Vì sao con chán học?

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 155 - 158)

Con tôi đang học cấp ba, không thi vào được trường công lập nên học trường dân lập. Tuy nhiên trong giờ học, con nghe giảng mà không hiểu bài, đọc sách lại thấy đau đầu, bài kiểm tra gần như nộp giấy trắng, không muốn đi học, tôi vô cùng sốt ruột. Xin hỏi chị có biện pháp nào để cải thiện tình hình này không?

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chán học

Tôi không biết tình hình học tập của con bạn giai đoạn tiểu học, cấp hai như thế nào, lên cấp ba, tôi nghĩ tình trạng này không phải mới xảy ra một thời gian ngắn, chắc chắn là có nguyên nhân khá phức tạp, e rằng không thể chỉ dựa vào kỹ xảo là có thể uốn nắn ngay lập tức. Chính vì vậy, tôi nghĩ vợ chồng bạn không nên nổi cáu, rầu rĩ, càng không nên trút bực lên đầu con. Vì cách giải quyết vấn đề này không những không hiệu quả, mà còn làm sự việc trầm trọng thêm.

Hiện nay, tình trạng trẻ chán học khá phổ biến. Chúng tôi đã từng tổ chức một cuộc điều tra và thấy tỉ lệ trẻ chán học ở học sinh cấp hai lên tới trên 75%. Không chỉ những em có thành tích học tập kém chán học, mà thậm chí những em có thành tích ở tốp đầu trong lớp cũng bắt đầu chán học. Tại sao khi chưa bước chân vào cổng trường, trẻ đều khát khao được học tập trong đó, suốt ngày quấn chân cha mẹ đòi mua cặp sách, bút chì, nhưng đến khi thực sự

bước chân vào đó (gồm cả trường mầm non), trẻ lại trở nên chán học? Đây không phải là vấn đề của một đứa trẻ, cũng không phải vấn đề của một gia đình. Nó liên quan đến việc nền giáo dục của chúng ta sẽ đào tạo ra thế hệ như thế nào cho tương lai của nước nhà, liên quan đến niềm hạnh phúc, niềm vui của cuộc đời mỗi đứa trẻ, rất đáng để những người làm công tác giáo dục như chúng ta phải suy nghĩ.

Chế độ giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay luôn chạy theo thành tích. Cha mẹ, thầy cô, và cả bản thân con em chúng ta đều coi điểm thi là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự giỏi kém của học sinh. Dĩ nhiên, thi cử là một hình thức kiểm tra quan trọng, nhưng nó

không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Nếu chỉ đơn thuần nhấn mạnh điểm số mà coi nhẹ quá trình học tập, thì việc học sẽ biến thành một sức ép và gánh nặng. Khi không thể chịu được sức ép và gánh nặng đó, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý chán học thậm chí xuất hiện hành vi né tránh.

Ngay từ ngày mới chào đời, trẻ đã rất tò mò và muốn khám phá thế giới này, đây là nguồn động lực nguyên thủy để chúng ta đọc sách, học tập, là gốc rễ của niềm hứng thú. Khi trí tò mò và óc khám phá này bị mất đi vì một nguyên nhân nào đó, việc học tập của trẻ sẽ

trở nên bị động. Cho dù là sự kỳ vọng của cha mẹ hay sự nghiêm khắc của thầy cô, những quy tắc và sự trói buộc bên ngoài đều rất khó có thể gợi lại nguồn động lực nguyên thủy nhiệt tình với việc học của trẻ. Sự khác biệt giữa động lực “bắt con làm” và “con muốn làm” là rất lớn.

Chính vì vậy, tôi nghĩ trước hết bạn hãy thử tìm hiểu nguyên nhân khiến con chán học, tìm hiểu suy nghĩ chân thực và khó khăn của trẻ, sau đó mới có thể giúp trẻ phục hồi nguồn động lực nguyên thủy đối với học tập. Học là một công việc vất vả, tuy nhiên đối với những đứa trẻ có trí tò mò và óc khám phá mạnh mẽ thì công việc vất vả này vẫn là một niềm vui. Giống như việc muốn để cỗ máy chạy thì trước hết bạn phải giải quyết vấn đề trục trặc trong động cơ thì mới có thể giải quyết vấn đề một cách căn bản.

Trẻ chán học thường có mấy nguyên nhân:

Một là, trẻ bị hổng kiến thức, trẻ không thể hiểu nội dung bài giảng trên lớp, lúc này nếu không kịp thời bổ sung kiến thức “vá” lỗ

hổng cho trẻ, trẻ sẽ ngày càng đuối hơn, cuối cùng, trẻ đành phải bỏ

cuộc. Cha mẹ, thầy cô cần kiên nhẫn phân tích nguyên nhân khiến trẻ hổng kiến thức, do trẻ không biết cách nghe giảng trên lớp hay khả năng lý giải của trẻ không theo kịp với tiến độ bài giảng của thầy cô? Hoặc là trẻ lười nhác, sợ mệt? Nguyên nhân khác nhau, phương pháp giải quyết cũng sẽ khác nhau. Nhưng điều căn bản nhất vẫn là kích thích động lực học tập ở trẻ.

