thế sự quyền uy và nghiêm khắc
Con trai tôi chỉ một tháng nữa là tròn 3 tuổi, hiện tại khi nói chuyện với cha mẹ lúc nào con cũng cho thêm từ “không”, rất
ngang ngạnh, còn nắm chặt bàn tay thành nắm đấm, thể hiện rõ tính bạo lực. Có lúc nếu không thuyết phục nổi, có khi cu cậu còn xông đến đánh cả cha mẹ. Liệu có phải bản tính của con rất nổi loạn không? Nghe nói con trẻ nổi loạn trong độ tuổi dậy thì, vậy mà con mới 3 tuổi đã có tình trạng thích chống đối. Xin hỏi chị làm thế nào để có thể cùng con trải qua giai đoạn này một cách bình an?
Nguyện vọng của con trẻ xung đột với suy nghĩ của người lớn
Đọc những gì bạn miêu tả mà tôi phải bật cười. Chắn chắn cậu bé “hung hăng” này có một thế giới tình cảm rất phong phú và nguồn năng lượng trong nội tâm cũng rất dồi dào! Nếu đọc hiểu được thì mẹ sẽ không giận con nữa. Vì thấu hiểu nên cảm thông, vì cảm thông nên sẽ yêu. Đây là bài học bắt buộc của các bậc phụ
huynh chúng ta.
Trong quá trình trưởng thành của trẻ có một số giai đoạn then chốt, nhưng tôi không cho rằng nhất thiết phải có sự xuất hiện
của thời kỳ nổi loạn và chống đối. “Chống đối” là từ dùng để chỉ
hành vi của con trẻ sau khi nảy sinh xung đột với cha mẹ. Nếu không có sự xung đột thì làm sao có chống đối và nổi loạn? Không phải con trẻ sai, cũng không phải chúng ta đã làm sai, mà là vì phương thức tư duy của chúng ta và con trẻ không giống nhau, khiến hai bên không hiểu nhau. Dù sao con trẻ vẫn còn rất nhỏ, con trẻ không biết cách bày tỏ rõ ràng suy nghĩ và tình cảm của mình, vậy chỉ còn cách là cha mẹ khiêm tốn bước vào thế giới của trẻ để học hỏi, cố gắng thấu hiểu trẻ để tâm hồn trẻ hấp thu được nhiều cái có ích cho sự trưởng thành và sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ lại thường đặt mình ở vị trí quyền uy, cho rằng con trẻ buộc phải tuân thủ quy tắc của thế giới người lớn, và thế là, khi đã có được năng lực hành vi và ý thức tự chủ nhất định, trẻ muốn thoát khỏi sự
trói buộc của các “quy tắc” đó, nói “không” cũng là điều hết sức bình thường.
Đặc điểm của trẻ lên ba là tự cảm thấy mình đã là người lớn, có thể tự đi, tự nhảy, có thể sờ mó những cái trẻ thích, thích bắt chước người lớn quét nhà, giặt quần áo, rót nước... Nhưng người lớn lại nghĩ trẻ còn quá nhỏ, sợ rằng một số thứ sẽ bị trẻ làm vỡ hoặc phá hỏng, sợ trẻ không được an toàn, vì thế đã ngăn cản và cấm đoán trẻ. Người lớn dùng thế mạnh của họ, lấy lý do yêu con để kiểm soát môi trường trưởng thành của con, ép con thích nghi với trật tự môi trường mà người lớn tạo dựng nên bằng phương thức tư duy của
mình. Và thế là, nguyện vọng của con liền xung đột với suy nghĩ của người lớn. Kết quả của sự xung đột này thường là, người lớn cho
rằng trẻ “không nghe lời”, “nổi loạn”. Nhưng trên thực tế, đây chính là nguyện vọng “làm việc” của trẻ, người lớn không thể lý giải tầm quan trọng của “công việc” này đối với trẻ, nên đã dùng lối tư duy của người lớn để “kiểm soát” trẻ.
Đằng sau sự nổi cáu, kháng cự, ngang ngạnh của con trẻ là một tâm hồn bị kiềm chế. Lúc này, cha mẹ giận dữ với trẻ, giảng giải lý lẽ cho trẻ, thậm chí giáo huấn nghiêm khắc với trẻ, sẽ khiến tâm hồn trẻ xa cách chúng ta, thậm chí còn để lại vết thương tâm lý cho trẻ trong những năm đầu đời. Theo sự phân tích của các chuyên gia thần kinh, ở độ tuổi từ 1 đến 3, nếu những trạng thái bình thường của trẻ như phẫn nộ, buồn bã, phá phách, xả giận... bị cha mẹ kìm
hãm quá mức, lớn lên, tính cách của trẻ sẽ dễ trở nên khép kín, trầm lắng. Vì vậy, nếu yêu con thực sự thì cần thay đổi sự định hướng và kiềm chế không khoa học, thích gì làm nấy của người lớn chúng ta đối với con trẻ, dùng sự khiêm nhường và bao dung thay thế sự
quyền uy và nghiêm khắc, để thế giới nội tâm của mình có một sự
thay đổi căn bản, đứng trên góc độ của trẻ thấu hiểu thế giới con trẻ, thấu hiểu đặc điểm tâm lý ẩn sau hành vi của trẻ.
Định hướng và giải quyết một cách bình tĩnh, hợp lý
Dĩ nhiên, đối với những thái độ quá khích của trẻ như chửi bậy, đánh bạn, vẫn cần có cách giải quyết hợp lý. Không nên mắng mỏ, ngăn cản, quát mắng khiến con trẻ nhớ lâu hơn, khiến chúng cho rằng đây là biện pháp tốt để thu hút sự chú ý của người lớn, bắt ép họ phải làm theo ý mình. Bạn nên xử lý một cách bình tĩnh, khi trẻ
nói bậy không nên đếm xỉa đến trẻ, cho đến khi trẻ không nói nữa thì thôi; một cách làm khác là nhanh chóng đánh lạc hướng trẻ, để trẻ
bị phân tán sự chú ý, không tập trung vào vấn đề đó nữa.
Đối với những trẻ chưa đầy 3 tuổi thì việc giảng giải lý lẽ khá khó khăn, vì chúng chưa hình thành sự nhận thức lý trí đối với sự vật bên ngoài mà chủ yếu là dựa vào cảm giác của cá nhân để hành xử một cách vô thức. Không nên nói “Bé ngoan không nên nói bậy, như thế là rất xấu”, làm vậy sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn. Bạn có thể nói hành vi nào là hành vi tốt, định hướng như vậy sẽ hiệu quả hơn.