Con trai tôi đang học lớp 3, rất nhiều bạn trong lớp con có năng khiếu như vẽ tranh, chơi đàn, chơi cờ tướng, đá bóng... và đều giành được rất nhiều giải thưởng. Còn con tôi tuy học khá ổn, nhưng không có năng khiếu gì. Mỗi lần đi họp phụ huynh hoặc nghe các phụ huynh khác nói chuyện con họ được giải nọ giải kia, tôi thấy rất hụt hẫng vì con mình không xuất sắc, đồng thời lại rất sốt ruột khi thấy con không có năng khiếu gì, sợ con tự ti. Tôi cũng đã đăng ký rất nhiều lớp năng khiếu cho con, nhưng cháu đều không kiên trì, hiện tại tôi lại đăng ký lớp Toán Olympic và con vẫn đang theo khá tốt. Xin hỏi chị nếu trẻ không có năng khiếu thì cần làm gì? Làm thế nào mới có thể phát hiện năng khiếu của trẻ?
Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng đến con
Một người mẹ có cậu con trai 13 tuổi đã từng hỏi tôi câu hỏi tương tự. Trong suốt cả tiếng đồng hồ ngồi bên chị, gần như chúng tôi không thể trao đổi vấn đề, vì chị không thể tĩnh tâm lắng nghe lời người khác mà chỉ chìm đắm trong dòng suy tư của mình, nói về cảm nghĩ của mình. Chị nói với tôi rằng chị rất hối hận vì hồi nhỏ
không cho con học đàn, học vẽ, con lớn rồi mà khả năng tự lập cũng không cao, khả năng vận động cũng không tốt, không rắn rỏi. Tóm lại, chị cảm thấy con mình không bằng con người khác.
Tôi quan sát người mẹ ấy và thấy chị không phải là người lạc quan, yêu đời, mỗi khi mỉm cười, nụ cười cũng không toát lên niềm vui rạng rỡ, dường như người lúc nào cũng căng như dây đàn, khiến người ở gần chị cũng cảm thấy rất mệt. Tôi cố tình chuyển sang chủ đề gia đình và công việc của chị, không ngờ chị lại than thở với tôi công việc bận thế nào, sức ép lớn đến đâu, chồng chị quá bận rộn, một mình chị vật lộn với con vất vả ra làm sao... Cuối cùng tôi hỏi chị: “Lẽ nào hiện tại chị cảm thấy con mình rất kém? Con
không có mặt nào khiến chị hài lòng ư?”, người mẹ này liền đáp: “Cháu rất tự giác trong học tập, thành tích cũng không tồi, ở trường cũng là một học sinh ngoan”.
Như vậy, về cơ bản tôi đã nắm được người mẹ này là một người rất hay lo lắng, ngay cả khi đối mặt với chuyện bình thường, cô ấy cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, phiền muộn hơn người khác. Điều này có lẽ là do bản thân người mẹ không ý thức được rằng, có thể cô ấy cũng được một người mẹ hay lo lắng nuôi dạy, đó không phải lỗi của cô ấy, tuy nhiên điều này sẽảnh hưởng đến con. Đây là sự “di truyền giữa các thế hệ trong gia đình”, chính vì vậy, cha mẹ phát hiện ra những điểm yếu của mình và tự trưởng thành là một nền tảng quan trọng giúp con có thể phát triển một cách tốt nhất. Tôi không thể tưởng tượng, một cậu bé 13 tuổi bị mẹ coi là không có thế mạnh, luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng của mẹ thì sao có thể
học tập, sinh hoạt một cách thoải mái và tự tin được?
Tôi thấy lo lắng trước vấn đề của người mẹ khi thấy con người ta được giải, mẹ cảm thấy hẫng hụt, chán nản; chỉ chú ý đến điểm yếu của trẻ, cảm thấy con mình không được giỏi giang; sốt ruột vì con mình không có sở trường gì đặc biệt; sợ con mình tự ti... Vì chưa gặp bạn độc giả này nên tôi không biết vì trẻ có vấn đề nên mẹ phải lo lắng như vậy hay do sự lo lắng thái quá của mẹ mà trẻ từ
không có vấn đề thành có vấn đề? Nếu trong lòng người mẹ
luôn cảm thấy nuối tiếc và không hài lòng với cuộc sống hiện tại thì cô ấy sẽ thể hiện sự hụt hẫng này một cách vô tình hay hữu ý trong quá trình nuôi dạy con, nhìn bề ngoài tưởng là yêu con, nhưng thực tế lại là một sự kiểm soát, mong muốn một cách vô thức rằng, thông qua việc nuôi dạy con thành người giỏi giang để bù đắp cho sự
suy nghĩ của mình, hy vọng bạn chỉ vì “mong con thành tài” quá nên mới sốt ruột mà thôi. Tuy nhiên, trước hết tôi vẫn khuyên chị ấy nên điều chỉnh tâm trạng lo lắng của mình, nhìn nhận lại nguyên nhân khiến mình phiền muộn, sau đó hãy bàn đến vấn đề “năng khiếu”.
