi cha mẹ giải quyết được các vấn đề khác nhau ở những đứa trẻ khác nhau. Đây là một nguyên tắc cơ bản

trong quá trình nuôi dạy con. Tôi cho rằng cha mẹ nên dùng phương pháp Đông y để đối mặt với các vấn đề của trẻ (quan sát, ngửi, hỏi han, bắt mạch), chứ không nên dùng phương pháp Tây y (đau đâu trị đó).

Chính vì thế, trước hết phải tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, suy nghĩ của trẻở độ tuổi này như trẻ chơi với ai, trong quá trình chơi với những người bạn đó, trẻ đã có được những niềm vui gì... Cha mẹ

cần phải biết những vấn đề này, nhưng không phải tra khảo để

biết mà cần có nghệ thuật chuyện trò với con. Qua lời miêu tả của bạn, tôi có thể cảm nhận được rằng con trai bạn trước đây là một đứa trẻ khá ngoan, không biết môi trường sống mà bạn tạo ra cho con có phong phú hay không? Có đủ mối liên hệ với bên ngoài hay không? Một cậu bé 9 tuổi sau khi gặp những người bạn và sự việc có thể đem lại cho cậu những điều thú vị mà cuộc sống trước đây không có thì chắc chắn cậu sẽ dễ đi chơi quên cả đường về.

Cần thông qua các con đường khác để tìm hiểu tình hình trẻ chơi với các bạn, bao gồm hoàn cảnh gia đình, cách chơi để phán đoán đối phương có phải là đứa trẻ ngoan hay không, không nên hạ thấp, phê bình bạn bè của con trước mặt trẻ. Có thể tìm hiểu qua người khác hoặc nói chuyện với con về chuyện chơi đùa của bọn trẻ, để trẻ cảm nhận được rằng, bạn rất có hứng thú với những trò chơi của trẻ chứ

không phản đối, như thế bạn mới nắm bắt được tình hình thực tế.

Xây dựng những quy tắc cần tuân theo

Quy tắc hành vi của trẻ bắt đầu được huấn luyện khi trẻ

khoảng 2 tuổi, trong thời kỳ này, sự định hướng của người lớn giúp trẻ

từng bước hình thành một trật tự tự nhiên trong quá trình ăn uống, chơi đùa, vệ sinh, ngủ... Sự khích lệ của cha mẹ đối với những việc mà trẻ làm đều giúp ích cho việc tăng cường khả năng tự làm chủ

bản thân của trẻ, nếu để lỡ thời kỳ quan trọng hình thành quy tắc thì sự “quản giáo” sau này sẽ rất vất vả. Nếu trước đó, quy tắc của cha mẹ quá hà khắc, trẻ sẽ làm một em bé ngoan, nhưng cũng không hình thành được sự ràng buộc về mặt nguyên tắc bên trong. Đến năm 9 tuổi, trẻ đã nắm được những kỹ xảo làm thế nào để được thỏa mãn những đòi hỏi và làm thế nào để đối phó với người lớn, thì việc đánh mắng trẻ không những không hiệu quả, mà còn khiến trẻ càng ngang ngạnh và chống đối quyết liệt hơn. Trẻ cần có bạn chơi, tuyệt đối không nên dùng quan điểm của người lớn để hạn chế bạn chơi của trẻ, bạn có thể học theo phương pháp chuyển nhà của mẹ

Mạnh Tử, nhưng không nên can thiệp quá sâu. Con trẻ nói dối cha mẹ thường là do trẻ cảm thấy những việc mà mình làm sẽ bị cha mẹ

phản đối, hoặc mặc dù cha mẹ không phản đối nhưng cũng không tán đồng với những suy nghĩ của trẻ. Chính vì thế, đánh mắng hay

nhốt trẻ ở nhà cũng không phải là cách để giải quyết vấn đề, biện pháp tốt nhất là khuyên nhủ.

Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của trẻ, mở mang thế giới cho trẻ

Dĩ nhiên là cha mẹ không thể để mặc con trẻ, cho trẻ chơi với bất kỳ đứa trẻ nào mà không có sự lựa chọn. Những đứa trẻ ngoan cùng chơi với nhau cũng chưa chắc giúp trẻ ngày càng tốt hơn, huống chi là đứa trẻ có những thói xấu? Trong cuốn sách giáo dục của mình, Karl Witte đã từng nói: “Thói quen của đứa trẻ ngoan rất khó có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ hư, trong khi thói quen của đứa trẻ hư lại nhiễm sang đứa trẻ ngoan rất nhanh. Đây là do thói quen tốt trong học tập của trẻ cần sự nỗ lực và tự làm chủ bản thân, còn thói xấu lại không cần bất kỳ sự nỗ lực nào vẫn có thể nhiễm”. Ông đã từng cho con trai mình lựa chọn hai cô bé là con nhà có giáo dục để chơi, con trai ông và hai cô bé này chơi đùa rất vui, nhưng không lâu sau ông phát hiện ra rằng con trai mình bắt đầu nói dối và bướng bỉnh, ngoài ra còn mắc thêm tật kiêu căng. Sau khi quan sát quá trình chơi của đám trẻ, Karl Witte đã phát hiện ra rằng, hóa ra chuyện gì hai cô bé kia cũng đều nhường nhịn con trai ông, cuối cùng Karl Witte liền bỏ thời gian ra chơi với con, kết quả lại tuyệt hơn vì ông đã tìm ra những trò mà con trai thích chơi. Chính vì thế, đối với trường hợp của con bạn, bạn có thể bàn bạc với chồng, tìm một số việc cùng làm với con, cùng con tham gia vào quá trình đó nhằm phân tán sự chú ý của con đối với những người bạn kia; đồng thời trong quá trình này, con có thể cảm nhận được sự đồng hành của cha mẹ, từ đó có thể coi cha mẹ như những người bạn.

Ngoài ra, nên cố gắng để trẻ tiếp xúc với những con người khác nhau và thế giới khác nhau, phân tán sự chú ý của trẻ, cho trẻ tham gia nhiều hoạt động hơn, mở mang kiến thức, trẻ sẽ không quá tập trung vào một người bạn hay một đám bạn. Trước đây, trong quá trình nuôi dạy con, tôi thường xuyên dùng phương pháp “bày mưu” để uốn nắn một số vấn đề con gặp phải trong quá trình trưởng thành. Ví dụ, phát hiện ra con bắt đầu quý mến một bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì, tôi liền lẳng lặng đưa con tham gia nhiều hoạt động xã giao hơn, làm quen với nhiều người, với nhiều bạn gái hơn.

Nếu phát hiện ra nhóm bạn mà con chơi gây ra những ảnh hưởng không tốt cho quá trình trưởng thành của con, cha mẹ cũng không nên hạ thấp, phê bình bạn của trẻ trước mặt trẻ mà hãy nghĩ cách để

tìm một công việc khiến trẻ rất có hứng thú để phân tán sự chú ý của trẻ, đưa trẻ đi làm quen với nhiều người bạn hơn, có nhiều tình bạn mới hơn.

“Bày mưu” luôn có mối liên hệ với tình yêu chân thành. Cho dù là để gợi mở tiềm năng hay uốn nắn một số hành vi nào đó của trẻ, đều phải dựa vào đặc điểm tâm lý và tính các của trẻ, mới có thể “âm thầm bồi dưỡng tính cách tốt cho trẻ”.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)