Trẻ ở mỗi độ tuổi đều có nỗi sợ hãi riêng

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 69 - 73)

Con gái tôi năm nay 6 tuổi nhưng rất nhút nhát, trời tối không dám ra ngoài, đi với mẹ cũng phải túm chặt lấy mẹ; tối đến

không dám ở nhà một mình dù chỉ là một lát; nước sôi cũng không dám ra tắt bếp gas, làm việc gì cũng rụt rè. Tôi rất lo tính cách nhút nhát này không có lợi cho sự trưởng thành sau này của con. Làm thế nào để có thể giúp con trở nên dũng cảm hơn?

Trẻ ở mỗi độ tuổi đều có nỗi sợ hãi của riêng mình

Đối với nhiều đứa trẻ, 6 tuổi là độ tuổi phải đối mặt với rất nhiều nỗi sợ hãi. Sợ bóng tối, sợ ma, sợ sấm chớp, sợ ngủ một mình, sợ cha mẹ bỏ lại một mình... Nhưng khi trẻ lớn khôn hơn, một số nỗi sợ hãi sẽ mất đi, nhưng một số vẫn đặc biệt nghiêm trọng ở

một độ tuổi nào đó. Chính vì thế, cha mẹ cần quan tâm và định hướng cho con trong vấn đề này.

Trẻ ở tất cả các độ tuổi đều có nỗi sợ hãi của riêng mình. Ví dụ, trẻ 2 tuổi rất dễ sợ những âm thanh lớn, cũng chính từ lúc này, trẻ

dần dần ý thức được sự tồn tại xã hội của mình. Sau khi đã lớn hơn, trẻ dần dần thoát khỏi một số nỗi sợ hãi, nhưng lại phải đối mặt với nỗi sợ hãi mới. Ví dụ, có một cô bé rất bạo dạn, đến năm 8 tuổi tự nhiên lại không dám ở nhà một mình, nguyên nhân là do cô luôn nghe thấy trong nhà có âm thanh bất thường, mấy tháng sau lại không sợ nữa. Thông thường, trẻ 8, 9 tuổi sẽ ít nỗi sợ hãi hơn, trẻ

10 tuổi bắt đầu thể hiện ra nhiều sự tự tin hơn. Tuy nhiên, có một số nỗi sợ hãi thuở ấu thơ vẫn ám ảnh trẻ dù đã đến tuổi trưởng thành. Chính vì thế, cha mẹ cần giúp trẻ có được sự tự tin, khắc phục nỗi sợ hãi, để nỗi ám ảnh mạnh mẽ những năm đầu đời không bám theo trẻ trong những năm tháng sau này.

Trước hết, cha mẹ cần suy nghĩ xem mọi người trong nhà có dùng các sự vật khác dọa trẻ để ngăn chặn các hành vi nghịch ngợm của trẻ hoặc để trẻ chịu nghe lời hay không? Nghiên cứu của các nhà tâm lý học giáo dục đã chứng minh được rằng: Người lớn thường dọa dẫm trẻ là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ trở nên quá nhút nhát trong quá trình trưởng thành. Ví dụ, khi trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh, người lớn sẽ dùng các từ ngữ như “chú công an”, “con ma”, “ông ba mươi”... để dọa nạt trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi đối với sự

vật mà người lớn nhắc đến. Cách dọa nạt để trẻ bớt nghịch ngợm và chịu nghe lời này không có lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ, khiến tinh thần trẻ luôn ở trong trạng thái căng thẳng và sợ hãi. Sau đó, trẻ

không những cảm thấy sợ hãi trước các “đạo cụ” mà người lớn

thường đem ra để dọa nạt trẻ, mà còn tỏ ra sợ hãi trước rất nhiều sự

vật khác như sấm chớp, lửa, bóng tối, các con vật nhỏ, thậm chí là bông, cỏ...

