Chứng căng thẳng trong thi cử

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 145 - 148)

Con gái tôi năm nay 15 tuổi, bình thường kết quả học tập của con không tồi, nhưng cứ đến trước kỳ thi lại tỏ ra hết sức căng thẳng, đôi lúc điểm thi rất tệ, bản thân con rất sốt ruột, tôi vừa thương con vừa lo lắng. Bình thường tôi cũng rất dễ căng thẳng, ví dụ ngày hôm sau có việc gì đó thì đêm ngủ trằn trọc, nghĩ rất

nhiều về chuyện đó, đặt ra mọi tình huống để chuẩn bị trước về mặt tinh thần. Không biết sự căng thẳng của con gái tôi có phải là do bị ảnh hưởng từ mẹ hay không? Trong phần một của cuốn sách, chị có viết “biết cách thi cử cũng là một tố chất”, xin hỏi chị tố chất này được rèn luyện như thế nào?

Có thể sự căng thẳng, lo lắng của con gái bạn có liên quan đến bạn. Con gái luôn gần gũi với mẹ, dễ có sự đồng cảm sâu sắc trong suy nghĩ, tính cách cũng có nhiều điểm tương đồng, mẹ truyền cho con tính hay lo cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt trước năm 6 tuổi, rất nhiều hành vi và tâm trạng của trẻ có được thông qua sự mô phỏng, nếu khi còn nhỏ mẹ là người gần gũi nhất với trẻ, thì trẻ đã hình thành nên trạng thái tâm lý gặp việc gì đó là căng thẳng một cách vô thức. Con gái bạn 15 tuổi, có thể trong cuộc sống hiện tại của cô bé, thi cử là vấn đề con quan tâm nhất, do đó, hiện tại chứng lo lắng trước thi cử là một mô hình phản ánh của tâm lý cô bé với sự vật bên ngoài.

Muốn con thay đổi, trước tiên mẹ cần thay đổi. Thông thường, đến tuổi trung niên, tâm lý rất khó thay đổi, nhưng vì con, bạn có thể thay đổi thái độ của bản thân đối với chuyện thi cử, đây cũng là ý nghĩa của việc trưởng thành cùng con. Có thể từ sự việc này, bạn sẽ

bắt đầu quá trình “tự lột xác” cho mình. Trước năm 18 tuổi, chỉ

cần môi trường thay đổi, những thông tin kích thích trẻ thay đổi thì trẻ sẽ rất dễ thay đổi. Vì con, bạn cần hạ quyết tâm và nhanh chóng thay đổi tính hay lo của mình, như thế mới không để tình trạng này lan rộng trong gia đình.

Trước hết cha mẹ không nên quá coi trọng vấn đề thi cử, không nên tạo ra bầu không khí căng thẳng trong gia đình, đừng luôn

miệng nhắc con: “Sắp thi rồi đấy, con phải ngủ sớm đi”, “Sắp thi rồi đấy, đừng mải chơi nữa”, “Gần thi rồi, nhớ ăn uống cho cẩn thận, chú ý dinh dưỡng con ạ”... Sự căng thẳng của trẻ thường là sự

phản ánh từ cha mẹ. Cha mẹ truyền tải sự lo lắng, căng thẳng trong suy nghĩ của mình thông qua sự quan tâm quá mức đối với những hành vi có liên quan đến trẻ. Trẻ sẽ tiếp nhận được tín hiệu tâm trạng như cha mẹ đang có, đồng nghĩa với việc nhấn mạnh điểm yếu của trẻ. Bạn càng lo con căng thẳng trong thi cử, càng quan tâm đến kỳ thi của con thì con càng cảm thấy lo lắng và mất tự tin, con càng dễ biến những điều mình lo lắng thành hiện thực.

Lúc này, cha mẹ không nên giúp con theo ý nguyện của mình. Vì người mẹ mắc tính hay lo thường lại một lần nữa truyền tải tâm trạng lo lắng thông qua hình thức “giúp đỡ” con với “ý tốt”. Mẹ chỉ

cần điều chỉnh tâm trạng lo lắng của mình trước vấn đề con căng thẳng trước kỳ thi, bình thản đối mặt với sự căng thẳng của trẻ

thì sẽ không gây ra tình trạng đổ thêm dầu vào lửa.

