Hãy cho phép con “phạm lỗi”

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 105 - 108)

Con trai tôi đang học lớp hai, rất hay phạm lỗi, bị thầy cô và bạn bè gọi là “vua phạm lỗi”. Hôm thì con làm vỡ kính của bạn (con nói là sửa hộ bạn, chẳng may lại làm vỡ), hôm thì làm bẹp cốc uống nước của bạn (con nói bạn đó bắt nạt con nên con mới giẫm lên). Có lần con còn giấu cả sách của thầy giáo đi (con nói thầy giáo đó rất hay phê bình con, con cố tình làm thế để thầy cáu). Trước đây con là cậu bé rất ngoan, dù ở nhà hay ở trường mầm non đều rất tuân thủ kỷ luật. Từ nhỏ được ông bà – đều là giáo viên về hưu - chăm sóc, vợ chồng tôi cũng rất nghiêm khắc với cháu. Tôi rất thắc mắc, con trai tôi có vấn đề thật hay là do cháu đang ở độ tuổi ẩm ương? Tại sao bạn bè cháu không xuất hiện tình trạng này?

Phạm lỗi là một nhu cầu tâm lý của trẻ

Trước đây, khi còn nhỏ chúng ta luôn được giáo dục rằng “không được phạm lỗi”, thậm chí một số sai sót rất bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ cũng bị gán cho những “tội danh” rất nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh đeo bám theo trẻ suốt đời. Còn nhớ, khi tôi còn nhỏ, một bạn trai cùng lớp với tôi rất nghịch ngợm đã lấy phấn đỏ tô lên mắt hình vị lãnh tụ vẽ trên đường. Kết quả

cậu bạn đã bị toàn trường phê bình, hủy bỏ mọi tư cách tham gia bình chọn các danh hiệu ở trường, nêu tên trước toàn trường, tuyên bố cậu là “học sinh hư”, bạn bè cũng không dám chơi với cậu nữa. Từ đó trở đi, tính cách của cậu bé mới 8, 9 tuổi này trở nên vô cùng lập dị. Đó là chuyện xảy ra ở đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX tại Trung

Quốc. Tôi nghĩ, hiện tại nếu con trẻ phạm lỗi này, chắc chắn giáo viên và nhà trường sẽ không xử lý như vậy.

Con trẻ được lớn lên trong quá trình không ngừng phạm sai lầm và sửa chữa khuyết điểm. Rất khó có thể tưởng tượng một đứa trẻ từ

nhỏ đến lớn không phạm lỗi thì lớn lên sẽ trở thành người như thế nào!

Các nhà tâm lý học cho rằng, phạm lỗi là một nhu cầu tâm lý của trẻ. Thông qua những sai sót, trẻ sẽ nắm được mối quan hệ với thế

giới bên ngoài hoặc những người xung quanh, từ đó có được khả năng “miễn dịch” với sai lầm trong sự trải nghiệm cá nhân. Con người cũng như các con thú nhỏ, thông qua trò chơi rèn luyện khả năng tấn công và phòng ngự, sự tàn nhẫn và lòng nhân ái, tóm bắt và né tránh để có được khả năng sinh tồn. Trách nhiệm của người lớn là đứng bên cạnh chờ đợi, cho phép trẻ được rèn luyện như vậy, đồng thời định hướng cho trẻ không phạm sai lầm lớn hơn trong quá trình này.

Con trai bạn từ nhỏ được ông bà nội vốn là giáo viên về hưu chăm sóc, hai vợ chồng bạn cũng rất nghiêm khắc với con. Có thể

tưởng tượng ra rằng, bốn người lớn giám sát, bảo vệ, dạy dỗ một “đứa trẻ ngoan”, sống trong môi trường như thế, e rằng con có rất ít cơ hội được phạm sai lầm. Tuy nhiên vừa đến trường, thoát khỏi sự giám sát chặt chẽ của gia đình, “đứa trẻ ngoan” này sẽ tìm cơ

hội để trải nghiệm quyền được phạm sai lầm của mình bằng những hành động nông nổi, từ đó có thể trưởng thành hơn. Khi còn nhỏ, trẻ không có cơ hội phạm những cái lỗi cần phạm, lớn lên rất có thể sẽ phạm những sai lầm ấu trĩ mà trẻ em thường mắc phải.