Một số bậc phụ huynh quá nuông chiều con, sợ con bị tổn thương trong quá trình tiếp xúc với các sự vật mới, thường xuyên hạn chế các hoạt động của con trẻ hoặc làm thay trẻ những việc mà trẻ hoàn toàn có thể tự làm. Ví dụ, con trẻ có thể tự bê cốc uống nước, nhưng người lại viện vào các cớ như “Không cẩn thận chẳng may lại làm vỡ cốc sẽ đứt tay hoặc làm ướt quần áo” rồi bê cốc hộ trẻ; trẻ giẫm lên ghế để với các đồ vật đặt ở trên cao, cha mẹ thường sợ

con ngã rồi làm thay... Dần dần, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, e dè, việc gì cũng không dám làm, không dám thử.

Còn có một số bậc cha mẹ thường phê bình trẻ quá nghiêm khắc, khiến trẻ trở nên mất tự tin, vô hình trung lại nhấn mạnh tính “nhút nhát” của trẻ. Trẻ sợ làm sai bị trách mắng, không dám thử sự vật mới, làm việc gì cũng rón rén thì sao có thể trở nên dũng cảm được?

Ngoài ra bản thân cha mẹ cũng cảm thấy sợ hãi trước một sự vật nào đó, thường xuyên thể hiện nỗi sợ hãi đó trước mặt con trẻ khiến tâm trạng này ảnh hưởng đến trẻ. Ví dụ, một người mẹ rất sợ sâu róm, nhìn thấy sâu róm là hét lên thất thanh, co rúm người lại, kết quả là phản ứng của con gái chị khi nhìn thấy sâu róm cũng giống hệt mẹ. Một người mẹ mặc dù rất sợ sâu róm, nhưng vì muốn để

con gái không sợ, chị đã cố gắng kìm chế nỗi sợ hãi của mình, chỉ

vào con sâu róm và nói: “Con nhìn xem, nó hiền lắm”. Kết quả là sau này lớn lên, con gái chị không hề sợ sâu róm.

Một số nguyên tắc giúp trẻ không quá sợ hãi

Có một vài nguyên tắc cơ bản để nỗi sợ hãi của trẻ không phát triển đến mức không thể kiểm soát. Trước hết, cần xác định nỗi sợ

hãi đó có tương xứng với độ tuổi của trẻ hay không. Mỗi nỗi sợ hãi đều có đặc trưng riêng của nó. Không nên coi nhẹ nỗi sợ hãi của trẻ

mà cần tìm hiểu từng biểu hiện của trẻ đối với nỗi sợ. Rất nhiều trẻ từ 3 đến 6 tuổi sợ bóng tối, nhưng nếu sợ đến mức đêm không dám ngủ, không dám rời mẹ nửa bước thì cần phải hết sức quan tâm.

Ngoài ra, trước sự sợ hãi của trẻ không nên tỏ ra quá sửng sốt hay quá thờơ. Cho dù người lớn cảm thấy thế nào, đều cần quan tâm đến cảm nhận của trẻ. Có thể nói “Mẹ biết con sợ”, nhưng không nên nói “Sao mà như con nít vậy?”, “Không bỏng được đâu, sao con nhát gan thế?”. Bạn bực bội là trẻ sẽ giấu đi vẻ cảnh giác của mình, nhưng cảm giác sợ hãi đó vẫn không mất đi. Dĩ nhiên, cũng không nên thể hiện quá nhiều sự thông cảm, an ủi, quan tâm. Khi trẻ tỏ ra sợ hãi, bạn không nên ôm ngay trẻ vào lòng và dỗ dành liên hồi, như

thế sẽ khiến trẻ cảm thấy mối nguy hiểm thực sự tồn tại. Bạn có thể điềm nhiên làm mẫu cho trẻ thấy. Ví dụ, trẻ không dám tắt bếp, mẹ có thể tắt một cách bình thản và nói với con rằng: “Mẹ

