Cha mẹ cần điều chỉnh bản thân trong thời kỳ con “nổi loạn tuổi dậy thì”

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 112 - 116)

kỳ con “nổi loạn tuổi dậy thì”

Con trai tôi năm nay 16 tuổi, thường xuyên một mình đóng kín cửa phòng, cũng không biết cháu làm gì trong đó. Nếu tôi mở cửa thì cháu sẽ hỏi với giọng rất bực bội rằng: “Mẹ làm gì vậy?”. Bình thường cháu rất thích cự nự, luôn coi mình là đúng, ham chơi

game, mỗi lần chơi là quên trời quên đất. Tôi cũng đã nói cháu nhiều, cháu liền giận dỗi đóng sầm cửa rồi bỏ đi đâu đó. Thỉnh thoảng cha cháu còn nói được mấy câu, nhưng cha cháu tinh thần không ổn định, lúc vui thì rất tốt với con, không vui thì mặt mày hằm hằm. Hiện tại vấn để lớn nhất là cháu đã nghiện chơi game, điểm số sụt giảm, rất thích chống đối cha mẹ. Tôi phải làm gì đây?

Gia đình dễ làm tổn thương con người

Một cậu bé 16 tuổi, dù xét về mặt sinh lý hay tâm lý thì cũng đều đang trải qua một điểm mốc rất quan trọng. Đây là thời kỳ bước ngoặt từ tâm thái của một đứa trẻ chuyển sang tâm thái của một người trưởng thành, đó chính là “thời kỳ nổi loạn”.

Ở giai đoạn này, trẻ chưa tự lập được nhưng vẫn khát khao được tự

lập, chưa tạo dựng được cho mình các mối quan hệ xã hội, nhưng vẫn mong muốn có tình bạn của riêng mình... Sự che chở của cha mẹ và mái ấm gia đình đã không thể thỏa mãn ước mơ được bay cao của chàng thanh niên 16 tuổi. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, hầu hết cha mẹ

vẫn coi trẻ là một đứa trẻ, vẫn chưa muốn buông tay ra, để trẻ có thể

thỏa sức phát huy tài năng của mình ở một thế giới khác nằm ngoài gia đình. Vậy là, chỉ thích làm theo ý mình, cố chấp, coi mình luôn

đúng dường như chính là cách giải phóng năng lượng tâm lý của trẻ

trước những phản ứng và lời phê bình của cha mẹ.

Chính vì thế, ở giai đoạn này, thái độ của cha mẹ và sự thấu hiểu tâm lý đối với con trẻ có vai trò hết sức quan trọng.

Tôi đã từng gặp một cậu bé 17 tuổi và cha mẹ cậu. Một người bạn nhờ tôi xem có thể giúp cậu bé này chuyện trò với cha mẹ cậu được hay không, vì đã gần một tháng cậu bé không nói chuyện với cha mẹ, nguyên nhân là do cha cậu đã tịch thu máy chơi game, mẹ cậu đã đọc trộm nhật ký của cậu. Cậu đã chỉ vào mẹ và nói rằng “Vô cùng bỉ ổi”. Lúc ấy, tôi đã cảm nhận được sự căng thẳng thực sự trong mối quan hệ của gia đình có ba thành viên này, người cha cố gắng kìm chế sự phẫn nộ, nét mặt người mẹ lộ rõ vẻ đau đớn và tuyệt vọng, cậu con trai thì hết sức bực bội, hậm hực, chủ yếu nhằm vào mẹ, thậm chí còn liên tục chỉ tay vào mẹ nói: “Mẹ nói lại lần nữa xem nào, mẹ nói linh tinh, mẹ có biết không? Mẹ có hiểu không? Mẹ thì hiểu gì chứ?”. Lúc ấy, nhìn vẻ tuyệt vọng, đau đớn của chị, tôi thực sự cảm nhận được tâm trạng của một người mẹ trong giây phút đó. Tuy nhiên, người mẹ vẫn bị giam cầm trong lối tư duy của mình, chỉ trách con trẻ không có chí tiến thủ, không chịu phấn đấu; người cha thì hút thuốc, thỉnh thoảng lại chen vào một câu để nói đỡ cho người mẹ, nhưng có thể cảm nhận được rằng, ông cũng cảm thấy thực sự bất lực. Có thể tưởng tượng ra các thành viên trong gia đình này bình thường quan hệ, chuyện trò với nhau như thế nào.