Để con có được khả năng “miễn dịch” qua những lỗi lầm

Trong quá trình sống với cha mẹ, tiếp xúc với thầy cô, ngoài việc cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm, trẻ cũng sẽ trải nghiệm được sự kiểm soát và bắt ép, cũng sẽ cảm thấy phẫn nộ, chống đối, ghen tị, ghét bỏ... Những cảm giác tiêu cực này đều cần cơ hội thể hiện ra, để trẻ có được sự trải nghiệm về những suy nghĩ này, học được cách kiềm chế. Vậy thì, phạm lỗi chính là cơ hội để trẻ xả

stress, nếu định hướng đúng đắn, trẻ sẽ học được các kiềm chế và có được “sức đề kháng”. Giấu sách của thầy giáo, làm bẹp cốc uống nước của bạn, thể hiện quá trình trẻ đang học hỏi kỹ năng

điều hòa mối quan hệ với thầy cô và bạn bè. Sự học hỏi này sẽ giúp ích cho trẻ trong tương lai.

Tôi có quen một người bạn gái, từ nhỏ đến lớn đều là “cô bé ngoan”, nghe lời cha mẹ, thầy cô, tốt với tất cả mọi người, không đối đầu với ai. Khi đi làm cũng rất nỗ lực làm tốt công việc của mình, đối xử với đồng nghiệp rất thân thiện, cố gắng né tránh

mọi sự tranh chấp về lợi ích, thậm chí từ bỏ một số quyền lợi hợp lý của mình. Khi vấp phải sự đãi ngộ không công bằng, cô ấy sẽ

không đấu tranh đòi quyền lợi, sẽ không điều hòa mối quan hệ

giữa sự đối đầu và sự phục tùng, nỗi bực bội của cô ấy không được xả một cách hợp lý, cuối cùng đã đổ bệnh. Cuối cùng cô ấy nhận thức được rằng, từ nhỏ đến lớn cô ấy là một người không dám phạm sai lầm, không có cơ hội xả stress, trong lòng chất chứa bao nỗi ức chế, khó chịu, chán chường. Sai lầm của cô ấy nằm ở chỗ

sống mấy chục năm mà không phạm sai lầm nào, cũng không có được cách giải quyết mối quan hệ đúng đắn giữa bản thân với bên ngoài hoặc với những người khác.

Mỗi đứa trẻ đều sẽ bắt nạt người khác và bị người khác bắt nạt, qua đó có thể học được cách tự bảo vệ mình. Có một số sai lầm khá nghiêm trọng, nhìn sẽ thấy rất bực, nhưng lại có ích đối với trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên tìm cách bảo vệ để trẻ không mắc lỗi, nhưng sau khi trẻ đã mắc lỗi lại nỗ lực xử lý và gánh chịu hậu quả

thay trẻ. Có thể thông qua việc để trẻ gánh chịu sự trừng phạt nghiêm khắc và sức ép của xã hội, học được cách dự đoán hậu quả của hành vi, điều này giúp trẻ học được cách điều hòa mối quan hệ giữa sự

ham thích tấn công và môi trường, dần dần chuyển hành vi tấn công sang phạm vi tích cực, an toàn (như thể thao, thi đấu). Những dấu ấn trải nghiệm trưởng thành này giúp trẻ tìm thấy phương pháp ứng phó phù hợp nếu sau này phải đối mặt với môi trường phức tạp. Phạm lỗi là một thể hiện của năng lượng tâm lý, người có năng lượng tâm lý yếu, ngay cả một sai sót nhỏ cũng không dám mắc.

Không nên đưa ra sự phê phán “đúng sai về mặt đạo đức” đối với sai phạm của trẻ

Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ không nên trừng phạt quá nặng và đưa ra những lời phê phán đúng sai về mặt đạo đức. Dù đứa trẻ lớn đến đâu, nếu phạm lỗi mà đánh mắng, nạt nộ nghiêm khắc, đều sẽ để

lại vết thương tâm lý lớn cho trẻ. Sự trải nghiệm của trẻ đối với lỗi lầm không những không có được “sức miễn dịch”, mà sức đề kháng còn suy giảm, tương lai khi phải một mình đối mặt với cuộc sống, khả năng phòng ngự và sinh tồn của trẻ cũng suy yếu.

Những lỗi mà con bạn mắc phải có cái xuất phát từ ý tốt, có cái là cố tình phạm lỗi, ngoài ra còn là sự chống đối và tò mò, về cơ

bản không phải là đã biết mà cố tình phạm lỗi, làm hại người khác để đem lại cái lợi cho mình. Đối với những lỗi lầm này, phê bình, trách mắng đều không phải là cách hay, mà cần giúp trẻ chuyển hóa các nhân tố bất lợi, tiêu cực trong quá trình “phạm lỗi” thành nhân tố có lợi, tích cực, hợp lý. Giúp trẻ phân tích động cơ của hành vi: Động cơ tốt nhưng do không có kinh nghiệm nên mắc lỗi, trước hết cần biểu dương, sau đó phân tích nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi, giúp trẻ tìm ra phương pháp đúng đắn. Cho phép trẻ chuộc lỗi sau khi mắc lỗi sẽ giúp hành vi mắc lỗi của trẻ trở nên có ý nghĩa và có giá trị.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)