Khi người mẹ cảm thấy con đang lo lắng trước kỳ thi, cũng không nói trước mặt con những câu như: “Con đừng căng thẳng, sao đêm qua con ngủ muộn thế? Có phải lại lo lắng không?”. Vì người mẹ nhìn con gái bằng ánh mắt thể hiện sự căng thẳng, lo lắng của mình nên con sẽ bị ám thị và kết quả biểu hiện ra chính là dáng vẻ

mà người mẹ nhìn thấy. Các nhà tâm lý học kiến nghị, đối với những đứa trẻ hay căng thẳng trước kỳ thi, cha mẹ có thể bày tỏ sự

thông cảm trước những lo lắng của con: “Căng thẳng là tốt, con xem trước khi thi đấu, các vận động viên đều căng thẳng chuẩn bị. Trước bất kỳ cuộc thi nào, căng thẳng mới giúp con người tập trung được sức mạnh và trí tuệ của mình, điều động nguồn năng lượng trong cơ

thể, mới có thể đạt được thành tích thi đấu cao hơn ngày thường”. Cùng con thể hiện sự đồng thuận về tâm lý căng thẳng, như thế, tâm lý này sẽ không trở thành rào cản nữa.

Có một câu nói nói rằng: “Vị anh hùng đích thực là sau khi nhận rõ được bản chất của cuộc sống hiện thực vẫn yêu cuộc sống hết mình”. Tôi thấy người dũng cảm và thông minh đích thực là người biết thẳng thắn thừa nhận nhược điểm của mình và có thể dũng cảm khắc phục nhược điểm đó. Biết đồng thuận với tâm trạng tiêu cực, cũng là cách để khắc phục tâm trạng này. Sự thay đổi của bản thân người mẹ cũng là như vậy, bạn hãy thử xem.

Tố chất là kết quả của sự tích lũy lâu dài

Hầu hết những đứa trẻ lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi đều vì sợ kết quả thi không cao. Là cha mẹ, bạn nên chú ý nhiều hơn đến quá trình học hàng ngày của trẻ, không nên quan tâm quá mức đến kết quả điểm số.

“Biết thi cử cũng là một tố chất”, tố chất này là kết quả của sự tích lũy lâu dài, không phải nhờ kỹ xảo nào đó mà có được. Quan tâm đến quá trình học tập hàng ngày chính là xây dựng tố chất thi cử cơ bản nhất. Nền giáo dục của chúng ta không phải là đào tạo

“thí sinh” mà là đào tạo “học sinh”, đào tạo những con người có trí tuệ.

Học tập là một quá trình, quá trình này không chỉ là quá trình tích lũy các kiến thức trong sách vở, mà còn có sự học tập đa dạng hóa, đa cấp độ trong cuộc sống thường nhật. Cha mẹ không nên hạn chế trẻ “đọc linh tinh”, tôi cho rằng, việc đọc sách ngoài giờ học nhiều sẽ bồi dưỡng khả năng lý giải, mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ liên hệ được với những kiến thức học ở

trường.

Chăm chú nghe giảng trong giờ học, không học vẹt, biết cách ghi chép là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ. Tôi còn nhớ trong vở ghi bài của Hạ Dương năm xưa thường xuyên có những vấn đề lớn nhỏ được viết bằng nhiều màu mực. Hôm sau con mang những câu hỏi này đi hỏi thầy cô, bạn bè. Quá trình suy nghĩ và đặt câu hỏi chính là quá trình rèn luyện khả

năng tổng hợp vấn đề của trẻ, sự gợi mở và định hướng của thầy cô

ở thời điểm này sẽ giúp trẻ vỡ lẽ ra được nhiều vấn đề.

Bình thường sau khi tan học, con cần hoàn thành bài tập một cách nghiêm túc, hiệu quả, không nên để mất quá nhiều thời gian vào bài tập, không làm những bài tập vô nghĩa. Một hiện tượng tồn tại hiện nay là trẻ bị giao quá nhiều bài tập, chiếm hết cả thời gian chơi và đọc sách của trẻ.

Biết cách thi cử không phải là ôn trúng tủ, đoán trúng đề, mà là “đắc đạo” thực sự. “Đạo” ở đây là khả năng tổng hợp các kiến thức. Hiện nay, đề thi đại học cũng ngày càng quan tâm đến tố chất tổng hợp của học sinh, tập trung nhiều hơn đến việc khảo sát khả

năng vận dụng kiến thức tổng hợp và phản ứng nhạy bén của học sinh. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần có sự thay đổi nhận thức đối với quan niệm tố chất học tập.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)