Tôi biết một cuộc nói chuyện không thể giải quyết được vấn đề của một gia đình, nhưng tôi cảm nhận được sâu sắc rằng: Gia đình vừa là mái ấm che chở cho con người, đồng thời cũng có thể là nơi gây tổn thương nhiều nhất cho con người. Tình yêu bao la của cha mẹ đã bồi dưỡng cho con trẻ lòng yêu thương, phẩm chất lương thiện, nhưng đồng thời cũng sẽ vì sự kiểm soát một cách vô thức, quyền lực và tự coi mình là trung tâm mà khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối và nổi loạn.

Khi gặp khó khăn trong vấn đề chuyện trò với con, hầu hết các bậc phụ huynh luôn cảm thấy rất đau đớn và sốt sắng đi tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý để giáo dục con trẻ. Tuy nhiên, khi đối mặt với vấn đề của con, liệu có mấy bậc phụ huynh có thể kiểm điểm lại mình và con đã chia sẻ tình cảm, chuyện trò, trao đổi thông tin như thế nào? Tôi có một người bạn là chuyên gia tâm lý chuyên tư vấn về vấn đề trưởng thành của thanh thiếu niên, chị mở Văn phòng Chuyện trò với con. Tôi hỏi chị

rằng: “Chị nghĩ chuyện trò với con trẻ có giải quyết được vấn đề căn bản không?”. Chị liền cười và đáp: “Nếu tôi nói là 'chuyện trò với mẹ' thì có mấy người mẹ chịu đến? Phải là cha mẹ đưa trẻ đến rồi mình mới có thể chuyện trò với cha mẹ của chúng”.

Tôi thường nghe thấy các bậc cha mẹ chỉ trích con rằng: “Con xem con lớn bằng ngần này rồi mà sao vẫn còn thiếu suy nghĩ như vậy?”, và rất nhiều bậc phụ huynh khi phê bình con mình đều sử dụng một số câu từ mang tính phủ định. Khi những thông tin trong các câu từ mang tính khẳng định hoặc phủ định đạt đến một lượng nhất định, trẻ sẽ nội hóa những câu từ này trong tiềm thức của mình, dần dần phát triển thành những hành vi mà cha mẹủng hộ hay phản đối, ví dụ, người mẹ thường nhắc “Đừng chơi game nữa, chơi suốt ngày suốt đêm như vậy sẽảnh hưởng đến học hành đấy”. Các bà mẹ thường có khuynh hướng dùng những lời thuyết giáo có hàm ý bực bội hoặc dài dòng để kiểm soát con trai, trong khi con trai lại thường cần nhiều không gian độc lập của riêng mình hơn con gái để thử nghiệm, chứng tỏ bản thân, nếu quản giáo quá nhiều sẽ khiến chúng cảm thấy mình không được tin tưởng. Những lời nhắc nhở, phàn nàn này nếu nói quá nhiều sẽ khiến trẻ chống đối, trừng phạt người mẹ bằng cách nghiện chơi game. Dùng cách nổi loạn để bảo vệ sự độc lập của mình, cuối cùng thiết lập mối quan hệ thân mật mang tính trưởng thành với cha mẹ.

