Con tôi 5 tuổi, thường xuyên ở nhà tưởng tượng ra một số thứ, ví dụ con thích máy xúc, liền tưởng tượng mọi thứ thành máy xúc, còn lôi cả sách vở xuống, xếp thành một hàng dài dưới đất, chơi một cách vô cùng thích thú và nói là “sửa đường”. Tôi muốn con làm một số việc có ý nghĩa, giúp ích cho sự phát triển trí tuệ như nghe nhạc, đọc sách... Xin hỏi tôi nên gợi mở cho con như thế nào?
Với con trẻ, “thú vị” mới “có ý nghĩa”
Ở nhà con trẻ tưởng tượng mọi thứ thành máy xúc, còn lôi cả sách vở xuống, xếp thành một hàng dài dưới đất, “sửa đường” một cách vô cùng thích thú, đáng lẽ cha mẹ phải vui mới đúng. Vì điều này chứng tỏ đây là cậu bé giàu trí tưởng tượng, thích “làm việc”, nguồn sức mạnh tiềm ẩn trong trẻ đang được đánh thức.
Mỗi sinh mệnh khi chào đời đều mang theo toàn bộ thông tin tự
nhiên. Tâm hồn có thể tiếp thu tri thức và khả năng tự học của con trẻ cần dựa vào sự định hướng của các thông tin tự nhiên, đánh thức lòng nhiệt tình, ham học và nguồn trí tuệ trong trẻ. “Làm việc” là con đường để trẻ học hỏi, trẻ sử dụng tri giác quen thuộc nhất, tự
nhiên nhất để cảm nhận và nhận thức thế giới bên ngoài. Người lớn thì thấy nhạt nhẽo, vô vị, nhưng đối với con trẻ, đó là một hoạt động đầy tính sáng tạo, không những thú vị mà còn có ý nghĩa, chính vì thế trẻ mới chơi rất hăng say, miệt mài. Lúc này, cha mẹ tuyệt đối không nên ngăn cản trẻ, không nên dùng quan niệm giá trị của người lớn để đánh giá, chỉ trích, càng không nên trách mắng con trẻ làm nhà cửa bừa bộn rồi bắt trẻ thu dọn hết đồ đạc.
Có ý nghĩa và thú vị là sự đánh giá của chúng ta đối với một sự
việc. Trẻ nhỏ dùng giác quan và tri giác tự nhiên để cảm nhận thế giới, trẻ được học hỏi và trưởng thành trong quá trình làm những việc thú vị. Đây là điều không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, là ngọn nguồn của trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Tạo ra môi trường hỗ trợ trẻ “làm việc”
Cho trẻ đọc sách hay nghe nhạc đều tốt, tuy nhiên cần tuân thủ
quy luật trưởng thành tự nhiên của trẻ. Bản năng đầu tiên của trẻ sơ
sinh là không cần sự giúp đỡ của người khác, trẻ thích tự làm việc, không thích bị người khác ngăn cản, bị ngăn cản sẽ khóc, nổi cáu. Điều này cho thấy, ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã muốn thông qua hành vi của mình để tìm kiếm sự độc lập trong cơ thể và trong suy nghĩ. Nếu người lớn chúng ta cho trẻ sự tự do và độc lập, trẻ sẽ
trở thành một người yêu lao động, hào hứng miệt mài.
Muốn trẻ đọc sách, nghe nhạc hay rèn luyện khả năng sáng tạo, phương pháp tốt nhất là tạo môi trường cho trẻ. Để trẻ đọc sách không phải là lấy ra một cuốn sách đọc cho trẻ nghe bằng được, mà là tạo ra môi trường, trong nhà có sách, cha mẹ làm gương cho con bằng cách ham đọc sách, mới có thể khiến trẻ hứng thú với việc đọc sách.
Thế hệ sinh ở thập kỷ 50 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX đều được lớn lên trong nền giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục gia đình truyền thống, từ nhỏ đã được dạy dỗ bằng
nhiều khái niệm, thường bị yêu cầu làm những việc có ý nghĩa mà coi nhẹ rất nhiều niềm hứng thú hoặc ý nguyện của riêng mình, thì trong quá trình đạt được một sự thành công nào đó, ít nhiều cũng để mất đi cơ hội trải nghiệm những niềm vui tự nhiên, giản dị của chính mình.
Làm thế nào để tìm sự cân bằng giữa quy luật trưởng thành tự
nhiên của con người và trật tự của xã hội nhân loại, làm thế nào để có thể không thiên vị bên nào trong quá trình nuôi dạy con là điều mà mỗi bậc phụ huynh chúng ta đều phải học. Chúng ta mong muốn đứa con yêu của mình là một người có tâm hồn hài hòa, biết tận hưởng niềm vui và niềm hạnh phúc của cuộc sống, là một người biết cống hiến cho xã hội và dùng sức lao động của mình để tạo dựng nên cuộc đời tràn ngập niềm vui. Vậy hãy bắt đầu từ việc để
trẻ được độc lập, tự do làm những việc mà trẻ thích.
Bằng tấm lòng thấu hiểu, chúng ta hãy mỉm cười và đồng hành cùng con...