Phát hiện và đánh thức niềm đam mê của trẻ
Tôi cho rằng, năng khiếu không thể có được bằng cách gò ép, mà được phát triển trên cơ sở của niềm đam mê. Cha mẹ cần chú ý đánh thức niềm đam mê của trẻ, rồi dựa vào niềm đam mê đó để
bồi dưỡng một cách phù hợp mới có thể tìm thấy sở trường đích thực của trẻ. Có thể, trong lúc cha mẹ hết sức lo lắng tìm kiếm và phát triển sở trường cho trẻ thì trẻ đã đang phát huy tối đa tài năng và trí tuệ của mình ở một phương diện nào đó rồi, chỉ có điều cha mẹ không biết cách hoặc không đứng trên góc độ của trẻ để phát hiện một cách nghiêm túc mà thôi. Chính vì thế, khi yêu cầu trẻ
phải đạt được những thành tích trọn vẹn, bản thân cha mẹ phải thoát ra khỏi tư duy người lớn, coi trẻ là một con người hoàn chỉnh để tôn trọng và tìm hiểu niềm say mê, thế mạnh của trẻ. Trên cơ sở này mới có thể nói đến việc giáo dục và định hướng cho con trẻ.
Trong quá trình nuôi dạy con, tôi luôn chú ý bồi dưỡng nhiều niềm hứng thú cho con, không cố định niềm hứng thú của con ở
một phương diện nào đó. Thông qua nhiều sự trải nghiệm trong các lĩnh vực thiên văn, địa lý, sinh học, thực vật, cầm kỳ thi họa, để con tìm ra lĩnh vực mình có hứng thú nhất, sau đó giúp con khắc phục mọi khó khăn để duy trì niềm đam mê này. Cái gọi là “sở trường” là một năng khiếu bẩm sinh có ở con trẻ. Trong tám loại hình trí thông minh gồm toán học, ngôn ngữ, nghệ thuật âm nhạc, thể thao, giao tiếp... mỗi trẻ sẽ có một sở trường riêng, chỉ cần tài năng của trẻ
trên phương diện này không bị kìm hãm, phát triển bình thường, kể
cả không giành được giấy khen, chứng nhận hay giải thưởng gì lớn, thì trong tương lai trẻ vẫn sẽ tìm được cho mình cơ hội phát triển bằng sở trường của chính mình. Như vậy, làm sao có thể vì thế mà nói trẻ không phải là một người giỏi giang?
Tinh thần của mẹ ảnh hưởng đến con
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh đặt mục tiêu bồi dưỡng “năng khiếu” cho trẻ dựa trên các cấp độ, giấy chứng nhận, bằng khen, để được cộng điểm trong các kỳ thi vào cấp hai, cấp ba. Trước sức ép trong ngành giáo dục, từ lợi ích và thực tế trước mắt là điều có thể lý giải, tuy nhiên xét về lâu dài, “năng khiếu” được phát triển từ sự không tôn trọng niềm say mê của trẻ, bắt ép trẻ sẽ không có lợi cho cuộc đời trẻ. Ý nghĩa đích thực của giáo dục nằm ở chỗ thúc đẩy tinh thần trẻ phát triển trong niềm vui, niềm đam mê, giúp trẻ
trở thành một con người khỏe mạnh, phát triển toàn diện, có khả
năng thích nghi tốt với xã hội. Nếu mẹ sợ trẻ tự ti, chứng tỏ trong lòng mẹ cũng cảm thấy tự ti, đây là một sự ám thị đối với trẻ, trẻ
cũng sẽ đồng thuận với suy nghĩ này và dùng hành động để thích
ứng với sự đồng thuận này một cách vô thức.
Không nên gửi gắm quá nhiều kỳ vọng vào trẻ, hãy tự hào vì bạn có một đứa con bình thường và khỏe mạnh!