Chính vì vậy, đôi khi vấn đề xuất hiện không nhất thiết là điều xấu đối với mối quan hệ trong gia đình, có thể trẻ thông qua các hành vi này một cách vô thức để gợi mở ra mô hình hành vi mới giữa các thành viên trong gia đình, tái tạo lại mô hình có lợi cho sự

trưởng thành của mỗi cá nhân trong gia đình. Thông thường, những đứa trẻ có mối xung đột càng lớn với cha mẹ thì lại càng dựa dẫm vào

cha mẹ về tâm lý. Những bậc cha mẹ thông minh sẽ cho phép con trẻ

đồng thời xuất hiện hai tâm lý chống đối và dựa dẫm, cho trẻ một không gian độc lập. Chỉ cần thế giới mà trẻ khám phá, xây dựng vẫn an toàn, không khác biệt nhiều so với giá trị quan, tín ngưỡng của cha mẹ thì không nên can thiệp quá nhiều. Thế giới của chúng ta và thế giới của trẻ không thể giống nhau hoàn toàn, hãy để trẻ được làm chính mình. Có thể đến khi trưởng thành thực sự, trẻ lại trở

thành chính bạn.

Thay đổi mô hình quan hệ

Hiện nay việc cha mẹ quá coi trọng thành tích học tập và coi nhẹ

các nhu cầu tâm lý khác của trẻ là nguyên nhân xung đột giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến các vấn đề trong hành vi của trẻ. Hầu hết, các bậc phụ huynh bề ngoài thì mong muốn trẻ ngày càng chín chắn, trưởng thành hơn, nhưng trong lòng lại muốn trẻ suốt đời đều ngoan ngoãn nghe lời. “Con phải nghe lời nhé, chịu khó học hành”, “Ngoan nhé, đừng mải chơi”, “Nhớ nhé, tan học phải về nhà đúng giờ”... Khó có thể tưởng tượng, một người đến già chỉ biết ngoan ngoãn nghe lời sẽ phát triển như thế nào?

Hãy thử xem, người mẹ từ bỏ tình yêu “mang tính kiểm soát”, cố gắng dùng các câu từ mang tính chất bàn bạc, thương lượng để

chuyện trò với con trai, người cha chịu khó cùng con tham gia một số hoạt động mà con có hứng thú, hai vợ chồng không trách móc, đổ lỗi cho nhau trước mặt con; cha mẹ - đặc biệt là người cha - phải giữ bình tĩnh trong thái độ; khi chuyện trò với con cần tôn trọng con, kể cả khi quan điểm hai bên bất đồng, cũng không nên để xảy ra xung đột; ngay cả khi con làm những chuyện khiến cha mẹ giận dữ, cũng phải kiềm chế cơn giận của mình. Giận dữ là một tâm trạng rất phức tạp, các cảm giác thất vọng, buồn lòng, bị từ chối hoặc ngượng ngùng đều có thể gây ra cơn giận, tâm trạng này liên quan đến cơ thể, suy nghĩ và ý chí của con người. Chính vì vậy, trong lúc giận dữ, bạn có thể kiềm chế bản thân để xem xét lại nguyên nhân khiến mình giận dữ, bày tỏ sự thất vọng, buồn lòng hoặc ngượng ngùng của mình, cố gắng dùng các câu trần thuật chứ

quyết được vấn đề gì mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Bạn không nên nói một cách cứng nhắc rằng: “Nào, chúng ta nói chuyện nhé", mà hãy nói: “Mẹ không muốn bị tách khỏi cuộc sống của con nên rất mong thỉnh thoảng mẹ con mình lại có vài phút để chuyện trò, tâm sự, để mẹ biết con có vấn đề gì khó khăn cần sự giúp đỡ của mẹ”. Nếu trẻ chống đối cũng không sao, cha mẹ kiên trì, trẻ sẽ không cảm thấy khó chịu vì phương thức này và dần dần sẽ mở lòng với cha mẹ.

Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích trẻ đưa bạn về nhà chơi. Như

thế cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các hoạt động của con trẻ, tìm hiểu cách chơi với bạn của con, tôn trọng bạn bè của con, bạn bè của con cũng sẽ có lời nhận xét tốt về cha mẹ trước mặt trẻ, điều này cũng giúp ích cho việc cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Sau khi đã thay đổi mối quan hệ, có thể vấn đề của trẻ cũng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.

Bạn hãy tin rằng tình yêu sẽ tạo ra phép màu!

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)