biết là con sợ, nhưng con xem mẹ làm có sao đâu?”. Đồng tình với cảm giác của trẻ, nhưng thông qua sự thực tiễn của mẹ, để trẻ thấy được sự “sợ hãi” của mình thực sự là một sự tồn tại trong ảo giác. Không cần thiết phải nói “Tất cả đều là con tự tưởng tượng ra, không có như vậy đâu”, mà hãy để trẻ nhìn thấy bạn làm là đủ rồi. Lúc này, so với những lời thuyết giáo của người lớn, cảm nhận của trẻ

sẽ giúp trẻ trải nghiệm được nhiều hơn, nếu nói nhiều, lại gây cản trở cho quá trình tự trải nghiệm của trẻ. Những đứa trẻ bị giáo dục lý thuyết quá nhiều thì khả năng cảm nhận thế giới hiện thực đều khá yếu, đây chính là nguyên nhân.

Bạn cũng có thể chơi những trò chơi vui vẻ với trẻ vào buổi tối khi đã tắt điện. Bóng tối khiến rất nhiều người lớn cũng cảm thấy sợ hãi, rất ít người vì sự lý trí, phán đoán, tinh thần và lòng dũng cảm mà thoát khỏi được cảm giác sợ hãi này. Cảm giác không thể dựa vào lý trí để gạt bỏ, mạnh hơn lý trí là bản năng. Khi chơi cần vui vẻ, tốt nhất là có nhiều người tham gia. Ví dụ chơi trốn tìm, tắt hết đèn trong nhà, để trẻ trốn đi. Trong bóng tối, cần để trẻ nghe

thấy tiếng nói chuyện và tiếng cười của người lớn, như thế sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm khi trốn trong bóng tối, khiến trẻ chỉ vui vẻ

nghĩ đến trò chơi và dần dần thoát khỏi cảm giác sợ bóng tối. Khi trẻ tỏ ra sợ hãi, không nên dùng những câu nói đơn giản như

“Làm một em bé dũng cảm” để giáo huấn trẻ. Đồng tình với nỗi sợ

của trẻ, cùng trẻ cảm nhận môi trường và sự vật khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, dần dần xóa đi cảm giác sợ sệt trong lòng trẻ, giúp trẻ trở

nên can đảm hơn.

Sợ do không biết

Có một nguyên nhân tự nhiên dẫn đến nỗi sợ bóng tối, là do không hiểu biết về sự vật và sự biến đổi của môi trường xung quanh. Bóng tối khiến con người không cảm nhận được một cách chính xác cự ly, dễ phán đoán nhầm kích thước, vị trí của đồ vật, đồng thời còn tưởng tượng những sự vật không nhìn thấy thành mối nguy hiểm. Con người luôn cảm thấy thiếu an toàn trước những sự vật chưa biết. Chỉ khi đã nhìn thấy rõ ràng và biết kích thước, vị trí của đồ vật xung quanh, con người mới từ bỏ sự cảnh giác, nỗi sợ hãi, căng thẳng trong tâm trí mới mất đi. Chỉ có sự vật mới có thể gợi mở trí tưởng tượng cho chúng ta, do đó bạn hãy đưa trẻ

đến nhiều nơi có bóng tối. Ví dụ, các công nhân xây dựng thường xuyên làm việc trên các tòa nhà cao tầng nên không mắc chứng sợ

độ cao; người thường xuyên tiếp xúc với bóng tối, sẽ không sợ bóng tối.

Mọi nỗi sợ hãi đều do không biết mà ra. Chỉ cần cha mẹ chú ý đến cách giáo dục của mình, trẻ càng lớn khôn và mỗi ngày một hiểu biết hơn về thế giới này, dần dần trẻ sẽ thoát khỏi được ảo giác “sợ hãi”, thoát khỏi cảm giác mềm yếu của mình. Sự lớn khôn của

trẻ được diễn ra trong quá trình không ngừng sửa chữa những nhược điểm, không ngừng khắc phục nỗi sợ hãi. Chỉ cần có cái nhìn đúng đắn về điều này, sớm muộn gì con yêu của chúng ta sẽ trở thành một con người tự lập, quả cảm, kiên định.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)