Hai là, sự cám dỗ từ bên ngoài, như sự ảnh hưởng của các điểm vui chơi ngoài trường, nghiện game online... Điều này đòi hỏi cha mẹ

càng phải quan tâm hơn đến thế giới tinh thần của trẻ, thu hút trẻ

quay về với việc học kiến thức.

Ba là, cha mẹ yêu cầu quá cao, bình thường chỉ quan tâm đến điểm số mà coi nhẹ quá trình học của con, bắt ép trẻ học quá đà, khiến trẻ cảm thấy không đạt được mục tiêu, đành phải bỏ cuộc.

Bốn là, trường học tồn tại sự cạnh tranh nặng nề bất hợp lý, khiến sức ép trong việc học hành của trẻ quá lớn, cuối cùng đành phải bỏ cuộc.

Năm là, khả năng trí tuệ của trẻ thực sự không thể hoàn thành chương trình học bình thường ở trường. Bạn hãy thử tìm thế mạnh khác ở trẻ, ví dụ tài năng thể thao, nghệ thuật, giao tiếp. Tôi tin

rằng sẽ có một kỹ năng trẻ có năng khiếu nhất, lấy điểm mạnh bù cho điểm yếu, ít nhất sẽ không khiến trẻ mất đi sự tự tin của

mình trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Tôi nghĩ có thể

điều này sẽ có sự ảnh hưởng quan trọng, lâu dài hơn đối với cuộc đời trẻ so với việc học kiến thức của trẻ.

Đương nhiên, còn có các nguyên nhân khác nữa, vì môi trường sinh hoạt, học tập của mỗi đứa trẻ là khác nhau, trạng thái tâm lý không giống nhau, cùng một nguyên nhân nhưng độảnh hưởng ở

mỗi đứa trẻ cũng không giống nhau, chính vì thế không thể khái quát được hết, những nhân tố khá phổ biến này chỉ để bạn tham khảo, phân tích nguyên nhân chán học của con.

Nhiều con đường để dẫn tới thành Rome

Khi trẻ mới bước vào tiểu học, cha mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ

niềm hứng thú, sở thích trên nhiều phương diện để giảm bớt sức ép trong việc học hành cho trẻ. Đồng thời, cần rèn cho trẻ thói quen học tập tốt. Khi đưa ra yêu cầu cho trẻ hoặc cùng trẻ đề ra mục tiêu học tập, cần nắm bắt năng lực của trẻ, không nên gây sức ép quá lớn mà cần khích lệ, giúp đỡ trẻ nhiều hơn, hạn chế trách mắng, phàn nàn. Như thế, nguồn động lực nguyên thủy ham hiểu

biết, khám phá của trẻ sẽ không bị tổn thương, và dĩ nhiên cũng sẽ

không xuất hiện hiện tượng chán học.

Khi trẻ gặp vấn đề gì đó, đương nhiên các bậc phụ huynh đều lo lắng, song song với việc tìm kiếm biện pháp tích cực giúp trẻ giải quyết vấn đề, chúng ta cũng phải tin rằng, con người ai cũng có con đường đi riêng của mình, bài thi nộp giấy trắng không có nghĩa là không còn đường sống. Bạn không nên nghĩ rằng điều tôi nói là lời an ủi sáo rỗng, với tư cách là một người làm công tác giáo dục, tôi biết rất rõ thực ra mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng của riêng mình, chỉ có điều ngành giáo dục của chúng ta tạm thời chưa thể khai thác hết tiềm năng của mỗi đứa trẻ, mà dùng điểm số là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của trẻ.

Tôi có quen một người bạn, anh phát hiện ra con trai mình thực sự

không có hứng thú với các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học, nhưng lại rất khéo léo trong việc chế tạo đồ dùng, và thế là anh đã

quyết định thay đổi mục tiêu vào đại học của con, gạt bỏ mọi sức ép từ phía gia đình, bạn bè, đưa con đến học ở một trường điểm dạy nghề ở tỉnh khác. Mấy năm sau, con anh đã là một kỹ sư cao cấp của một doanh nghiệp lớn, lương hơn 100.000 tệ một năm, thu nhập và niềm vui của cậu bé vì được làm công việc mình yêu thích không hề kém với những người bạn học đại học hay nghiên cứu sinh của cậu.

Bạn có thấy không, chỉ cần chịu khó, nỗ lực, có rất nhiều con đường dẫn đến thành Rome! Bạn cũng nên khích lệ con như vậy. Lòng tin đối với cuộc sống tương lai cũng là nguồn động lực nguyên thủy giúp con nỗ lực đó bạn!

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)